Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Sông núi nước Nam. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết : Văn bản : SÔNG NÚI NƯỚC NAM (Nam quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt ?) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức - Nắm được biết bước đầu về thơ trung đạ và những đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. - Biết được chủ quyền về lãnh thổ đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược. - Cảm nhận được tinh thần, khí phách của dân tộc qua bản dịch bài thơ chữ Hán Nam quốc sơn hà. 2. Kĩ năng - Nhận biết được thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Đọc- hiểu và phân tích được thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt. 3. Thái độ - Giáo dục lòng yêu nước và ý thức độc lập dân tộc cho học sinh. - Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: Yêu đất nước gắn liền với hành động thiết thực để bảo vệ giang sơn, bờ cõi; Tự hào và phát huy truyền thống của dân tộc. Liên hệ với nội dung bản "Tuyên ngôn độc lập" của Bác. - Tích hợp giáo dục biển đảo: Tinh thần bất khuất kiên cường của ngư dân và toàn dân tộc trước sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan 981... 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ; năng lực viết sáng tạo; năng lực giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực. - Năng lực chuyên biệt: Nhận thức, lắng nghe tích cực, giao tiếp, tìm kiếm và xử lý thông tin, hợp tác, rèn luyện sự tự tin, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề, thương lượng, ra quyết định. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp: Đọc diễn cảm, giới thiệu, phân tích, bình giảng, đàm thoại, gợi mở. III. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. 2. Chuẩn bị của Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - GV nêu câu hởi: Đọc thuộc một bài ca dao em thích nhất và nêu cảm nhận của em? - HS lên bảng trả bài: * Gợi ý: - HS đọc thuộc, diễn cảm bài ca dao đã chọn (5đ). - Nêu được những cảm nhận về nghệ thuật và nội dung của bài ca dao đó (5đ). 3. Bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề... - GV dẫn dắt vào bài: Quan sát các bức tranh sau và xác định nội dung bức tranh thuộc văn bản nào em đã học? + GV đặt câu hỏi: Các văn bản đó thuộc thời kì văn học nào? + HS: Văn bản: Mẹ hiền dạy con, Thày thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, Con hổ có nghĩa -> văn học trung đại. -> GV dẫn dắt: Năm lớp 6 các em đã học cụm truyện trung đại viết bằng chữ Hán. Lên lớp 7 chúng ta văn học thời kì này với chủ đề: Thơ trung đại chữ Hán Việt Nam. Ở tiết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu Văn bản Sông núi nước Nam.... HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: tổ chức hoạt động đọc hiểu văn bản (cá nhân, nhóm, lớp) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm. * Bước 1: Yêu cầu HS quan sát chú thích SGK Tr.63 - GV yêu cầu: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và bài thơ "Nam quốc sơn Hà"? - HS đọc SGK và trả lời, GV chuẩn KT +Tác giả chưa rõ. + Sau này có nhiều sách ghi là Lí Thường Kiệt, gắn với chiến thắng chống quân Tống xâm lược ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. (Bổ sung: Tác giả, nguồn gốc ra đời của bài thơ vẫn chưa rõ ràng chờ đợi kết quả nghiên cứu mới. Giới thiệu cuốn Danh nhân lịch sử Việt Nam một số hình ảnh về Lý Thường Kiệt.) *Bước 2: GV đặt câu hỏi: Em hiểu gì về thơ Trung đại? - HS Trả lời theo chú thích /63 và Gạch chân những ý cơ bản. + Viết bằng chữ Hán. + Có nhiều thể. + Ngữ văn 7 có 8 