Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Sống chết mặc bay. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Văn bản: SỐNG CHẾT MẶC BAY (Tiết 1) - Phạm Duy Tốn - A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn. - Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ. - Những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay - một trong những tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại. - Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lí. 2. Kĩ năng - Đọc - hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỉ XX. - Kể tóm tắt truyện. - Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập - tương phản và tăng cấp. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ. - Năng lực viết sáng tạo, năng lực cảm thụ văn chương. - Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin. - Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thâm về thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại trước nỗi khổ của nhân dân, từ đó xác định được lối sống trách nhiệm với người khác. 4. Thái độ - Thông cảm sâu sắc với cuộc sống khổ cực của người nông dân dưới chế độ cũ. - Căm ghét bọn quan lại của chế độ cũ vô trách nhiệm đã đẩy người nông dân vào cảnh màn trời chiếu đất. bản biểu cảm đạt hiệu quả cao. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. + Hình ảnh minh họa. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. + Sưu tầm các câu tục ngữ liên quan đến bài. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ - GV yêu cầu các tổ báo cáo kết quả chuẩn bị bài. - GV nhận xét thái độ chuẩn bị của học sinh, đánh giá cao học sinh. 3. Bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút - GV: Các câu ca dao sau cho em am hiểu gì về sự phân biệt giai cấp trong xã hội phong kiến Việt Nam xưa ? - Ếch kêu dưới vũng tre ngâm Êch kêu mặc ếch,tre dầm mặc tre. - Con ơi nhớ lấy câu này Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan. - Vạn Niên là Vạn Niên nào ? Thành xây xương lính,hào đào mấy dân. - HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung Những câu ca dao trên cho thấy sự khổ cực, lầm than, khổ sở của giai cấp bị trị nói chính xác hơn đó chính là câu ca dao than thân của những người dân nghèo khổ. Họ bị bóc lột một cách vô cùng nặng nề về của cải, vật chất lẫn tinh thần. Còn những người thuộc giai cấp thống trị thì thỏa sức vơ vét của cải của nhân dân, suốt ngày chỉ biết ăn chơi, xây thành, xây ốc mà không quan tâm đến nhân dân. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: GV giới thiệu cho HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. I. Giới thiệu chung G H ? Dựa vào phần chú thích * (SGK-), em hãy nêu những hiểu biết của mình về tác giả Phạm Duy Tốn? Trình bày. 1. Tác giả - Phạm Duy Tốn (1883-1924). - Là một trong những nhà văn mở đường cho nền văn xuôi quốc ngữ hiện đại Việt Nam. G * Bổ sung: Phạm Duy Tốn có quá trình hoạt động trong lĩnh vực văn học phong phú. Năm 1901 sau khi tốt nghiệp trường Thông ngôn, ông làm phiên dịch tại Toà thống sứ Bắc Kỳ. Được một thời gian xin thôi để viết báo. Ông từng cộng tác với nhiều tờ báo thời bấy giờ. Phạm Duy Tốn là người “Tây học” cho nên chịu