Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Sau phút chia ly. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Đọc thêm: SAU PHÚT CHIA LY (Trích “Chinh phụ ngâm khúc”) (Nguyên tác: Đặng Trần Côn - Dịch nôm: Đoàn Thị Điểm) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát - Nắm được kiến thức sơ giản về Chinh phụ ngâm khúc, tác giả Đặng Trần Côn, vấn đề người dịch Chinh phụ ngâm khúc. - Niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến ở nơi xa và ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa được thể hiện trong văn bản. - Giá trị nghệ thuật của một đoạn thơ dịch tác phẩm "Chinh phụ ngâm khúc". 2. Kĩ năng - Đọc- hiểu văn bản viết theo thể ngâm khúc. - Phân tích nghệ thuật tả cảnh, tả tâm trạng trong đoạn trích thuộc tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ. - Năng lực viết sáng tạo. - Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày những suy nghĩ của bản thân về nội dung, nghệ thuật của văn bản. - Ra quyết định: lựa chọn câu trả lời hợp lý trước các câu hỏi của bài học. 4. Thái độ - Giáo dục niềm cảm thương chia sẻ với nỗi mất mát, chia xa của người phụ nữ trong xã hội xưa. - Có thái độ căm ghét chiến tranh phi nghĩa - Tích hợp kỹ năng sống: + Tự nhận thức được tình cảm hạnh phúc gia đình là quan trọng đối với mỗi con người, nhất là với người phụ nữ; thấy được ý nghĩa của cuộc sống trong hoà bình... + Làm chủ bản thân: tự xác định được trách nhiệm của cá nhân trong việc bảo vệ cuộc sống hoà bình; lên án, tố cáo chiến tranh... II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. + Đọc kỹ tài liệu SGV (thể ngâm khúc) và tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc” (Đặng Trần Côn), bản dịch (Đoàn Thị Điểm). 2. Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Kết hợp các phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, nêu vấn đề, phân tích- tổng hơp, giảng bình, thảo luận nhóm... - Kĩ thuật dạy học: + Động não: suy nghĩ về tình cảm và cách ứng xử của tác giả trước cảnh li tán vì chiến tranh, nỗi đau của người phụ nữ có chồng ra trận, về chiến tranh phi nghĩa... + Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về nội dung và nghệ thuật của văn bản + Kĩ thuật trình bày một phút về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng Bài ca Côn Sơn? Nêu tích giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ? * Yêu cầu: - Đọc thuộc bài thơ (3đ) - Nội dung: Bài thơ cho thấy sự giao hoà trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi. (3đ) - Nghệ thuật: (4đ) + Sử dụng từ xưng hô: ta + Đan xen các chi tiết tả cảnh và tả người. + Sử dụng các biện pháp so sánh, điệp ngữ có hiệu quả nghệ thuật. + Giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái. 3. Bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút - GV cho HS quan sát một số bức tranh về chiến tranh và hậu quả của nó. - GV dùng pp đàm thoại gợi mở: + Hai bức tranh trê đề cập đến vấn đề gì? Chiến tranh. + Suy nghĩ của em về hậu quả của chiến tranh? Gia đình li tán..... - GV dẫn vào bài: Chiến tranh dù có kết thúc nhưng nỗi đau, tổn thương của nó để lại với loài người không thể nào xóa nhòa, đặc biệt là nỗi đau li biệt. Tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc đã ghi lại cuộc chia tay như thế và hơn thế là: người chồng ấy ra đi không phải vì dân vì nước mà vì quyền lợi của giai cấp thống trị, ra đi để đàn áp những cuộc khởi nghĩa nông dân ở nửa đầu thế kỉ XVIII trong XHPKVN. Do đó, khi tiễn chồng ra đi, người vợ đã vô cùng buồn lo, sầu muộn. Đoạn trích Chinh phụ ngâm khúc mà chúng ta tìm hiểu ngày hôm nay chính là một cuộc chia li tràn ngập nỗi buồn lo sầu muộn đó. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Giới thiệu chung. - GV nhắc lại nhiệm vụ bài tập nhóm đã phân công về nhà cho HS - HS báo cáo thực hiện bài tập - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung. GV nhận xét và chuẩn kiến thức. + Nhóm 1: thuyết trình sản phẩm giới thiệu tác giả * Đặng Trần Côn sinh khoảng (1710 - 1720) mất năm 1745 => Cuộc đời ngắn ngủi. - Lúc nhỏ: Chăm học, thi đậu Hương Cống. Hỏng thi Hội. - Từng giữ chức Huấn đạo, tri huyện Thanh Oai,Chức Ngự sử. * Đoàn Thị Điểm: được xem là người diễn Nôm chinh phụ ngâm khúc - người tài sắc - là Hồng Hà nữ sĩ (1705 - 1748): ở làng Giai phạm, Văn Giang thuộc Hưng Yên. - Trẻ: nổi danh học giỏi, xinh đẹp, đoan trang lễ độ, giỏi thêu thùa canh cửi. - Bà lấy chồng là Nguyễn Kiều (đỗ tiến sỹ năm 21 tuổi) - Mở trường học ở xã Chương Dương, nay thuộc Thường Tín, Hà Tây. Chồng đi sứ nhà Thanh trong 3 năm, bà sống khác nào Chinh phụ => Diễn Nôm chinh phụ ngâm trong khoảng thời gian này. Nhận xét, đánh giá phần chuẩn bị của HS, chốt lại ý chính. I. Giới thiệu chung. 1. Tác giả : - Đặng Trần Côn sống khoảng nửa đầu thế kỉ 19. - Người diễn Nôm : Đoàn Thị Điểm. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? + Nhóm 2: thuyết trình sản phẩm giới thiệu tác phẩm - Nguyên văn bằng chữ Hán (gồm 470 câu thơ thể tự do). - "Chinh phụ ngâm khúc": khúc ngâm của người vợ có chồng ra trận. - Bản dịch Nôm của Đoàn Thị Điểm gồm 408 câu thể thơ song thất lục bát - Viết theo thể ngâm khúc. - GV bổ sung: Bài thơ viết khoảng 1740 - 1742 (nửa đầu TK 18) giai đoạn rối ren loạn lạc trong lích sử dân tộc. - Đất nước vắng ngoại xâm => chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng: những cuộc chiến tranh phi nghĩa tranh giành quyền lực liên miên: Lê – Mạc; Trịnh - Nguyễn. Khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi… 2. Tác phẩm *Chinh phụ ngâm khúc + Nguyên văn bằng chữ Hán + Viết khoảng nửa đầu thế kỉ 18 Kiệt tác văn học Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. II. Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản - Bước 1: Giáo viên hướng dẫn đọc: * Hướng dẫn HS đọc: Nêu yêu cầu đọc - Vần, nhịp chính xác: + Câu 7 tiếng: nhịp 3/ 4 + Câu 6 tiếng: nhịp 2/ 2/ 2 + Câu 8 tiếng: nhịp 4/ 4 - Giọng trầm, đều, thể hiện nỗi buồn xa cách của người vợ . - Bước 2: GV yêu cầu HS giải thích các chú thích (1), (2),(3),(5) - HS đọc. GV bổ sung: + Có ý kiến cho rằng bản dịch này là của Phan Huy Ích. (chúng ta theo ý kiến: bản dịch của Đoàn Thị Điểm). Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) là người tài, có sắc... + Bản dịch chữ Nôm... chữ đầu tiên của tiếng Việt sáng tạo ra dựa trên chữ Hán -> thể hiện ý thức độc lập của dân tộc về ngôn ngữ, chữ viết. -> Giá trị: Cả nguyên tác và bản diễn Nôm đều là những kiệt tác của văn học Việt Nam. (Cần chú ý phân biệt tác giả và dịch giả). 1. Đọc - chú thích - Bước 3: GV yêu cầu HS dựa vào phần tìm hiểu ở nhà, trả lời câu hỏi: Nêu đặc điểm của thể thơ song thất lục bát ? