Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Luyện tập lập luận giải thích.Viết bài tập làm văn số 6. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tập làm văn : LUYỆN TẬP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH. VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 Ở NHÀ A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Cách làm bài văn lập luận giải thích 1 vấn đề. - Biết vận dụng những kiến thức đó để giải quyết đề văn giải thích một nhận định, một ý kiến về một vấn đề xã hội và văn học gần gũi, vừa sức với vốn sống và tầm hiểu biết của các em. 2. Kĩ năng - Vận dụng các kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết các phần, các đoạn trong bài văn giải thích. - Vân dụng kiến thức đã học để viết 1 bài văn giải thích hoàn chỉnh. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề: ra quyết định lựa chọn phương pháp, cách lập luận, lấy dẫn chứng ... khi tạo lập đoạn văn, bài văn nghị luận chứng minh theo những yêu cầu khác nhau. - Năng lực sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm tầm quan trọng của các phương pháp, thao tác nghị luận và cách viết đoạn văn nghị luận giải thích. - Suy nghĩ, phê phán, sang tao: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm tầm quan trọng của các phương pháp, thao tác nghị luận và cách viết đoạn văn nghị luận giải thích - Giao tiếp trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về phép lập luận giải thích. 4. Thái độ - Giáo dục học sinh ý thức ôn luyện, vận dụng thực hành. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: - GV yêu cầu các tổ báo cáo kết quả chuẩn bị bài. - GV nhận xét thái độ chuẩn bị của học sinh, đánh giá cao học sinh. 3. Bài mới (40’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút - GV: Giải thích là một nhu cầu rất phổ biến trong cuộc sống xã hội. Trong nhà trường, giải thích là một kiểu bài qiuan trọng. Vậy nghị luận giải thích là gì? Nó có liên quan gì đến kiểu bài nghị luận chứng minh vừa học. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta làm sáng rõ điều ấy. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Củng cố lý thuyết. I. Củng cố lý thuyết G H ? Nêu các bước làm bài văn nghị luận giảit thích? Dàn bài bài văn nghị luận chứng minh gồm mấy phần? Nhiệm vụ của mỗi phần? Yêu cầu giữa các phần, các đoạn? * Trả lời: - Để làm bài văn lập luận giải thích thì phải thực hiện 4 bước: Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa lỗi. - Dàn bài: + Mở bài: Giới thiệu điều cần được giải thích và gợi ra phương hướng giải thích. + Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Cần sử dụgn các cách lập luận giải thích phù hợp. + Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người. -> Lời văn giải thích cần sáng sủa, dễ hiểu. Giữa các phần, các đoạn cần có liên kết. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 10 p Hoạt động 2: Luyện tập II. Luyện tập G G H G H G H G H H G H H H G G H H G Chép đề lên bảng. Hướng dẫn HS thực hiện theo 4 bước : Tìm hiểu đề – tìm ý, lập dàn bài, viết bài; đọc, sửa chữa. ? Xác định các nội dung trong phần tìm hiểu đề ? Dạng bài, đối tượng giải thích, vấn đề cần giải thích, phạm vi giải thích? Xác định các yêu cầu (bảng chính) ?Vì sao em xác định được những yêu cầu đó? Căn cứ vào những từ ngữ, mệnh lệnh trong đề. ? Để đạt được yêu cầu trên cần tìm những ý nào? Phát biểu ý kiến. Chốt – ghi bảng. Tìm những ý khác hợp với đề bài. Nhận xét – bổ sung đầy đủ. VD : - Ngọn đèn sáng bất diệt là như thế nào? - Vì sao nói sách là ngọn đèn sáng bất diệt? - Vì sao nói đến sách người ta luôn nghĩ đến trí tuệ con người? - Tìm ví dụ cho thấy sách là trí tuệ bất diệt? - Câu nói có phải là tôn vinh , ca ngợi giá trị của sách không? - Tìm câu nói khác để hiểu sâu vấn đề? - Tình cảm, thái độ của con người đối với sách? * Yêu cầu HS thảo luận trong 10 phút Hoạt động nhóm trên bảng phụ để xây dựng dàn bài ( 5 – 7 phút ) * Nhóm 1 : Xây dựng dàn bài phần MB ; KB. * Nhóm 2: Giải thích ý nghĩa câu nói. * Nhóm 3: Giải thích cơ sở chân lí của câu nói (lợi ích, tác dụng của sách đối với đời sống con người) * Nhóm 4: Giải thích sự vận dụng câu nói (Phương pháp đọc sách, làm thế nào để sách là “ ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người ” ) Các nhóm trình bày phần chuẩn bị, đại diện báo cáo. Nhóm khác nhận xét , sửa chốt dàn bài cơ bản. * Dẫn những câu ngạn ngữ, triết lí về ý nghĩa của sách. 1. “Sách là con thuyền tư tưởng lênh đênh trên mặt sóng thời gian chở báu vật quý giá truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”. 