ảnh hưởng ít nhiều đến xu hướng viết văn. Nhìn chung truyện ngắn của ông tố cáo một số cảnh bất công độc ác dưới chế độ thực dân nửa phong kiến: ở thành thị là đồng tiền và lối sống cá nhân tư sản, phá hoại hạnh phúc gia đình còn ở nông thôn là cuộc sống của người nông dân khốn khổ, bấp bênh vì lụt lội đói kém vì nạn quan tham coi rẻ mạng người. Tiêu biểu cho tinh thần tố cáo xã hội là truyện “Sống chết mặc bay”. Ông là một trong số những người có công đầu phát triển thể loại truyện ngắn và nền văn xuôi hiện đại nước ta. MC: Một số tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của ông. Tác phẩm chính: Bực mình (1914); Sống chết mặc bay (1918); Con ng¬ười Sở Khanh (1919); Nước đời lắm nỗi (1919). Ngoài ra ông còn soạn Tiếu lâm quảng ký (3 tập) với bút hiệu Thọ An. G H G G H ? Truyện được sáng tác trong khoảng thời gian nào? Nêu bối cảnh lịch sử nước ta lúc bấy giờ? Trình bày. * GV: Đầu thế kỉ XX chế độ thực dân phong kiến hết sức tàn bạo và đen tối, đời sống nhân dân lầm than, cực khổ, quan lại ăn chơi xa xỉ, chèn ép, bóc lột nhân dân . ? Sống chết mặc bay được đánh giá ntn trong sự nghiệp sáng tác của tác giả? Một trong những truyện ngắn thành công nhất của tác giả Phạm Duy Tốn, như Bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại việt Nam được viết đầu thế kỉ XX. Là truyện ngắn hiện đại đầu tiên được học trong chương trình Ngữ văn THCS. 2. Tác phẩm: - Được viết tháng 7/1918, đăng báo Nam Phong số 18 ( tháng 12-1918) - Là tác phẩm thành công nhất của tác giả. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản II. Đọc - hiểu văn bản G H G H G H G G H G H G H ? Hãy đề xuất cách đọc truyên? - Chú ý phân biệt các giọng đọc: + Giọng kể - tả của tác giả lúc gấp gáp sót thương, lúc mỉa mai châm biếm. + Giọng quan phụ mẫu luôn hách dịch, hống hách, nạt nộ. + Giọng sợ sệt, khúm lúm của thầy đề, dân phu. * GV đọc mẫu: Từ đầu -> hỏng mất/ 75 - HS đọc nối tiếp -> phúc tinh/ 77 - HS đọc tiếp -> Điếu, mày!/ 78 - HS đọc đến hết -> GV cùng HS nhận xét ? Yêu cầu HS kể tóm tắt văn bản theo ý chính ? - Nước lũ tràn về ngập sông Nhị Hà nguy cơ vỡ đê đang đến gần. Dân chúng hàng trăm con người đang vật lộn dưới mưa tầm tã để hộ đê, bảo vệ tính mạng, tài sản. - Trong lúc đó Quan phụ mẫu và bọn nha lệ có nhiệm vụ hộ đê đang vui cuộc tổ tôm trong đình. + Quan phụ mẫu uy nghi, chễm chệ, xung quanh có nhiều kẻ hầu, người hạ. + Quang cảnh trong đình tĩnh mịch, trang nghiêm, nhàn nhã đường bệ nguy nga, chứng tỏ một cuộc sống sang trọng cách biệt với cuộc sống lầm than cơ cực của nhân dân. + Quan có nhiệm vụ đi hộ đê mà không hề biết đến tình cảnh bi thảm của dân. - Đê vỡ , quan vẫn thờ ơ, lên giọng quát nạt và tiếp tục đánh đến lúc được ván ù to cũng là lúc đê vỡ và nhân dân rơi vào thảm họa. ? Hiểu gì về địa danh Nhị Hà? MC: lược đồ vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta, giới thiệu khúc sông Nhị Hà (Nhĩ Hà) - Sông Hồng ngày nay. MC: Bức tranh khúc đê sông hồng ? Nhứng người như thế nào được gọi là dân phu? Những người bị bắt đi làm những việc công ích trong xã hội cũ. ? Quan phụ mẫu là ai? Vì sao lại gọi như vậy? Cha mẹ của dân -> ý mỉa mai ? Em hiểu hộ đê nghĩa là