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. Song thất lục bát: gồm có 2 câu 7 chữ, tiếp đến 1 câu 6 chữ và 1 câu 8 chữ. Câu 7 chữ thường ngắt nhịp 3/ 4 hoặc 3/ 2/ 2. Đây là thể thơ có tính nhạc phong phú hơn lục bát nên rất khó. - Bước 4: GV giới thiệu: Đoạn trích gồm 12 câu (từ 53 - 64) - GV đặt tiếp câu hỏi: Đoạn trích nói về tình cảm gì, của ai với ai? Nỗi sầu nhớ ấy diễn ra trong hoàn cảnh như thế nào? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. - Bước 5: Gv đặt câu hỏi: Văn bản này tập trung diễn tả nỗi sầu của lòng người? Vậy em xếp văn bản này vào kiểu văn bản nào? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. 2. Kết cấu, bố cục - Thể thơ: song thất lục bát. - Bố cục: Đoạn trích “Sau phút chia li”: + Gồm 12 câu (từ 53 - 64) + ND: Nói về nỗi sầu nhớ của người vợ sau khi tiễn chồng ra trận. - Kiểu văn bản : Biểu cảm. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích văn bản 3. Hướng dẫn phân tích - Bước 1: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: GV chia 6 nhóm: thảo luận câu hỏi 2, 3, 4 (SGK – Tr.92) HS làm ra giấy, trình bày trước tập thể, nhóm khác nhận xét, GV chốt kiến thức – ghi nội dung cơ bản. GV gợi mở: Bảng phụ kẻ 3 cột – câu hỏi 3 nhóm. Câu hỏi 2: Nhóm 1,2 +Trong khúc ngâm thứ nhất, nỗi sầu chia li của người vợ được gợi tả như thế nào. + Cách dùng phép đối Chàng thì đi – Thiếp thì về diễn tả điều gì.. + Hình ảnh “Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh” gợi tả không gian ra sao. + Các biện pháp nghệ thuật đó đã có tác dụng gì trong việc gợi tả nỗi sầu chi li của người vợ. - Đại diện báo cáo, trình bày sản phẩm. - GV nhận xét và chuẩn kiến thức: + Phép đối: • Đi >< về • Cõi xa mưa gió >< buồng cũ chiếu chăn (không gian rộng, đối mặt với vất vả khó khăn >< không gian hẹp, nỗi cô đơn buồn tẻ). Chàng đi vào nơi xa xôi, hiểm nguy trong thời loạn lạc chiến tranh. Thiếp trở về với nỗi cô quạnh, cô đơn nơi phòng không gối chiếu… -Tính từ “biếc”, “xanh” đều chỉ màu xanh. Mây xanh, núi xanh, trời xanh, đất xanh - không gian rộng, dài, màu sắc nhạt nhòa, chỉ một màu xanh đơn điệu ... => Hiện thực chia li phũ phàng. Nỗi sầu li biệt nặng nề tưởng như bao phủ lên màu biếc của trời mây, trải vào màu xanh của núi ngàn. Không gian rộng lớn, con người nhỏ bé -> Nỗi buồn của người chinh phụ thấm đẫm cảnh vật… - GV gọi HS đọc diễn cảm 4 câu thơ tiếp. Câu hỏi 3: Nhóm 3, 4 + Trong khúc ngâm thứ hai, nỗi sầu của người vợ được gợi tả thêm như thế nào? + Việc sử dụng hai địa danh Hàm Dương – Tiêu Tương cách nhau hàng ngàn dặm có dụng ý gì. + Nhà thơ tiếp tục sử dụng phép đối để nói về nghịch cảnh của nỗi sầu chia li. Hãy chỉ ra từ ngữ đối lập trong khúc ngâm thứ 2. + Ngoài những từ ngữ chỉ sự đối lập, khúc ngâm thứ 2 còn có thêm biện pháp nghệ thuật điệp ngữ và đảo ngữ. Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó trong việc gợi tả nỗi sầu chia li? - Đại diện báo cáo, nhóm khác bổ sung cho điểm. - GV nhận xét, tuyên dương sự chuẩn bị, chốt ý: + Việc sử dụng hai địa danh Hàm Dương – Tiêu Tương cách nhau hàng ngàn dặm có dụng ý chỉ sự ngăn cách rõ ràng ... không gian xa vời vợi ... + Đối: Chàng từ Hàm Dương - ngảnh lại. Thiếp từ Tiêu Tương - trông sang. Tình cảm vợ chồng thắm thiết không muốn rời xa... - GV bổ sung: • Điệp ngữ, đảo ngữ (đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương - Tiêu Tương). Hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng: Các địa danh ở đây được dùng theo bút pháp ước lệ thường thấy càng phản ánh sự khắc nghiệt của cuộc chia li. Nhưng không gian dù xa cách – tình cảm không lìa xa, vẫn luôn dõi trông về nhau. • Sự chia li ở đây là sự chia li về cuộc sống, về thể xác còn tình cảm tâm hồn vẫn gắn bó thiết tha. Lời thơ diễn tả một nghịch cảnh: muốn gắn bó mà không được gắn bó. Tâm hồn con người muốn gắn bó mà hoàn cảnh bắt con người ta phải chia li. Câu hỏi 4: Nhóm 5,6 + Qua 4 câu cuối, nỗi sầu đó còn được tiếp tục gợi tả và nâng lên như thế nào? + Các điệp từ: cùng, thấy trong 2 câu 7 chữ và cách nói về ngàn dâu, màu xanh của ngàn dâu có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li? - Đại diện nhóm báo cáo. - GV nhận xét và chuẩn kiến thức: + Màu xanh mênh mông bất tận diễn tả sự xa cách mù mịt, nỗi cô đơn, trống trải của con người trước cảnh rộng lớn ấy. + Khúc ngâm thứ 2 nhắc đến địa danh Hàm Dương, Tiêu Tương gợi ý niệm độ xa cách n nhưng dù sao cũng còn có giới hạn. Nhưng ở khúc ngâm thứ 3 sự xa cách dường như không còn giới hạn, nó mất hút vào ngàn dâu xanh ngắt (màu xanh của biệt li, tuyệt vọng)… 3.1. Bốn câu đầu - Phép đối: chàng đi ... thiếp về. - Hình ảnh tượng trưng: “Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh” Hiện thực chia li phũ phàng. Nỗi đau đớn, xót xa khi hạnh phúc bị chia cắt. 3.2. Bốn câu tiếp - Hàm Dương - Tiêu Tương: Hai địa danh ở cách xa nhau gợi sự ngăn cách, không gian xa vời vợi. - Ngảnh lại/ trông sang. + Phép đối Tình cảm vợ chồng thắm thiết không muốn rời xa. 3.3. Bốn câu cuối - Mở ra một không gian li biệt khác. + Ngàn dâu xanh ngắt: Gợi tả một màu xanh đơn điệu, không gian mịt mù xa cách. + Điệp ngữ, hình ảnh tượng trưng: Biểu thị nỗi cô đơn, trống trải, dường như tuyệt vọng của con người trước cảnh vật. - Câu hỏi tu từ: Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? Nhận xét: + Nỗi sầu buồn đến cực độ. + Lời tố cáo chiến tranh phi nghĩa, bộc lộ niềm khát khao hạnh phúc ... Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết. - Bước 1: GV yêu cầu HS nhận xét gì về nghệ thuật của đoạn thơ? - Gọi 1-2 HS trả lời. GV nhận xét và bổ sung. - Bước 2: GV đặt tiếp câu hỏi: Nêu nội dung và ý nghĩa của văn bản? - HS suy nghĩ trả lời. GV nhận xét và bổ sung. - Bước 3: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi: + Qua phân tích văn bản em thấy được những nỗi sầu chia li nào của người chinh phụ? +Nêu giá trị nhân đạo, nhân văn của đoạn thơ? Chỉ ra cảm hứng nhân đạo trong tác phẩm. - HS thảo luận và trả lời. GV nhận xét và bổ sung. - Bước 4: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK - 93. 4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật - Thể thơ song thất lục bát diễn tả nỗi sầu bi dằng dặc của con người. - Phép đối, điệp ngữ, đảo ngữ, câu hỏi tu từ, tính từ gợi tả. - Ngôn ngữ biểu cảm, điêu luyện, dạt dào cảm xúc. 4.2. Nôi dung - ý nghĩa văn bản - Nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận. - Nỗi sầu này vừa có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa đẩy lứa đôi hạnh phúc phải chia lìa. - Lòng cảm thông sâu sắc với khát khao hạnh phúc của người phụ nữ. 4.3. Ghi nhớ: (sgk - 93) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 10 p - Hoạt động 1: Gọi HS xác định yêu cầu bài tập 1. + Ghi các từ chỉ màu xanh? + Phân biệt sự khác nhau