Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Đặc điểm chung của văn nghị luận. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tập làm văn: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VĂN NGHỊ LUẬN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức - Nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ và lập luận gắn bó mật thiết với nhau. - Phân tích được hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận trong một bài văn nghị luận. 2. Kĩ năng - Biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong một văn bản nghị luận. - Bước đầu biết xác định luận điểm, xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận cho một đề bài cụ thể. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ. - Năng lực viết sáng tạo. - Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực. - Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: Phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, bố cục, phương pháp làm bài văn nghị luận. - Ra quyết định: Lựa chọn cách lập luận, lấy dẫn chứng … khi tạo lập và giao tiếp hiệu quả bằng văn nghị luận. 4. Thái độ Ý thức được ý nghĩa quan trọng của văn nghị luận để học tập nghiêm túc hơn. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HOC - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu,... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ - Kết hợp trong khi học bài mới. :3. Bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút Trong tiết trước các em đã được tìm hiểu về văn nghị luận và yêu cầu của văn nghị luận, tiết này các em sẽ tìm hiểu về đặc điểm của văn nghị luận. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu luận điểm, luận cứ và lập luận. I. Luận điểm, luận cứ và lập luận. 1. Luận điểm - GV: Yêu cầu HS chia nhóm và thảo luận (7 phút) Nhóm 1: + Luận điểm chính của bài viết là gì? + Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể hoá thành những câu văn như thế nào? + Luận điểm đóng vai trò gì trong văn bản nghị luận? Nhóm 2: Để ý kiến có sức thuyết phục, bài viết đã nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nào? Hãy liệt kê Bài viết có lĩ lẽ và dẫn chứng đóng vai trò gì? Để có sức thuyết phục, lí lẽ và dẫn chứng phải đạt yêu cầu gì? Nhóm 3,4: Hãy chỉ ra trình tự sắp xếp của văn bản nghị luận? Lập luận như vậy là theo trình tự nào? Sắp xếp như vậy đã hợp lí và chặt chẽ chưa? Tác dụng của cách sắp xếp này? - HS: Thảo luận nhóm, cử đại diện báo cáo, nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. - GV: Thế nào là luận điểm? Theo em luận điểm đóng vai trò gì trong bài văn nghị luận? Muốn có sức thuyết phục luận điểm phải đạt những yêu cầu gì ? - HS trình bày. GV chuẩn kiến thức - HS ghi bảng. - Luận điểm là ý thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. - Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục. - GV: Chỉ ra hệ thống lí lẽ và dẫn chứng mà tác giả sử dụng? - HS trình bày. GV chuẩn kiến thức Lí lẽ: - Thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân ... * Dẫn chứng: - 95% dân số mù chữ. - Những điều kiện để nâng cao dân trí ... + Người biết chữ dạy người chưa biết chữ. + Người chưa biết chữ -> cố gắng học. + Phụ nữ càng cần phải học. - Vợ chưa biết -> chồng bảo. - Anh chưa biết ... => Kết luận: đó là luận cứ. - GV: Nhận xét các lí lẽ , dẫn chứng mà Bác đưa ra ? Và quan hệ giữa những lí lẽ , dẫn chứng đó với luận điểm ? - HS trình bày. GV chuẩn kiến thức Các luận cứ trên góp phần làm rõ: vì sao phải chống nạn thất học; phải làm gì để chống nạn thất học -> Luận cứ làm sáng tỏ luận điểm, là cơ sở cho luận điểm. 2. Luận cứ là lí lẽ và dẫn chứng. - Lí lẽ: đúng đắn, có sức thuyết phục. - Dẫn chứng: Chân thật, đúng đắn, tiêu biểu, cụ thể có hệ thống. Luận cứ làm sáng tỏ luận điểm, là cơ sở cho luận điểm. - GV: Em hiểu thế nào là cách lập luận? Chỉ ra trình tự lập luận của văn bản “Chống nạn thất học ” . Lập luận như vậy tuân theo thứ tự nào và có ưu điểm gì? - HS trình bày. GV chuẩn kiến thức * Phân tích (S7) + Nêu vấn đề: ở nhan đề văn bản. + Tác giả nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học + Mục đích của việc chống nạn thất học? ( Người dân biết quyền lợi, nghĩa vụ, xây dựng đất nước) +Quan điểm về việc chống nạn thất học là: Biết đọc biết viết chữ quốc ngữ. + Những biện pháp cụ thể để chống nạn thất học -> trình tự lập luận: + Tổng - phân- hợp + Diễn dịch ( từ khái quát đến cụ thể ) -> Chặt chẽ, hợp lí và thuyết phục. - GV: Lập luận có quan hệ như thế nào với luận cứ và luận điểm? - HS trình bày. GV chuẩn kiến thức Có lập luận chặt chẽ, hợp lí thì luận cứ mới là cơ sở vững chắc cho luận điểm và luận điểm mới được sáng tỏ, đáng tin cậy Lập luận có mặt trong cả văn bản gắn kết luận điểm với luận cứ Tạo ra sức thuyết phục cho văn bản. - GV: Từ đó hãy rút ra những yêu cầu khi lập luận Có thể thiếu yếu tố luận điểm, luận cứ và lập luận trong văn nghị luận không? Vì sao? - HS trình bày. GV chuẩn kiến thức Không. Văn bản sẽ không còn là văn bản nghị luận. - GV: Những yếu tố cơ bản của 1 bài văn nghị luận ? Phân biệt sự khác nhau giữa luận điểm, luận cứ và lập luận? - HS trình bày. GV chuẩn kiến thức - HS Đọc ghi nhớ. 3. Lập luận - Cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ. - Yêu cầu: chặt chẽ, rõ ràng, hợp lí mới thuyết phục. 4. Ghi nhớ /19 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (8’) - Mục tiêu: Hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp, kĩ thuật : Thảo luận, hoạt độn nhóm, trò chơi - Thời gian : 8’ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập II. Luyện tập * Yêu cầu HS đọc bài văn “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội”. Thảo luận nhóm: (2’) ( Chiếu yêu cầu) - GV: Chỉ ra luận điểm, luận cứ, lập luận trong bài. Nhận xét về sức thuyết phục của văn bản ấy ? Thảo luận, cử đại diện trình bày. Bài tập 1 Văn bản: “Cần tạo ra thói HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 5p - GV: Đọc văn bản Học thầy, học bạn trong phần Đọc thêm và cho biết luận điểm, luận cứ và cách lập luận của văn bản? HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm GV: Chọn một câu tục ngữ mà em thích nhất và thực hiện các yêu cầu dưới đây: a. Em có đồng ý với lời khuyên mà câu tục ngữ nêu ra không? b. Tìm ít nhất 2 lí lẽ để giải thích cho câu trả lời của em c. Với mỗi lí lẽ, tìm ít nhất 2 dẫn chứng để chứng minh 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Đối với bài cũ: - Nhớ được đặc điểm văn bản nghị luận qua các văn bản nghị luận đã học. - Sưu tầm các bài văn, đoạn văn nghị luận ngắn trên báo chí, tìm hiểu đặc điểm nghị luận của văn bản đó. - Thuộc ghi nhớ, đọc bài đọc thêm - tìm luận điểm, luận cứ và lập luận. - Làm bài tập 1 – 6 / SBT Ngữ văn 7 / tập 2 / 13. * Đối với bài mới: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận ? ? Nêu lại các bước tìm hiểu đề ? ? Tìm hiểu đề văn nghị luận có gì đặc biệt so với văn tự sự ? ? Tìm hiểu đề, luận điểm và luận cứ cho đề : Chớ nên tự phụ.