gì? Bảo vệ đê. 1. Đọc - chú thích G H G H G G H G H G H G H ? Văn bản thuộc thể loại gì? Ngay từ đầu khi giới thiệu về tác phẩm chúng ta đã biết đây là truyện ngắn hiện đại. ? Ở lớp 6 các em đã được học một số truyện ngắn trung đại. Em hãy nhắc lại tên một số truyện ngắn đó? - Con hổ có nghĩa - Mẹ hiền dạy con - Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng ? Em nêu đặc điểm của truyện ngắn trung đại có gì đáng lưu ý? MC: - Chữ viết: chữ Hán - Cốt truyện: đơn giản, thường hư cấu - NV: Khắc học mờ nhạt, mang ý nghĩa giáo huấn - Nội dung tư tưởng: Bài học về đạo lý làm người ? Vậy truyện ngắn hiện đại khác truyện ngắn trung đại ở những điểm nào? MC - Viết bằng tiếng việt - Cốt truyện: phức tạp, dựa trên sự thật - Nhân vật: Khắc học rõ nét (ngoại hình, tính cách, hành động, lời nói...) - Nội dung tư tưởng : Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. -> Với Sống chết mặc bay nhà văn Phạm Duy Tốn sẽ làm nổi bật đặc điểm của truyện ngắn hiện đại. Vì vậy tác phẩm được coi là « Bông hoa đầu mùa » của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. ? Phương thức biểu đạt chính của văn bản? Ngoài ra tác giả còn kết hợp những PTBĐ nào? TS+ MT + BC + NL VB sinh động, hấp dẫn, có sức gợi tả, gợi cảm. ? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể đó? - Ngôi thứ 3 -> Sự việc khách quan, quan sát nhiều chiều, cảnh tượng sinh động... ? Theo em truyện có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? HS trả lời -> GV chốt MC - P1: Từ đầu -> hỏng mất: Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân - P2: Tiếp -> điếu, mày!: Cảnh quan lại, nha phủ đánh tổ tôm - P3: còn lại: Cảnh vỡ đê, nhân dân lâm vào cảnh thảm sầu. 2. Kết cấu, bố cục - Thể loại: Truyện ngắn hiện đại. - Phương thức biểu đạt: TS, miêu tả, biểu cảm và nghị luận. - Bố cục: 3 phần G H G H G H G G H ? Nhân vật trung tâm trong văn bản là ai ? Trọng tâm miêu tả nằm ở phần nào? VS ? - Nhân vật trung tâm: Quan phụ mẫu - Phần trọng tâm: Phần 2 của VB vì dung lượng dài nhất, tập trung miêu tả làm nổi bật nhân vật chính là quan phụ mẫu. Cho HS quan sát 2 bức tranh trong SGK. ( Dùng máy chiếu) ? Bức tranh minh hoạ cho những cảnh nào? - Bức tranh 1: Cảnh nhân dân chống lũ lụt - Bức tranh thứ 2: Cảnh Quan phụ mẫu đánh tổ tôm ? Hai bức tranh ấy tạo ra 2 cảnh tượng ntn? - Tạo ra 2 cảnh tượng tương phản nhau . Đó là những phép nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong văn bản. ? Thế nào là phép tương phản? Phát biểu ( câu hỏi 2 / SGK / 81) - Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích 3. Phân tích H G H G H G H G H G H G H G H| G H G H G H G H G H G G H G H G G H G H G Phân tích nội dung bức tranh 1 Quan sát đoạn văn đầu. ? Cảnh đê sắp vỡ được miêu tả trong khoảng thời gian và không gian như thế nào? ? Thời gian, không gian đó gợi cho em suy nghĩ gì? - Thời gian: 1 giờ đêm khuya khoắt, bình thường mọi người đã ngủ say. vậy mà dân phu đang hộ đê trong 1 khoảng thời gian dài. Trời mưa to không ngớt, nước sông dâng nhanh, sức nước mạnh, có nguy cơ làm đê vỡ -> tăng thêm sự căng thẳng mệt mỏi cao độ của mọi người. ? Em nhận xét về hoàn cảnh lúc này đối với người dân hộ đê? Càng