Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Làm thơ lục bát. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Hoạt động Ngữ văn LÀM THƠ LỤC BÁT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Hiểu sơ giản về vần, nhịp, luật bằng trắc của thơ lục bát. 2. Kĩ năng - Nhận diện, phân tích, tập viết thơ lục bát. 3. Định hướng phát triển năng lực: NL xác định giá trị, NL lắng nghe tích cực, NL tư duy sáng tạo, giao tiếp, hợp tác. 4. Thái độ - Bồi dưỡng lòng yêu văn học, phát huy sức sáng tạo. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: - Bài soạn, tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: - Đọc ngữ liệu, trả lời câu hỏi SGK. - Nghiên cứu bài tập trong SGK. - Tự sáng tác 1 bài thơ lục bát, chủ đề tự chọn. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phân tích mẫu, quy nạp, vấn đáp, luyện tập, thực hành - Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (2 phót) 3. Bài mới (35 phút) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút - GV: Kể tên các thể thơ mà em biết? - HS tham gia trả lời. Thơ lục bát, tự do, song thất lục bát, thơ 4 chữ, 5 chữ.. - GV dẫn dắt vào bài: Văn thơ VN rất đa dạng về thể thơ, thể loại nhưng có lẽ, thể lục bát là thể loại mang hồn cốt dân tộc nhất, diễn tả sâu sắc, tinh tế tất cả các cung bậc tình cảm, cảm xúc của con người.... HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p Hoạt động của thầy và trò Nội dung - HS đọc bài ca dao. - GV: Nội dung của bài ca dao là gì? ?Cặp câu thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng? Vì sao gọi là lục bát? - GV: treo sơ đồ câm, giới thiệu các kí hiệu - Thanh B Thanh huyền Thanh ngang - Thanh T Thanh sắc Thanh hỏi Ngã Nặng - HS lên điều kí hiệu - HS khác nhận xét - GV: Nhìn vào sơ đồ em thấy các tiếng ở vị trí nào không bắt buộc phải theo luật bằng trắc? - 1, 3, 5, 7: không bắt buộc - 2, 4, 6, 8: phải tuân theo luật - GV: Vần trong thơ lục bát được gieo ntn? - GV: Em có nhận xét gì về tương quan thanh điệu giữa tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám trong câu tám? I. Luật thơ lục bát 1. Phân tích ngữ liệu * Lục bát là thể thơ độc đáo của dân tộc Việt Nam * Cặp câu thơ lục bát: - Câu trên: Lục-> 6 tiếng - Câu dưới: Bát-> 8 tiếng * Luật bằng, trắc: B B B T B Bv T B B T T Bv B Bv T B T T B Bv T B T T B Bv B Bv - Các tiếng: 1, 3, 5, 7 bất luận. - Các tiếng: 2, 4, 6, 8 phân minh. - Vần: + Tiếng thứ 6 câu 6 vần với tiếng thứ 6 câu 8. + Tiếng thứ 8 câu 8 vần với tiếng thứ 6 câu 6 tiếp theo. - Trong câu 8: Tiếng 6 thanh ngang (bổng), tiếng 8 thanh huyền (trầm) và ngược lại. *Luật biến thể và ngoại lệ. - GV: cho HS tìm hiểu 2 VD: a. Tò vò mày nuôi con nhện Về sau nó lớn, nó quện nhau đi Tò vò mày khúc tỉ ti: Nhện ơi nhện hỡi nhện đi đằng nào? (Ca dao) b. Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương. - GV: Xác định vần, luật bằng trắc trong 2 VD?Em thấy có gì đặc biệt không? - GV giới thiệu dạng biến thể và ngoại lệ của lục bát. - GV yêu cầu HS: Nêu đặc điểm của thể thơ lục bát? - VDa: + Gieo vần trắc. + Luật bằng trắc: (2 câu đầu) 2 4 6 8 B B T B T T B - VD b: + Luật bằng trắc câu 8 thay đổi T B T B Mọc trùng cả nương - HS đọc ghi nhớ. 2. Ghi nhớ: SGK/156 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 10 p - GV: Dựa vào luật thơ lục bát đã học, hãy điền nối tiếp cho thành bài và đúng luật? Cho biết vì sao em điền các từ đó? II. Luyện tập Bài 1: Làm thơ lục bát theo mô hình ca dao a. - Kẻo mà - như là b. - mới nên con người - mới nên thân người - tiến lên hàng đầu - GV: Tập viết nối câu thơ, đoạn thơ đã cho? Bài 2 - Cúc vàng rực rỡ ong tìm chốn nao - Rủ nhau ong bướm đi tìm hương hoa. - GV: Cho biết các câu lục bát sau sai ở đâu và sửa lại cho đúng luật? Bài 3 a. Tiếng 6 câu 6 chưa gieo vần với tiếng sáu câu 8 Vườn em cây quý đủ loài Có cam, có quýt, có xoài, có na. b. Không hiệp vần Thiếu nhi là tuổi học hành Chúng em phấn đấu trở thành trò ngoan (đoàn viên) HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p - GV: Em hiểu như thế nào về luật thơ lục bát? - GV lưu ý: cần phân biệt văn vần 6/8 với thơ lục bát. Thơ lục bát phải có giá trị biểu cảm cao gợi cho người đọc, người nghe những liên tưởng phong phú về TN, đất nước, con người... HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm Sưu tầm những bài thơ lục bát hay để học tập 4. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài: (3 phút) *Đối với bài cũ - Nắm chắc đặc điểm thể thơ lục bát. - Phân tích thi luật một bài ca dao. *Đối với bài mới - Chuẩn bị: Một thứ quà của lúa non: cốm + Đọc văn bản, trả lời câu hỏi trong SGK. + Tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp, phong cách tác giả Thạch Lam. + Sưu tầm một số bài ca dao, câu thơ nói đến cốm.