Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Sài Gòn tôi yêu. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Văn bản Đọc thêm SÀI GÒN TÔI YÊU (Minh Hương) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Biết những nét đẹp của thành phố Sài Gòn: thiên nhiên; khí hậu; cảnh quan và phong cách con người. - Hiểu nghệ thuật biểu cảm nồng nhiệt, chân thành của tác giả. 2. Kĩ năng - Đọc - hiểu văn bản tùy bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Biểu hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc qua những hiểu biết cụ thể. 3. Định hướng phát triển năng lực: NL xác định giá trị, NL lắng nghe tích cực, NL tư duy sáng tạo, giao tiếp, hợp tác. 4. Thái độ - Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: - Bài soạn, tài liệu tham khảo, m¸y chiÕu. 2. Học sinh: - Đọc văn bản, trả lời câu hỏi trong SGK. - Tìm những bài viết về vẻ đẹp và những đặc sắc của quê hương mình. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Đọc sáng tạo, vấn đáp, đàm thoại, giảng bình. - Động não, trình bày 1 phút, đặt câu hỏi, thảo luận cặp đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (4 phót) Câu hỏi :Nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản "Một thứ quà của lúa non: Cốm"? *Yêu cầu: - Nội dung: Thái độ trân trọng với nét đẹp văn hoá dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà đặc sắc: cốm. - Nghệ thuật: + Ngòi bút tinh tế, nhạy cảm. + Lời văn trang trọng, đầy cảm xúc, giàu chất thơ. 3. Bài mới (35 phút) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút Gv cho học sinh xem ảnh những địa điểm nổi tiếng của thành phố HCM và đặt câu hỏi: Hình ảnh này gợi đến thành phố nào? Sài Gòn/ Thành phố HCM - GV dẫn dắt: Nếu HN là trung tâm hành chính của khu vực phía Bắc thì Sài Gòn lại là trung tâm ở phía Nam. Đây là thành phố phồn hoa bậc nhất nước ta. SG còn được mệnh danh là hòn ngọc của Viễn Đông- thành phố "rực rỡ tên vàng". Thành phố trẻ lớn nhất miền Nam vừa kỉ niệm 300 năm tuổi đã hiện lên một cách vừa khái quát vừa cụ thể trong tình yêu của một người đã từng sống ở nơi đây hơn nửa thế kỉ qua. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV: Giới thiệu đôi nét về tác giả và xuất xứ tác phẩm? - HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung - Minh Hương - Trích trong " Nhớ Sài Gòn" NXB Thành Phố Hồ Chí Minh, 1994. A. Giới thiệu chung 1. Tác giả: Minh Hương 2. Tác phẩm - Trích trong " Nhớ Sài Gòn" NXB Thành Phố Hồ Chí Minh, 1994. - GV: Nên đọc văn bản với giọng ntn? - Giọng hồ hởi, vui tươi, hăm hở, sôi động, chú ý các từ địa phương. G đọc - H đọc tiếp -> hết. - HS đọc các chú thích. - GV: Bài văn được viết bằng thể loại nào? - HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung - Thể loại: Tuỳ bút. - GV: Nhắc lại đặc điểm của thể loại này??PTBĐ của văn bản? - PTBĐ: biểu cảm+ miêu tả+ nghị luận. - GV: Có nội dung lớn nào được phản ánh trong văn bản? - Vẻ đẹp của Sài Gòn. - Tình yêu của tác giả đối với Sài Gòn. - GV: Nội dung ấy được thể hiện qua bố cục của văn bản ntn? - HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung B. Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản 1. Đọc - chú thích 2. Thể loại - bố cục - Thể loại: Tuỳ bút. - PTBĐ : biểu cảm+ miêu tả+ nghị luận. - Bố cục: 3 phần - P1: Đầu-> "họ hàng": Những ấn tượng chung về SG. - P2: tiếp-> "5 triệu": Vẻ đẹp phẩm chất của người SG. - P3: còn lại: Khẳng định lại tình yêu của tác giả đối với SG. - GV: Ghi nhận đầu tiên của tác giả về vẻ đẹp của Sài Gòn là gì? - HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung - Sài Gòn: - trẻ hoài như … thay da đổi thịt. - GV: Nhận xét về cách tạo hình ảnh và tác dụng của nó. + Tạo hình ảnh bằng: - So sánh: SG trẻ như… - Tính từ: nõn nà-> mới mẻ. - Thành ngữ: thay da đổi thịt. -> Thể hiện một cách gợi cảm sức sống của một đô thị trẻ - GV bình: so sánh Sài Gòn như cây tơ đang độ nõn nà…để khẳng định thành phố cũng "xuân chán". Cách so sánh độc đáo, đa dạng, bất ngờ tô đậm nét trẻ trung của thành phố trẻ. - GV: Ghi nhận thứ hai thuộc về thiên nhiên, khí hậu đặc biệt của SG. Đó là những nét nào? - HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung + Thiên nhiên, khí hậu: - Hiện tượng thời tiết: nắng sớm ngọt ngào, gió lộng buổi chiều, mưa bất chợt, mau dứt. - Thời tiết thay đổi đột ngột, mau chóng: trời oi nồng… + Không khí, nhịp điệu sống: - đêm: thưa thớt tiếng ồn. - giờ cao điểm: náo động, ồn ào - sáng: im lặng, k/ khí mát dịu, thanh sạch. -> đa dạng, phong phú. - GV: BPNT sử dụng trong đoạn văn và tác dụng của