Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Mùa xuân của tôi. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Văn bản: MÙA XUÂN CỦA TÔI ( Vũ Bằng ) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Nắm được một số hiểu biết bước đầu về tác giả Vũ Bằng - Cảm nhận được những cảm xúc về những nét riêng của cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội, về miền Bắc qua nỗi lòng “Sầu xứ... tâm sự day dứt của tác giả; - Thấy được sự kết hợp hài hoà giữa miêu tả và biểu cảm; lời văn thấm đẫm cảm xúc trữ tình, dào dạt chất thơ. 2. Kĩ năn - Đọc- hiểu văn bản tuỳ bút. - Vận dụng phân tích được áng văn xuôi trữ tình giàu chất thơ, nhận biết và làm rõ vai trò của các yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ. - Năng lực viết sáng tạo, năng lực cảm thụ văn chương. - Năng lực tự nhận thức được tình cảm cao đẹp của tác giả đối với những nét đẹp văn hoá của Sài Gòn nói riêng và của quê hương nói chung. - Năng lực giao tiếp, trao đổi, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về nột đẹp văn hoá của quê hương, đất nước; về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản. 4. Thái độ - Giáo dục hs tình cảm tự hào, tình yêu quê hương đất nước con người. - Cảm nhận sâu sắc tình cảm đẹp đẽ đó. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. + Bản đồ về Sài Gòn. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. + Sưu tầm một số hình ảnh về Sài Gòn xưa và nay. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Câu hỏi: Văn bản “Một thứ quà của lúa non : Cốm” gửi gắm tới người đọc những nội dung gì? Để làm toát lên nội dung ấy, tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào ? Cách dùng từ ngữ ra sao? * Trả lời: - Nội dung: Cảm nghĩ về sự hình thành Cốm, Cảm nghĩ về giá trị của Cốm và bàn về cách thưởng thức Cốm. (2.0 đ) - Phương thức biểu đạt : miêu tả, biểu cảm và bình luận. (2.0 đ) - Từ ngữ gợi hình, biểu cảm, giàu chất thơ. (2.0 đ) - HS đọc thuộc diễn cảm một đoạn. (2.0 đ) - Nêu được lí do vì sao thích (những nột hay về nội dung, nghệ thuật) -> gợi cảm xúc gì? (2.0 đ) 3. Bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút - GV gợi mở kiến thức: Em có cảm nhận gì về không khí vào mùa xuân?Khi mùa xuân đến, em thích nhất điều gì? HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: GV giới thiệu cho HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm I. Giới thiệu chung - GV: Dựa vào phần chú thích SGK, hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả? - HS trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức, 1. Tác giả : - Vũ Bằng (1913 – 1984) - Nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động cách mạng. - Sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút ký. - GV: Bổ sung - Xuất thân trong một gia đình làm nghề xuất bản và mở hiệu sách. - Cây bút viết văn và làm báo có tiếng từ trước 1945 ở Hà Nội- sau 1945: vào sống ở Sài Gòn: vừa viết báo vừa hoạt động cách mạng. - GV: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? - HS trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức, Trả lời theo tài liệu đã chuẩn bị. 2. Tác phẩm - Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả sống trong vùng kiểm soát của Mỹ Ngụy, xa cách quê hương đất Bắc. - Bài này trích từ tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt của tập tùy bút – bút kí Thương nhớ mười hai. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản II. Đọc - hiểu văn bản - GV: Hướng dẫn đọc: - Chậm rãi, sâu lắng, tha thiết  tình cảm yêu thương, nỗi nhớ. - Chú ý: Sắc thái những câu cảm. - GV: Đọc mẫu => 2 HS đọc tiếp đến hết -> GV nhận xét. - GV: Yêu cầu HS giải thích các chú thích: 3, 4, 5, 7, 12, 13. - HS: Tìm hiểu chú thích. 