trở nên khó khăn, nguy hiểm ? Trong hoàn cảnh đó khúc đê làng X được miêu tả như thế nào ? - Địa điểm: Khúc đê làng X thuộc phủ X núng thế, thẩm lậu, nguy cơ vỡ (khúc đê xung yếu nhất) ? Các chi tiết chứng tỏ khúc đê làng X đang trong tình thế ra sao ? - Tình thế nguy cấp, đe doạ tính mạng người dân. ? Tên sông được nói cụ thể (sông Nhị Hà) nhưng tên làng, tên phủ được ghi bằng ký hiệu (làng X thuộc phủ X). Điều đó thể hiện dụng ý gì của tác giả. - Tác giả muốn bạn đọc hiểu câu chuyện này không chỉ xảy ra ở một nơi mà có thể là phổ biến ở nhiều nơi trong nước ta. ? Trong tình thế nguy cấp của khúc đê, cảnh muôn dân hộ đê được tác giả miêu tả qua hình ảnh và âm thanh như thế nào ? MC: Chia bảng phụ - Hình ảnh hàng trăm nghìn người, kẻ thuổng, người cuốc, đội đất, vác tre, đắp, cừ, lướt thướt như chuột lột, mệt lử... - Âm thanh: trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau, bì bõm... ? Em có cảm nhận gì về không khí, công việc và tinh thần của con người hộ đê trong đoạn văn? - Không khí: nhốn nháo, căng thẳng - Công vịêc: nặng nhọc, nguy cấp - Con người: dốc hết sức lực, khả năng, hết trách nhiệm ? Mặc dù hàng trăm nghìn người làm việc khẩn trương, có trách nhiệm song em thấy tình thế khúc đê có khả quan không? MC -> Đê núng thế, thẩm lậu: nguy cơ sắp vỡ ? Thiên nhiên có ủng hộ người dân hộ đê không? MC: Cảnh thiên nhiên - Trời: mưa vẫn tầm tã trút xuống - Sông: nước cứ cuồn cuộn bốc lên ? Nhận xét cảnh tượng thiên nhiên lúc này ? MC: Càng dữ dằn và hung bạo hơn ? Trước cảnh tượng thiên nhiên đó người dân hộ đê rơi vào tình trạng gì ? MC: Tình trạng vô vọng. ? Để miêu tả nguy cơ đê vỡ và sự chống đỡ tuyệt vọng của người dân, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì ? (NT miêu tả ở đây có gì đặc sắc?) Theo dõi văn bản, phát biểu ý kiến. Định hướng - chốt ghi bảng. + Biện pháo tả thực + Nghệ thuật liệt kê ( Học sau) + Các hình ảnh gợi tả: Hình ảnh gợi tả không gian thời gian, tả thế đê thế nước, nhất là các hình ảnh diễn tả những âm thanh dồn dập, hỗn loạn của “trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau”. + Ngôn ngữ miêu tả rất tập trung những động từ, tính từ nối tiếp nhau: tầm tã, to, vỡ, giữ gìn, cuốc, đội, vác, đắp, cừ: cùng + Từ láy gợi tả: bì bõm, lướt thướt, tẫm tã, cuồn cuộn, xao xác. + Những hình ảnh so sánh: “Người nào người ấy lướt thướt như chuột lột”. + Và nổi bật lên là biện pháp nghệ thuật tương phản tăng cấp. - Phép tương phản: sức trời ngày một dữ dội >< sức người ngày một mệt mỏi, vô vọng ; thế đê càng yếu >< thế nước càng mạnh - Phép tăng cấp: Trống đánh liên thanh. Ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau -> Âm thanh mỗi lúc một tăng ; Mức độ : Mưa mỗi lúc một to, nước sông cứ cuồn cuộn bốc lên. người đọc có cảm tưởng như được trực tiếp nghe thấy, nhìn thấy và như đang sống giữa 1 cuộc đắp đê chống bão lũ có thật. - GV liên kết Hyperlink - chiếu câu hỏi thảo luận: Câu hỏi thảo luận: Cùng với từ ngữ, câu văn tả thực, NT tương phản tăng cấp tác giả đã điểm vào vài ba câu cảm thán, hãy tìm đọc và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì? Thảo luận nhóm, đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. Câu