tác phẩm thơ trung đại. - GV Giới thiệu một số tác phẩm: Đây là bài thơ đầu trong số 8 tác phẩm thơ trung đại sẽ học. + Đây là bài thơ ra đời trong giai đoạn lịch sử dân tộc đã thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm của phong kiến phương Bắc, đang trên đường vừa bảo vệ vừa củng cố xây dựng một quốc gia tự chủ rất mực hào hùng, đặc biệt là trong trường hợp có ngoại xâm. Hai bài thơ có chủ đề mang tinh thần chung của thời đại được viết bằng chữ Hán. Là người Việt Nam có ít nhiều học vấn, không thể không biết đến bài thơ này. + Bài thơ từng được gọi là bài thơ "Thần" (Do thần sáng tác). Đây là một cách thần linh hoá tác phẩm văn học với mục đích nêu cao ý nghĩa thiêng liêng của nó. * Bước 3: GV đặt câu hỏi: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: + Được viết trong không khí hào hùng của thời Lý - Trần. + Tác phẩm được coi như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc với nghĩa rộng xuất phát từ nội dung tư tưởng của bài thơ. I. Giới thiệu chung 1. Tác giả - Chưa rõ. - Sau này nhiều sách ghi là Lý Thường Kiệt (danh tướng thời Lí). 2. Tác phẩm - Nguyên tác chữ Hán. - Ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống - Thời Lí. - Viết để khích lệ, động viên tướng sĩ quyết chiến quyết thắng giặc Tống xâm lược. - Được coi là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản *Bước 1: Hướng dẫn hs đọc: giọng chậm, chắc khoẻ, hào hùng, đanh thép, hứng khởi... - HS Đọc, GV nhận xét, tự cho điểm. - GV Cho HS nghe đoạn đọc thơ của nghệ sĩ.. - GV Yêu cầu HS giải nghĩa một số từ khó trong Sgk/64. - GV đặt câu hỏi: Em hiểu ntn về từ "vua Nam" và "sách trời" trong phần dịch thơ đã viết ? - HS Giải thích theo chú thích /64. - GV tiếp tục đặt câu hỏi: Căn cứ vào chú thích SGK, em hãy nhận dạng thể thơ? Đặc điểm? - HS suy nghĩ tả lời, GV chuẩn KT: Dựa vào chú thích nhận dạng thể thơ trên các phương diện: số câu chữ, cách hiệp vần *Bước 2: GV Nêu vấn đề: Bài thơ từng được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc. - GV nếu câu hỏi: Vậy tuyên ngôn độc lập là gì? - HS suy nghĩ trả lời, Gv chuẩn KT: Lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước. (GV Giải thích: Tuyên ngôn độc lập xảy ra sau quá trình giành độc lập từ một nước khác đến nắm quyền thống trị nước mình. Tuyên ngôn độc lập chỉ xảy ra khi một nước nắm quyền thống trị không đủ khả năng thống trị nữa, phải trả lại cho tộc người vốn là chủ nhân của nó đã bị tước quyền độc lập.) *Bước 3: GV đặt câu hỏi: Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ là gì? Bố cục như thế nào? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được xâm phạm, nếu xâm phạm phải chuốc lấy thất bại. Đã nói đến thơ phải có biểu ý và biểu cảm. - GV hởi tiếp: Vậy bài thơ đã có hình thức biểu ý và biểu cảm như thế nào? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Thiên về biểu ý (nghị luận, trình bày ý kiến) bởi bài thơ đã trực tiếp nêu rõ ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống ngoại xâm nhưng vẫn có cách biểu cảm riêng. ở đây cảm xúc, thái độ mãnh liệt, sắt đá đã tồn tại bằng cách ẩn vào bên trong ý tưởng). - GV Cho HS quan sát tranh về hai văn bản : Bản chữ Hán Bản dịch II. Đọc hiểu văn bản 1. Đọc - hiểu chú thích 2. Kết cấu – bố cục - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt (4 câu,7 chữ). + 4 câu mỗi câu 7 chữ + Hiệp vần cuối câu 1,2,4 hoặc 2,4. - Nhịp: 4/3 - Bố cục: chặt chẽ, rõ ràng, lô gic. Gồm 2 phần: + Hai câu đầu: Tuyên bố chủ quyền. + Hai câu cuối: Khẳng định chiến thắng. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích bài thơ. *Bước 1: 2 câu thơ đầu - GV yêu cầu: Đọc hai câu thơ đầu và nêu cách hiểu của em.(nghĩa hai câu thơ dịch, giọng điệu) - Hs suy nghĩ tả lời, GV chuẩn KT: Khẳng định chủ quyền, độc lập của đất nước. - GV đặt câu hỏi: Lời tuyên bố về chủ quyền được thể hiện qua những từ ngữ nào ? ? Em hiểu “sông núi nước Nam” trong lời thơ này theo cách nào dưới đây ? a. là những dòng sông, dãy núi Việt Nam. b. là giang sơn, đất nước Việt Nam, lãnh thổ của người Việt Nam. - HS Đưa ra lựa chọn và lí giải. - GV hỏi tiếp: Trong hai câu đầu tiên theo em có những chữ nào là quan trọng nhất? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Hai câu vang lên hùng hồn, chắc nịch, trang trọng và đầy tự hào nhưng có 4 chữ mang nhiều ý nghĩa mới mẻ, sâu sắc: Nam, quốc, đế, cư). - GV yêu cầu: Dựa vào chú thích 1 trong sgk em hãy làm rõ nghĩa chữ “đế” trong Nam đế? - HS dựa vaog SGK trả lời, GV chuẩn KT: Đế là vua. (GV Bổ sung : Tích hợp kiến thức lịch sử : Đế là vua ( nước lớn), vương cũng là vua (nước chư hầu). Nhưng đế được coi lớn hơn vương. Vậy chữ đế trong lời thơ này có ý tôn vinh vua nước Nam sánh ngang với các hoàng đế Trung Hoa.) - GV yêu cầu: Từ đó em hãy cho biết lời thơ: Nam đế cư có ý xác định nơi ở của vua nước Nam hay nơi thuộc chủ quyền của nước Nam? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Cả hai. (GV Bình : Một chân lý hiển nhiên và thiêng liêng đã được khẳng định: Bắc có bắc đế thì Nam cũng có hoàng đế của mình. Chân lý này càng rõ ràng vững chắc hơn khi đã được ghi chép và phân định tại thiên thư, ở sách của trời.) - GV hỏi tiếp: Chân lí về chủ quyền của nước Việt Nam đã được ghi ở sách trời, điều đó có ý nghĩa gì ? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Tạo hoá đã định sẵn nước Việt Nam là của người Việt Nam. - GV hỏi: Em có nhận xét gì về âm điệu của những lời thơ trên? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Hào hùng, đanh thép. - GV hỏi tiếp: Âm điệu đó có tác dụng gì trong việc diễn tả tư tưởng, cảm xúc về chủ quyền đất nước? ( GV Bình giảng : Tác giả khẳng định núi sông nước Nam là đất nước ta, bờ cõi của ta – một nước có chủ quyền do Nam Đế trị vì. Nam Đế tượng trưng cho quyền lực và quyền lợi của nhân dân ta, một dân tộc có nền văn hiến rực rỡ, lâu đời, 1 quốc gia có nền độc lập bền vững. Chân lí ấy thành sự thật hiển nhiên trong thực tế, nhưng càng rõ ràng, vững chắc hơn khi sách trời công nhận -> hợp đạo trời đất, hợp lòng người, đó là chân lí bất di bất dịch. - Liên hệ với "Tuyên ngôn độc lập" của Bác Hồ: khẳng định chủ quyền, độc lập của dân tộc) * Bước 2: Câu thơ 3-4 - GV hỏi: Câu 3, 4 được dịch nghĩa như thế nào? Hãy diễn lại bằng lời văn ý hai câu thơ đó và nhận xét về giọng điệu của lời thơ? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: + Câu 3: hướng về lũ giặc bạo tàn (nghịch lỗ) xâm lược, cướp phá Đại Việt. + Câu 4: lời cảnh báo, đe doạ, thách thức, khẳng định sự thất bại thảm hại của lũ giặc nếu chúng cố tình xâm lược nước ta. - GV hỏi tiếp: Thực chất câu hỏi "Như hà.... xâm phạm" đã lột trần bản chất của lũ giặc xâm lược như thế nào? - HS trả lời, GV chuẩn KT: Bản chất phi nghĩa, vô đạo lí của bọn phong kiến phương Bắc đã bao đời cậy thế mạnh, cậy lớn làm càn. - GV đặt câu hỏi: Từ đó nội dung nào của tuyên ngôn được bộc lộ và phản ánh? - HS tự Bộc lộ. (GV Bình : Lời cảnh báo đanh thép, kiên quyết không phải lời đe doạ suông mà tựa chắc trên cơ sở bao lần chiến thắng giặc phương Bắc từ đầu Công nguyên đến lúc bấy giờ. Đó chính là lời tiên tri chắc nịch thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng để giữ vững nền độc lập tự do, tự chủ của Đại Việt mà bao đời nay, bao thế hệ người Việt đã đổ xương máu, hi sinh mới giành được.) - GV yêu cầu: Dựa trên cơ sở nào để tác giả khẳng định điều đó? (Tích hợp lịch sử) - HS tự liên hệ, GV chuẩn KT: Liên hệ tới: cuộc kháng chiến chống Hán, Đường trong lịch sử dân tộc. - GV tiếp tục hỏi: Từ việc phân tích cách biểu ý trong bài thơ, em cảm nhận được thái độ, tình cảm nào của tác giả bài viết? HS trả lời, GV chuẩn KT: Lòng tự hào, niềm tin về chủ quyền, tinh thần độc lập, ý chí tự cường, niềm tin chiến thắng ở sức mạnh chính nghĩa. - GV hỏi: Vì sao có thể ví bài thơ như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam và được coi như bài thơ thần? - HS trả lời, GV chuẩn KT: Bởi vì đó là sự khẳng định vững chắc quyền tồn tại độc lập và bình đẳng của non sông nam quốc. Đó cũng là quyết tâm sắt đá của vua tôi Đại Việt nhất định sẽ đập tan mọi âm mưu và hành động liều lĩnh, ngông cuồng của bất cứ bọn xâm lược nào dù chúng mạnh và nham hiểm đến đâu. - GV liên hệ: Trong lịch sử dân tộc ta, ngoài Sông núi nước Nam em còn biết những văn bản nào được coi là tuyên ngôn độc lập của nước ta? - HS trả lời, GV chuẩn: + Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi thế kỉ XV. + Tuyên ngôn độc lập - Hồ chí Minh giữa thế kỉ XX. ( GV Liên hệ tư tưởng yêu nước, tự hào dân tộc, ý chí quyết tâm bảo vệ tổ quốc, độc lập ...của Chủ tịch Hồ Chí Minh. -> Bình: Thật có ló khi ví bài thơ thần như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Đó là tiếng nói yêu nước, niềm tin vững chắc ở quyền tồn tại độc lập, bình đẳng của non sông Đại Việt.) 3. Phân tích 3.1. Hai câu thơ đầu: - Đế: Dùng với ý tôn vinh vua nước Nam. - Bằng ngôn ngữ trang trọng, ý thơ đanh thép. => Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước: + Nước Nam là của người Nam -> Khẳng định ý thức độc lập, bình đẳng, tự cường ngang hàng, không phụ thuộc vào nước lớn. + Sự phân định địa phận, lãnh thổ đó được ghi ở "thiên thư"-> Chủ quyền lãnh thổ của dân tộc Việt Nam là một điều hiển nhiên, rõ ràng, không thể khác. Đó là chân lí hợp đạo trời, thuận lòng người. 3.2. Hai câu cuối - NT: một câu dùng để hỏi, một câu dùng để khẳng định - Thái độ rõ ràng, quyết liệt: coi kẻ xâm lược là " nghịch lỗ". - Cảnh báo, chỉ sự thất bại nhục nhã của quân xâm lược. g Khẳng định niềm tin, ý chí quyết tâm chiến thắng kẻ thù bảo vệ Tổ quốc ,bảo vệ độc lập dân tộc. Hoạt động 4: Tổng kết nội dung, nghệ thuật *Bước 1: GV yêu cầu: Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ? - HS Trình bày 1 phút. *Bước 2: GV đặt câu hỏi: Văn bản bồi dưỡng tình cảm nào trong em? - HS tự Bộc lộ. - GV yêu cầu: Em cảm nhận được gì sau khi học xong bài thơ "Nam quốc sơn hà"? ?Bài thơ có giá trị gì gắn với lịch sử của dân tộc? - HS tự bộc lộ - GV cho 1 HS Đọc ghi nhớ SGK – 65. 4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích. - Giọng thơ đanh thép, hùng hồn, dõng dạc. - Dồn nén xúc cảm trong hình thức thiên về nghị luận, trình bày ý kiến 4.2. Nội dung – ý nghĩa * Nội dung - Khẳng định chủ quyền lãnh thổ. - Ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập dân tộc. * Ý nghĩa văn bản - Bài thơ thể hiện niềm tin vàp sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta. - Bài thơ có thể xem là bản tuyên ngôn đầu tiên của đất nước ta. 4.3. Ghi nhớ (SGK - 65) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: Hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Thảo luận. GV tổ chức Thảo luận nhóm tổ - GV đặt câu hỏi: Nếu có bạn thắc mắc sao không nói là “Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “ Nam đế cư” (vua Nam ở) thì em sẽ giải thích thế nào? - HS thảo luận, cử đại diện trình bày, HS khác nhận xét. -> GV đưa ra đáp án: Ta nói Nam đế cư mà không nói là Nam nhân cư. Nam đế là vua nước Nam. Ở đây dùng chữ đế mà không dùng chữ nhân là để tỏ thái độ ngang hàng với nước Trung Hoa, vì ở Trung Hoa gọi vua là đế thì ở nước Nam ta cũng vậy. Trong quan hệ đương thời đế tượng trưng cho dân. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn - Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác * Phương pháp: giao việc GV cho HS làm một số câu hỏi trắc nghiệm để củng cố lại kiến thức Bài tập trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng. Bài 1:Bài Sông núi nước Nam thường được gọi là gì ? A. Hồi kèn xung trận. B. Khúc ca khải hoàn. C. Áng thiên cổ hùng văn. D. Bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên. Bài 2: Bài Sông núi nước Nam được làm theo thể thơ nào? A. Thất ngôn bát cú. B. Ngũ ngôn. C. Thất ngôn tứ tuyệt. D. Song thất lục bát. Bài 3.Bài thơ được ra đời trong cuộc kháng chiến nào? A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. B. Lí Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt. C. Trần Quang Khải chống giặc Mông - Nguyên ở bến Chương Dương. D. Quang Trung đại phá quân Thanh. Bài 4. Bài thơ đã nêu bật nội dung gì? A. Nước Nam là nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được. B. Nước Nam là một đất nước văn hiến. C. Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh. D. Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm. Bài 5.Tình cảm và thái độ của người viết thể hiện trong bài thơ là gì? A. Tự hào về chủ quyền của dân tộc. B. Khẳng định quyết tâm chiến đấu chống xâm lăng. C.Tin tưởng ở tương lai tươi sáng của đất nước. D. Gồm 2 ý A và B. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn. - Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. * Phương pháp: Dự án. GV YÊU CẦU: (1) Trên cơ sở đối chiếu bản dịch nghĩa và phần dịch từng chữ của nguyên văn với bản dịch thơ của Lê Thước và Nam Trân, thử tìm ra một vài chỗ mà em cho là chưa đạt, giải thích lí do. Giữa bản dịch này và bản dịch đọc thêm của Ngô Linh Ngọc, em thích bản dịch nào hơn? Vì sao? - HS trình bày. - GV gợi ý: + Chữ “dữ” chưa lột được tinh thần của chữ “nghịch”. “Dữ” chưa hẳn là trái lại với ý vua. + Chữ “xâm” chưa được dịch trong khi “xâm” quan trọng hơn “phạm”. + “Xâm phạm” là tội ác , còn đến đây hay đến đâu là thứ yếu, thêm nữa “đây” là không cần thiết. (2) Văn bản “ Sông núi nước Nam” bồi đắp tình cảm nào cho em ? hãy viết một đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của em khi học xong văn bản trên” 4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: * Đối với bài cũ - Thuộc lòng - đọc diễn cảm văn bản dịch thơ, phân tích bài thơ, thuộc ghi nhớ. - Nhớ được 8 yếu tố Hán Việt trong văn bản. * Đối với bài mới Chuẩn bị: Phò giá về kinh, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” và trả lời trước một số câu hỏi Đặc điểm của thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn tứ tuyệt ? Nhóm 1: ? Hiểu biết về tác giả Trần Quang Khải? ? Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Giống với bài nào đã học? Nhóm 2: ? Hiểu biết về tác giả Trần Quang Khải? ? Nội dung 2 câu đầu bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra tả cảnh gì? ở đâu? Nhóm 3: ? Hoàn cảnh ra đời của hai bài thơ có gì khác ? ? Hai câu cuối bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra tả những cảnh gì? Những cảnh ấy gợi cho người đọc ấn tượng, cảm giác gì?