2. Giống như người thợ lặn xuống đáy biển tìm ngọc trai, ta ở trong thấy sách những thứ quý giá nhất trong tâm hồn mỗi người. 3. Đừng sợ ngu dốt mà hãy sợ tri thức dở dang vì đó là mọi thứ tai hoạ trên cõi đời này. * Chia lớp thành 4 nhóm. * Yêu cầu: Nhóm 1: Mở bài và kết bài Nhóm 2: Đoạn 1 phần thân bài. Nhóm 3: Đoạn 2 phần thân bài Nhóm 4: Đoạn 3 phần thân bài. Cử đại diện đọc phần chuẩn bị, nhóm khác nhận xét chéo, cho điểm. Sửa chữa. Gợi ý: * Mở bài: Gợi ý: Sách là người bạn không thể thiếu trên con đường học vấn của mỗi người, cung cấp cho ta những hiểu biết vô cùng quan trọng. Đúng như một nhà văn đã nói “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. * Kết bài: Câu nói bằng hình ảnh so sánh chứa đầy tính chất triết lí sâu sắc: Vừa tôn vinh giá trị của sách và trí tuệ con người vừa đưa ra bài học về cách chọn sách, làm theo ánh sáng trí tuệ từ sách chiếu rọi... Đề bài : Một nhà văn nói: “ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người ”. Hãy giải thích nội dung câu nói đó ? 1. Tìm hiểu đề – tìm ý : * Tìm hiểu đề : - Dạng bài : lập luận giải thích. - Đối tượng giải thích: 1 câu nói. - Vấn đề cần giải thích: vai trò của sách đối với trí tuệ của con người. - Phạm vi: thực tế cuộc sống. * Tìm ý: GT : + Ý nghĩa câu nói. + Cơ sở chân lí của câu nói. + Sự vận dụng câu nói trong thực tế. 2. Lập dàn bài a. MB - Dẫn dắt, giải thích chung về giải thích của sách trong đời sống xã hội. - Trích câu nói. - Khái quát phương hướng giải thích. b. TB : Giải thích *Luận điểm 1: Giải thích ý nghĩa của câu nói - Trí tuệ: tinh tuý, tinh hoa của hiểu biết sách chứa đựng nhhững trí tuệ của con người. - Sách là ngọn đèn sáng bất diệt. + Ngọn đèn sáng: hiểu theo nghĩa ẩn dụ: ngọn đèn sáng rọi chiếu, soi đường, đưa con người ra khỏi tối tăm (của sự không hiểu biết) + Bất diệt: mãi mãi, không bao giờ tắt. Cả câu nói có ý nghĩa: sách là nguồn sáng bất diệt được thắp lên từ trí tuệ con người sách có vai trò hết sức cần thiết, quan trọng trong đời sống con người. Nó soi đường , chỉ lối đưa con người khỏi chốn tối tăm của sự không hiểu biết “ Ngọn đèn sáng không bao giờ tắt ” * Luận điểm 2: Cơ sở chân lí của câu nói: - Không phải mọi cuốn sách đều là “ Ngọn đèn … con người ” Chỉ có những cuốn sách có giá trị đúng. Vì: +) Sách ghi lại những hiểu biết quý giá nhất của con người trong mọi lĩnh vực ( SX, chiến đấu, trong các mối quan hệ xã hội) ( Dẫn chứng): Con người sẽ hiểu biết mọi mặt của CS – XH thông qua sách. Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. +) Những hiểu biết mà sách ghi lại có ích cho 1 thời và mọi thời. +) Nhờ có sách ánh sáng trí tuệ mới được truyền cho muôn đời sau. +) Sách là con đường quan trọng của học vấn ; mọi thành quả của nhân loại không bị vùi lấp , quên lãng là nhờ có sách. + Sách giúp ta thư giãn, thưởng thức vẻ đẹp của thế giới, con người; giúp ta có những suy nghĩ, tình cảm đẹp ( tham khảo bài “ Ích lợi của việc đọc sách ”/ 23- ngữ văn 7/T2 ) Đó là những điều mọi người đều biết và thừa nhận. . Chu Quang Tiềm: nhà mĩ học, lí luận học nổi tiếng Trung Quốc trong “ Bàn về đọc sách ”/ ngữ văn 9 / tập 2 / 3. . Danh ngôn: Không có sách thì không có tri thức. *Luận điểm 3: Sự vận dụng chân lí được nêu trong thực tế - Để sách trở thành ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ cần phải: + Chăm đọc sách để hiểu biết nhiều hơn, sống tốt hơn. + Phải biết chọn sách tốt để đọc chọn sách hay, sách tốt để đọc; không đọc sách dở, sách có hại. + Phải có phương pháp đọc đúng. + Phải tiếp nhận ánh sáng trí tuệ chứa đựng trong sách, cố hiểu sách và làm theo sách. c. KB: - Khẳng định ý nghĩa của sách từ câu nói. - Bài học cho bản thân. 3. Viết đoạn văn : a. Viết MB : ( Trực tiếp – gián tiếp ) b. Viết đoạn thân bài : - Liên kết chặt chẽ giữa các đoạn văn. c. Viết KB : - Hô ứng với thân bài. 4. Đọc và sửa chữa VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 Ở NHÀ ( Ma trận và đề đã nộp về chuyên môn trường) 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Đối với bài cũ: - Nắm chắc nội dung kiến thức đã học về văn nghị luận nói chung, phép lập luận giải thích nói riêng và so sánh với lập luận chứng minh. - Đọc, tham khảo các bài văn mẫu. Tìm hiểu đề, nắm chắc yêu cầu bài viết số 6 và làm bài có hiệu quả. - Viết bài hoàn chỉnh giờ sau nộp. * Đối với bài mới: “Những trò lố hay Va-ren và Phan Bộ Châu”. + Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. + Nắm nội dung chính của văn bản. + Tập đọc diễn cảm truyện bằng giọng phù hợp (giọng châm biếm)