văn: Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời...Lo thay! Nguy thay! ? Những câu văn cảm thán cùng với nghệ thuật tương phản tăng cấp, em hiểu thêm được điều gì về thái độ, tình cảm của tác giả đối với người dân ? Trình bày. *Bình : Ngôn ngữ miêu tả rất tập trung , kết hợp với những hình ảnh so sánh, phép tương phản và tăng cấp người đọc như trực tiếp nghe thấy, nhìn thấy và đang sống giữa một cuộc đắp đê chống bão lũ có thật. Một cảnh tượng thật là : nhốn nháo, căng thẳng, vất vả, cơ cực, khốn khổ kèm với tiếng trống, tiếng tù và, tiếng người gọi nhau xao xác càng gợi sự cấp bách, khẩn trương, sự sôi động, lộn xộn sợ hãi và bất lực, sự nguy hiểm của thiên tai đang từng lúc đe doạ con người. Hàng trăm nghìn con người vẫn là quá nhỏ bé trước sức mạnh của thiên nhiên. ? Qua bức tranh thứ nhất em cảm nhận được những gì ? GV : Chiếu lại bức tranh 1 - Sức mạnh to lớn khủng khiếp của thiên tai, bão lụt, nó có thể cuốn trôi con người, nhà cửa, hoa màu trong chốc lát. - Những người dân hộ đê thật là vất vả, căng thẳng mệt mỏi đến cực độ, họ đã bị vắt kiệt sức trong việc hộ đê. Tình cảnh của họ thật khốn cùng, đáng thương. ? Hình ảnh người dân hộ đê khiến em liên tưởng đến ý nghĩa của câu chuyện truyền thuyết nào đã học lớp 6 ? - Sơn Tinh – Thủy Tinh : Hiện tượng lũ lụt hàng năm ở đồng bằng sông hồng. * Chốt: Trước cảnh tượng dân phu hộ đê ta thấy nhà văn Phạm Duy Tốn đã dùng ngòi bút để lay động lòng người, đánh thức những tình cảm trong chúng ta. Ai mà không xót thương trước những tai họa đang giáng xuống đầu những người dân vô tội. Biết bao tình cảnh bi thảm sẽ xảy ra nếu đê vỡ. Vậy mà kẻ chịu trách nhiệm chính trong việc hộ đê (Quan phụ mẫu) thì quan tâm đến công việc đó như thế nào và số phận của những người dân trong tình cảnh khốn cùng ấy ra sao, tiết học sau chúng ta cùng tìm hiểu tiếp. 3.1. Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân. a. Cảnh đê vỡ - Thời gian: gần 1h đêm - Không gian: mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to. -> Hoàn cảnh: khó khăn và rất nguy hiểm - Khúc đê: núng thế và thẩm lậu, có nguy cơ vỡ. -> Tình thế nguy cấp, đe dọa tính mạng của người dân. b. Cảnh dân phu hộ đê : + Không khí căng thẳng, nhốn nháo, lộn xộn. + Công vịêc: nặng nhọc, nguy cấp + Con người: nhếch nhác, mệt mỏi, dốc hết sức lực, khả năng. + Nghệ thuật: tả thực, liệt kê, ĐT, TT dồn dập, từ láy gợi tả, hỡnh ảnh so sỏnh, nghệ thuật tương phản tăng cấp. -> Trước sức mạnh của thiên nhiên thì nguy cơ vỡ đê khó tránh khỏi, con người rơi vào tình trạng vô vọng. Sự bất lực của sức người trước sức trời, sự yếu kém của thế đê trước thế nước.nguy cơ vỡ đê khó tránh khỏi, con người rơi vào tình trạng vô vọng. -Ngôn ngữ biểu cảm, câu cảm thán -> Tác giả: đồng cảm, xót thương, lo lắng cho số phận của người dân. Đây chính là giá trị nhân đạo của truyện. 4. Hướng dẫn về nhà (2) * Đối với bài cũ - Đọc và tóm tắt lại truyện. - Nắm nội dung tiết 1. * Đối với bài mới - Tìm hiểu phép đối lập, tăng cấp trong đoạn tiếp theo (Bức tranh thứ 2 – Hình ảnh quan lại đánh tổ tôm). - Hình ảnh quan phụ mẫu được khắc hoạ như thế nào ? Ý nghĩa của văn bản? Ngày soạn: 3/3/2017