Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Luyện tập sử dụng từ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức: -Nắm được kiến thức về âm, chính tả, ngữ pháp, đặc điểm ý nghĩa của từ. - Biết các chuẩn mực sử dụng từ. - Nhận biết một số lỗi dùng từ thường gặp và cách chữa. 2. Kỹ năng: vận dụng các kiến thức đã học về từ để lựa chọn, sử dụng từ đúng chuẩn mực. 3. Định hướng phát triển năng lực: - Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng từ để giao tiếp có hiệu quả. - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng từ đúng chuẩn mực. 4. Thái độ: Có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. GV: Bảng phụ, Phiếu học tập, SGK, SGV, tư liệu tham khảo, sách chuẩn kiến thức kĩ năng... 2. HS: Vở soạn, vở ghi, SGK... III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp:nêu và giải quyết vấn đề, phát vấn, quy nạp thực hành...... - Kĩ thuật dạy học: KT giao nhiệm vụ, KT động não, KT hỏi và trả lời, KT hoàn tất 1 nhiệm vụ IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (2 phút) Câu hỏi : Khi sử dụng từ phải chú ý đến những chuẩn mực nào? * Yêu cầu: - Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả. - Sử dụng từ đúng nghĩa, đúng tính chất ngữ pháp của từ - Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp với tình huống giao tiếp. - Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút GV dẫn dắt: Trong các bài viết tập làm văn hoặc trong khi sử dụng ngôn ngữ trong đời sống, đôi khi các em còn gặp phải một số lỗi sai dùng từ như sai chính tả, dùng từ chưa đúng ngữ cảnh… Bài học hôm nay sẽ giúp các em khắc phục những lỗi sai khi sử dụng từ. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 1. Củng cố lý thuyết - GV: treo bảng phụ và đặt câu hỏi: Nêu một số câu văn biểu cảm qua các bài tuỳ bút đã học. A. Củng cố lý thuyết - HS: luyện tập. 1. Câu văn sau đây dùng từ chuẩn mực ở các phương diện nào? Khoanh tròn vào ý mà em cho là đúng nhất? “Tất nhiên là nhiều nơi cũng biết cách thức làm cốm, nhưng không có đâu làm được hạt cốm dẻo, thơm và ngon được bằng ở làng Vòng, gần HN”. a. Đúng nghĩa. b. Đúng NP, có sắc thái biểu cảm. c. Đúng chính tả, đúng ngữ pháp, đúng nghĩa.* - HS: Làm tiếp yêu cầu bài tập 2 đã cho. 2. Nếu viết lại như sau thì các từ trong câu văn phạm lỗi nào? Khoanh tròn vào ý mà em cho là đúng nhất? “Tất nhiên là nhiều nơi cũng biết hình thức làm bánh, làm cốm, nhưng không có đâu làm được hạt cốm hết ý bằng làng Vòng gần Hà Nội” a. Từ sai nghĩa, không hợp phong cách. b. Từ sai nghĩa, sai chính tả. c. Từ sai chính tả, không hợp phong cách. - GV: Tìm những từ địa phương được sử dụng trong các bài tuỳ bút đã học? Tại sao tác giả lại sử dụng từ địa phương? - HS: sử dụng từ địa phương hợp lí =>làm rõ nét P/C người SG, đặc biệt là các cô gái SG. - Riêu riêu là cách dùng từ sáng tạo của tác giả. - Cảm xúc mãnh liệt về mùa xuân quê hương đang trỗi dậy trong lòng tác giả. 3. Tìm các từ địa phương trong văn bản đã học: - Thị thiềng, ui ui, chơn thành ( Sài Gòn tôi yêu) - riêu riêu ( Mùa xuân của tôi). - GV: hướng dẫn H làm bài tập 1 SGK trang 179. - HS: mở các bài kiểm tra viết văn của mình và ghi lại những lỗi sai trong việc sử dụng từ và sửa lại cho đúng theo mẫu bên. 4. Một số lỗi về từ trong các bài TLV đã viết trong học kì I. + Sử dụng từ không đúng âm, đúng chính tả - Cách sửa + Mùa hương khuyến rũ, ý trí, chăm no, bưởi nẽ, con chiêm... - quyến rũ, chăm lo, bởi lẽ, con chim... + các âm: ch, tr, s, x, d, r, gi còn sai phổ biến. Dùng từ không đúng nghĩa - Bạn ấy lầm lì với công việc. - Bạn ấy chủ tâm vào học tập Cặm cụi Chú tâm. *Dùng từ không đúng sắc thái biểu cảm, không hợp với tình huống giao tiếp. - Ông em chết,em rất buồn - Một tin trời đánh - Chết -> mất. - Một tin sét đánh *Lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt. - Huynh đệ như thể tay với chân. - Đưa tớ ra phi trường - Anh em. - Sân bay. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 10 p Hoạt động 2. Luyện tập - GV: Gọi hs đọc và nêu yêu cầu BT1 - GV: HD hs đọc kĩ các bài tập làm văn của mình, chú ý các từ GV đã đánh dấu trong bài làm khi chấm bài , ghi lại những từ đã dùng sai- Nêu cách sửa theo mẫu ( SGK) HS làm việc độc lập 15 phút, báo cáo kết quả/ Gv nhận xét bổ sung B. Luyện tập : Bài tập 1: Ghi lại những từ đã dùng sai ( về âm, chính tả, về nghĩa, tính chất ngữ pháp, về sắc thái biểu cảm và nêu cách sửa chữa. GV goị hs đọc bài tập 2: - Chỉ định các cặp hs đọc bài của nhau: ( 1 hs khá giỏi+ 1 hs TB, yếu ) thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của bài tập HS làm bài tập, /trình bày trao đổi với bạn GV cử một số cặp trình bày bài tập trước lớp - Gv kiểm tra lại một số nhận xét của HS Bài tập 2: Sửa các lỗi ( như yêu cầu ở BT 1) cho bài tập làm văn của bạn HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p - GV yêu cầu HS: Sửa lại lỗi sai trong các câu sau 1. Những hàng tre đã bao bọc, tre chở cho hàng xóm... 2. Yếu điểm của bạn ấy là lười biếng 3. Đứa bé bập bõm tập nói HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm - GV: Tìm 3 ví dụ về cách dùng từ sai trong giao tiếp hàng ngày 4. Hướng dẫn về nhà - Tự trau dồi vốn từ qua học tập trong sách vở, khi giao tiếp, sử dụng từ điển ... - chuẩn bị: chương trình địa phương