nó? - HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung + NT: điệp cấu trúc câu-> nhấn mạnh sự phong phú, đa dạng của thiên nhiên, khí hậu SG. ?Cảm nhận chung của em về SG qua sự giới thiệu của tác giả? - Là thành phố trẻ sôi động, với những con người chân thành, cởi mở, tự tin và anh dũng, là vùng đất ưu đãi con người. - GV: Ở đây tác giả đã miêu tả và bình luận một cách cụ thể và tự tin. Theo em do đâu tác giả có thể viết như thế? - HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung - Tác giả đã gắn bó lâu năm bằng tình yêu tha thiết với SG. - GV bình: chính từ tình yêu ấy mà tác giả đã cảm nhận được những vẻ đẹp và nét riêng của TP. Thậm chí cả những điều tưởng chừng không mấy dễ chịu như sự "trái chứng" thay đổi đột ngột của thời tiết, những cơn mưa nhiệt đới, sự ồn ào sôi động…với tác giả cũng trở thành cái đáng yêu, đáng nhớ. - GV chuyển ý: người SG, đó chính là cái cơ bản nhất tạo nên sức sống và nét đẹp riêng của thành phố SG. 3. Hướng dẫn phân tích 3.1. Vẻ đẹp của Sài Gòn - Hình ảnh so sánh, sử dụng các tính từ, thành ngữ => khẳng định sức sống, nét trẻ trung của Sài Gòn. - Điệp cấu trúc câu -> sự phong phú đa dạng của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn. - Là thành phố trẻ sôi động, với những con người chân thành, cởi mở, tự tin và anh dũng, là vùng đất ưu đãi con người. - GV: Đặc điểm của cư dân SG được nhận xét ntn? - Đặc điểm cư dân: không có người Bắc, người Trung, người Nam, chỉ có người SG-> sự hoà hợp. - GV: Phẩm chất của người SG được khái quát trong nhận xét nào của tác giả? - Phẩm chất người SG: chân thành, bộc trực, cởi mở, tự nhiên, tốt bụng - GV: Vẻ đẹp của người SG bộc lộ tập trung ở vẻ đẹp của các cô gái. Những nét đẹp nào được nói tới. + Nét đẹp riêng: các cô gái: - Trang phục: giản dị đặc sắc. - Dáng vẻ khoẻ khoắn, tươi vui, nhiệt tình. - Xã giao: lễ độ, ý tứ - GV: Vẻ đẹp của người SG được nói tới ở đây là vẻ đẹp truyền thống. Tại sao tác giả lại tìm kiếm các vẻ đẹp truyền thống đó. - Vì vẻ đẹp truyền thống là giá trị bền vững, mang bản sắc riêng. - Tác giả là người coi trọng các giá trị truyền thống và muốn tác động tới bạn đọc quan niệm này - GV: Từ những nét biểu hiện riêng đã làm thành vẻ đẹp chung nào của người SG? - HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung - Người SG anh dũng, bất khuất trong chiến đấu. - GV: Nhận xét về ngôn ngữ của đoạn văn? - Ngôn ngữ đậm đà màu sắc Nam Bộ - GV: Yêu SG, tác giả cảm thấy thương mến bao nhiêu cũng không thấy uổng công hoài của. Từ đó em hiểu tình cảm của tác giả dành cho SG là tình cảm ntn? - Mong mọi người hãy đến, hãy yêu Sài Gòn. 3.2. Tình yêu đối với con người - Cư dân hội tụ từ các miền về. - Phong cách người SG. + Chân tình, bộc trực. + Tuân thủ các nghi lễ ứng xử nhưng không màu mè, không mặc cảm tự ti. + Anh dũng, bất khuất trong chiến đấu. - Ngôn ngữ đậm đà màu sắc Nam Bộ => Yêu Sài Gòn hết lòng, muốn góp sức mình cho Sài Gòn. Hoạt động 3. Tổng kết - GV: Bài văn đem lại cho em những hiểu biết mới mẻ nào về cuộc sống và con người SG?Theo em sức truyền cảm của bài văn này do đâu? - HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung - HS đọc ghi nhớ. 4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật - Lối viết nhiệt tình, có chỗ hóm hỉnh, trẻ trung. 4.2 Nội dung - ý nghĩa - Tình yêu tha thiết , bền chặt của tác gỉa đối với SG 4.3. Ghi nhớ SGK/173 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 10 p Hoạt động 3: Luyện tập (5') Đọc đoạn" Tôi yêu Sài Gòn da diết...còn nhiều cây xanh che chở" và thực hiện những yêu cầu dưới đây a.Đoạn văn sử dụng nhiều từ ngữ miêu ta trạng thái. Em hãy chỉ ra các tù nữ đó và nhận xét về cách cảm nhận của tác giả đối với thiên nhiên và không gian sống của SG? b.Em có nhận xét gì về biện pháp tu từ được sử dụng ở đoạn văn này? C. Luyện tập HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p Viết bài văn ngắn nêu rõ những nét độc đáo riêng ở quê hương em hoặc ở địa phương mà em từng gắn bó. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm - Tổ chức thảo luận: Em thích"phong cách bản địa" nào nhất của người Sài Gòn 4. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài: (3 phút) *Đối với bài cũ - Tự tìm hiểu thêm về các đặc điểm thiên nhiên, cuộc sống, kiến trúc, phong cách con người của 3 thành phố tiêu biểu cho 3miền: Sài Gòn, Huế, Hà Nội. - Viết bài văn ngắn nêu rõ những nét độc đáo riêng ở quê hương em hoặc ở địa phương mà em từng gắn bó. *Đối với bài mới - Chuẩn bị: Trả bài Tập làm văn số 3, bài kiểm tra Văn. + Lập dàn ý cho ®Ò bài bài viết số 3.