trong các màu xanh? - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. - GV bình: - Trong đoạn thơ những màu xanh được đưa vào không chỉ miêu tả màu sắc của sự vật mà còn là màu sắc của tâm trạng người chinh phụ. Cùng chỉ sắc xanh – các cách diễn đạt khác nhau Màu xanh thường tượng trưng cho sức sống... trong bài... màu xanh lại thể hiện nỗi buồn - GV đặt tiếp câu hỏi: Từ sự phân tích việc sử dụng các tính từ chỉ màu xanh... hãy nhận xét về ngôn ngữ của đoạn trích. - HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. Ngôn ngữ điêu luyện. II. Luyện tập Bài 1 SGK – 93. - Mây biếc, núi xanh: sắc xanh tự nhiên của mây và núi. - Xanh xanh, xanh ngắt: + Xanh xanh: màu sắc được cảm nhận ban đầu. + Xanh ngắt: là màu xanh chứa đựng cái nhìn đau đáu, vô vọng. - Trong đoạn thơ những màu xanh được đưa vào không chỉ miêu tả màu sắc của sự vật mà còn là màu sắc của tâm trạng người chinh phụ. => Cùng chỉ sắc xanh – các cách diễn đạt khác nhau => Màu xanh thường tượng trưng cho sức sống... trong bài... màu xanh lại thể hiện nỗi buồn. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS trả lời trắc nghiệm Câu 1: Văn bản Chinh phụ ngâm khúc nguyên bằng chữ Hán là sáng tác của ai? A. Nguyễn Trãi B. Đặng Trần Côn C. Nguyễn Bỉnh Khiêm D. Nguyễn Khuyến Câu 2: Ai là dịch giả của tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc A. Hồ Xuân Hương B. Đoàn Thị Điểm C. Bà huyện Thanh Quan D. Nguyễn Khuyến Câu 3: Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc được viết theo thể thơ nào?. A. Lục bát B. Song thất lục bát C. Thất ngôn bát cú D. Ngũ ngôn bát cú Câu 4: Nội dung của đoạn trích Sau phút chia ly là gì? A. Diễn tả cảnh chia tay lưu luyến giữa chinh phu và chinh phụ B. Diễn tả hình ảnh hào hùng của chinh phu khi gia trận C. Diễn tả tình cảm thủy chung son sắt của chinh phụ đối với chinh phu D. Diễn tả nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau khi tiễn người chinh phu ra trận Câu 5: Nội dung nào không được phản ánh trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc? A. phản ánh thái độ oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa B. phê phán chế độ nam quyền đã đẩy số phận người phụ nữ vào những bi kịch. C. đề cao quyền sống của con người. D. những khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của con người. Câu 6: Nghệ thuật nổi bật trong việc diễn tả nỗi sầu chia ly của người chinh phụ là? A. Dùng lối nói đối nghĩa B. Điệp từ ngữ C. Những hình ảnh có tính ẩn dụ D. Tất cả đều đúng HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p - GV nêu yêu cầu: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về hậu quả của chiến tranh ? - HS hoàn thành vào vở. GV thu bài và chấm điểm HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn - Sưu tầm các câu thơ khác trong tác phẩm nói về hình ảnh người chinh phụ ? Qua đó em hiểu thêm gì về người phụ nữ dưới chế độ phong kiến? - Tìm những lời đánh giá về đoạn sau phút chia li. 4. Hướng dẫn về nhà (2’) * Đối với bài cũ - Thuộc lòng - đọc diễn cảm văn bản, thuộc ghi nhớ. - Phân tích tác dụng của một vài chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong đoạn trích (điệp ngữ, đối lập, câu hỏi tu từ) - Nhận xét về mức độ tình cảm của người chinh phụ được diễn tả qua các khổ thơ song thất lục bát trong đoạn trích. * Đối với bài mới : Soạn bài Bánh trôi nước.