1. Đọc - chú thích - GV: Bài văn được viết theo thể loại nào? Em hiểu gì về thể loại đó? - HS trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức, * Bổ sung: Tuỳ bút: Một thể bút kí thiên về biểu cảm trữ tình về cảnh vật, con người, cuộc sống mà nhà văn đã trải qua hoặc chứng kiến. - GV: Xác định bố cục văn bản? Nêu nội dung chính mỗi đoạn và sự liên kết giữa các đoạn? - HS trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức, Đây là một đoạn trích của thiên tùy bút nên không có bố cục hoàn chỉnh của một tác phẩm? có thể chia làm 3 đoạn. - Đoạn 1: Đầu  mê luyến Mùa Xuân: Tình cảm của con người đối với Mùa Xuân là một quy luật tất yếu, tự nhiên. - Đoạn 2: Tiếp  mở hội liên hoan: cảnh sắc và không khí Mùa Xuân ở đất trời và lòng người. - Đoạn 3: Còn lại: Cảnh sắc riêng của đất trời Mùa Xuân từ khoảng sau ngày rằm tháng Giêng ở miền Bắc.  mạch lạc của văn bản theo dòng cảm xúc chủ quan “mặc cho ngòi bút đưa đi, đến đâu hay đến đó…” bài văn xuôi đậm chất thơ, chất trữ tình. * Hướng dẫn HS phân tích chủ yếu ở đoạn 2, đoạn 3. 2. Kết cấu - bố cục - Thể loại: Kí- tuỳ bút mang tính chất hồi kí. - Bố cục: 3 đoạn.  mạch lạc của văn bản theo dòng cảm xúc chủ quan  đậm chất trữ tình. Hoạt động 3: Hướng dẫn phân tích 3. Phân tích Đọc từ đầu mở hội liên hoan. - GV: Khi nói về Mùa Xuân, tác giả đã khẳng định như thế nào? - HS trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức, Ai cũng chuộng Mùa Xuân…trìu mến mùa Xuân. - GV: Câu văn “Ai bảo…mê luyến Mùa Xuân” gợi cho em suy nghĩ gì? Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng ở đây? - HS trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức, Tác giả đưa ra một loạt những vế câu phủ định, điệp từ, điệp ngữ, điệp kiểu câu để khẳng định một điều: Con Người yêu mến mùa Xuân, đó là một quy luật tất yếu, tự nhiên. - GV: Ở đoạn văn 2 tác giả đã bộc lộ tình cảm của mình như thế nào? Tình cảm ấy nảy sinh từ đâu? Tác giả thể hiện sự cảm nhận chung về cảnh sắc tự nhiên và không khí mùa xuân đất Bắc cùng với những cảm xúc dồi dào được khơi gợi trong lòng người khi xuân đến. - GV: Cảnh sắc mùa Xuân ở Hà Nội và miền Bắc được gợi tả qua những chi tiết nào? - HS trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức, Mùa xuân của tự nhiên sinh hoạt Tìm chi tiết, gạch chân sgk - Mùa Xuân của lòng người. Chốt ghi. - GV: Những chi tiết trên được xây dựng bằng những hình ảnh, biện pháp nghệ thuật và tình cảm như thế nào? gợi cho em cảm nhận như thế nào về bức tranh mùa Xuân trên đất Bắc? - HS trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức, Liệt kê các chi tiết... + mưa riêu riêu +gió lành lạnh + Tiếng nhạn, tiếng trống, tiếng hát… + Lộc non trồi ra… - Cảnh sinh hoạt: .., trầm, đèn nến, bầu không khí gia đình đoàn tụ… - Xuân của lòng người: + Con người không chịu ngủ yên… + Nhựa sống căng lên… + Tim: trẻ ra… + Tràn đầy yêu thương… Tự bộc lộ - Hình ảnh mùa Xuân đẹp, đầy sức sống, gợi cảm. - Phép so sánh đặc sắc, biện pháp miêu tả. - Đặc biệt là giọng điệu sôi nổi, tha thiết, chân thành, sâu sắc có sức truyền cảm.  Bức tranh mùa Xuân đẹp, tràn đầy sức sống… * Bình: Những chi tiết hình ảnh rất đặc trưng cho cảnh sắc và không khí mùa Xuân ở đất Bắc. Cả trong thiên nhiên và sinh hoạt của con người. Tác giả đã gợi tả được thời tiết, khí hậu đặc biệt của mùa Xuân, vừa có cái lạnh của “ mưa riêu riêu, gió lành lạnh” như từ mùa đông còn vương lại, nhưng lại có cái nồng nàn của khí xuân, hơi xuân tràn ngập trời đất và thấm vào lòng người, những âm thanh tiếng nhạn kêu, tiếng chống chèo, câu hát huê tình. Không khí mùa xuân còn được hiện lên trong khung cảnh gia đình với bàn thờ, đèn nến, hương trầm…và tình cảm gia đình yêu thương thắm thiết. 3.1. Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội: - Câu phủ định, điệp từ, điệp ngữ, điệp kiểu câu.  Khẳng định: tình cảm yêu mùa xuân tha thiết, nồng nàn. - Miêu tả, so sánh đặc sắc; - Giọng điệu sôi nổi, tha thiết, có sức truyền cảm. - Hình ảnh gợi cảm.  Bức tranh mùa Xuân đẹp, tràn đầy sức sống, tràn ngập khắp đất trời nhưng lại ấm áp, nồng nàn, đầy tình yêu thương, mang nét đặc trưng của mùa xuân miền Bắc. Cảm xúc say sưa, mê đắm trước mùa xuân. Đọc đoạn văn 3: Đẹp quá đi… hết. - GV: Không khí và cảnh sắc tự nhiên sau rằm tháng giêng được thể hiện như thế nào qua sự miêu tả của tác giả? Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng qua những từ ngữ hình ảnh đó? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy? - HS trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức, - Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong - Cỏ… HS: Gạch chân vào sgk bằng bút chì - Mưa Xuân… - Vệt xanh tươi… - Vài con ong… - ánh sáng hồng…  Biện pháp nghệ thuật so sánh được dử dụng hiệu quả nổi bật sự thay đổi, chuyển biến về màu sắc, không khí… bầu trời, nặt đất, cây cỏ… trong một khoảng thời gian ngắn ngủi từ đầu tháng qua rằm tháng giêng. - GV: Chỉ ra một số các câu văn có phép so sánh? Trong đoạn văn này, em thấy hình ảnh, chi tiết, câu văn nào là đặc sắc nhất. Vì sao? - HS trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức, - GV: Nhận xét gì về ngòi bút và sự cảm nhận của tác giả ở đây? Qua đó em hiểu gì về tác giả? - HS tự bộc lộ. * Bình: Nhà văn đã phát hiện ra một vẻ đẹp khác nữa của mùa Xuân đất Bắc. Đó là vẻ đẹp của sự hồi sinh của đất trời, cây cỏ trổ lộc, đơm hoa, kết trái: ”Đào hơi phai…kiếm nhị” - GV: Đoạn văn cuối giúp em cảm nhận thêm gì về không khí mùa xuân sau rằm tháng Giêng? Liên hệ thực tế người miền Bắc ăn Tết sau rằm tháng Giêng? - HS trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức, Bữa cơm giản dị, cánh màn điều,… kết thúc các trò chơi… cuộc sống êm đềm thường nhật đã thay thế không khí tưng bừng, rộn rã, náo nức của ngày Tết. - Phản ánh chính xác, phù hợp với thực tế cuộc sống sau rằm tháng Giêng của người miền Bắc. * Bình: Những hình ảnh tự nhiên từ sau rằm tháng Giêng. Ngòi bút của tác giả đặc biệt tinh tế khi miêu tả cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng. Tác giả đã phát hiện và miêu tả sự thay đổi, chuyển biến của màu sắc và không khí bầu trời, mặt đất, cây cỏ tong một khoảng thời gian ngắn ngủi từ đầu tháng qua rằm tháng giêng. - GV: Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa Xuân miền Bắc qua ngòi bút tài hoa tinh tế của tác giả? - HS trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức, - GV: Tác giả đã thể hiện tình yêu đất Bắc bằng một tình yêu như thế nào? - HS trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức, 3.2. Cảnh sắc và không khí mùa Xuân sau rằm tháng giêng - Nghệ thuật so sánh đặc sắc, hiệu quả  nổi bật sự thay đổi, chuyển biến của màu sắc, không khí đất trời. - Sự cảm nhận, đặc biệt tinh tế, nhạy cảm sự gắn bó, am hiểu, tình yêu thiên nhiên; trân trọng, biết tận hưởng vẻ đẹp cuộc sống. - Con người trở về với cuộc sống êm đềm, thường nhật.  Tình yêu cụ thể, dạt dào, tinh tế, sâu sắc và bền bỉ. - GV: Giới thiệu 1 số hoạt động dân gian đặc trưng ngày Tết: 4. Tổng kết - GV: Nhận xét nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản? Trình bày. - GV: Nhận xét về nội dung – ý nghĩa? Trình bày. - HS: Đọc ghi nhớ SGK - 178 4.1. Nghệ thuật: - Giọng điệu sôi nổi, tha thiết nhớ thương, miêu tả đặc sắc, so sánh hiệu quả. 4.2. Nội dung, ý nghĩa . *Nội dung: Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê. * Ý nghĩa: Văn bản thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa con người với quê hương, xứ sở – một biểu hiện cụ thể của tình yêu đất nước. 4.3. Ghi nhớ HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 10 p - GV: Viết một đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm ở quê hương hay nơi mình đang sống? Hoàn thành phiếu học tập, nộp phiếu. Thu 15 phiếu chấm, sửa và trả sau. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p - GV: Bài văn Mùa xuân của tôi mang đến cho em những cảm nhận mới mẻ nào về mùa xuân trên đất Bắc? HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới (2’) * Đối với bài cũ - Ghi lại những câu văn mà bản thân cho là hay nhất trong văn bản và phân tích. - Nhận xét về việc lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ trong văn bản. * Đối với bài mới Chuẩn bị: Luyện tập sử dụng từ