Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: làm bài văn lập luận giải thích. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tập làm văn: CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh nắm được các bước làm bài văn lập luận giải thích. 2. Kĩ năng - Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích. 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực giải quyết vấn đề: ra quyết định lựa chọn phương pháp, cách lập luận, lấy dẫn chứng ... khi tạo lập đoạn văn, bài văn nghị luận chứng minh theo những yêu cầu khác nhau. - Năng lực sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm tầm quan trọng của các phương pháp, thao tác nghị luận và cách viết đoạn văn nghị luận giải thích. - Năng lực hợp tác. - Năng lực tự quản bản thân.. 4. Thái độ Có ý thức vận dụng thực hành và sửa lỗi sai trong bài làm. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ ( 5’) ? Mục đích lập lụân trong văn giải thích là gì? Lập luận bằng cách nào? * Trả lời: - Mục đích: Làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng đạo lí, phẩm chất,quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người. - Giải thích bằng cách: Nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sanh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích. 3. Bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút ? Nêu các bước làm bài văn lập luận chứng minh: 4 bước * Dẫn dắt: Bài văn lập luận giải thích cơ bản cũng tiến hành theo 4 bước. Tuy nhiên so với bài văn chứng minh bài văn giải thích có những đặc điểm và cách lập luận riêng. Giờ hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hiểu được các bước làm bài văn lập luận giải thích. I. Các bước làm bài văn lập luận giải thích G H G H G H G H G G H G G H G G H G G G G H G G G H G H G H G H G H G H G G H G H H * Chép đề bài trong SGK lên bảng. * Gọi HS đọc đề bài SGK. ? Đọc kỹ đề và xác định yêu cầu của đề bài? ? Tìm những từ ngữ quan trọng và các vế câu cần giải thích? ? Đề bài đặt ra yêu cầu gì ? - 2 yêu cầu: thể loại và nội dung. ? Hãy chỉ rõ từng yêu cầu trên? Trình bày. ? Để tìm ý giải thích, ta làm bằng cách nào? - Bằng cách đặt câu hỏi: Như thế nào? Tại sao? Có ý nghĩa như thế nào? ? Dựa vào đề bài sách giáo khoa, em hãy đặt câu hỏi tương tự như thế? 1. Đặt câu hỏi: + Câu hỏi thứ 1 là: Nghĩa là gì? Đây là câu hỏi đặt khi ta cần giải nghĩa một khái niệm trong câu trích của luận đề. VD với đề văn trên ta đặt câu hỏi: ? Đi một ngày đàng nghĩa là gì? ? Học một sàng khôn nghĩa là gì? * Lưu ý: Câu hỏi “Nghĩa là gì?” Có thể thay thế bằng câu hỏi “Thế nào là?”. + Câu hỏi thứ 2 là: Tại sao? Vì sao? Ví dụ với đề văn trên ta đặt câu hỏi ntn ? - HS đặt câu: ? Tại sao đi một ... sàng khôn ? ? Vì sao đi một ngày đàng lại học đc ... khôn ? + Câu tục ngữ đó có ý nghĩa như thế nào? - GV nhấn mạnh: Biết đặt câu hỏi để tìm lí lẽ cho một bài văn giải thích là một vđề kĩ năng rất quan trọng. Các câu hỏi rất đa dạng: Nghĩa là gì? Tại sao? Vì sao? Ý nghĩa là gì ? Tác dụng của vấn đề ? Triển vọng của vấn đề? Có ảnh hưởng nào khác ko? Thực tế có đúng không? Có thể so sánh với vđề gì ? Thông thường các câu hỏi về định nghĩa đc đặt lên đầu, các câu hỏi về ý nghĩa, tác dụng đặt ở cuối, các câu khác đặt ở giữa, câu hỏi phản bác cần đặt ra trước khi kết luận, khẳng định vấc đề. -> Chúng ta cần giải thích từng ý -> cả câu (tra từ điển)" giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng nghĩa sâu xa. => Có như vậy mới giải quyết vđề một cách triệt để vđề, bài viết mới có sức thuyết phục. ? Làm thế nào để tìm được ý nghĩa chính xác và đầy đủ của câu tục ngữ ? Trình bày. * Bổ sung: Hỏi người hiểu biết hơn, đọc sách báo, tra từ điển, liên hệ mở rộng. ? Từ đó em có thể rút ra kết luận gì về việc tìm hiểu đề, tìm ý cho một bài văn giải thích? - Tìm hiểu đề: xác định vấn đề cần giải thích - Tìm ý: Bằng cách đặt câu hỏi: “ nghĩa là gì, thế nào, tại sao”, tìm lí lẽ giải thích các câu hỏi đó. THẢO LUẬN NHÓM: 5 phút Xây dựng dàn bài cho đề bài trên: GV: Gợi ý: * Lập dàn bài theo yêu cầu sau: 1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề gì? 2. Thân bài: + Triển khai mấy ý? Đó là những ý gì? + Các ý đó sắp xếp theo thứ tự nào là hợp lí? 3. Kết bài: Khẳng định vấn đề gì? GV Chiếu: Dàn bài tham khảo: 1. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa là đúc kết kinh nghiệm và khát vọng đi đây đó để mở rộng hiểu biết. 2. Thân bài: - Nghĩa đen: Đi một ngày đàng tức là đi thật xa, học một sàng khôn tức là học hỏi nhiều điều khôn. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn tức là khi đi xa sẽ học hỏi sàng lọc điều khôn. - Nghĩa bóng: + Đi đây đó nhiều nơi, tiếp xúc nhiều với thực tế cuộc sống xung quanh sẽ mở rộng tầm hiểu biết khôn ngoan từng trải. + Câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm học hỏi: càng đi nhiều, càng biết nhiều. - Nghĩa sâu: + Khích lệ, động viên cần đi nhiều mở rộng tầm hiểu biết + Thể hiện khát vọng hiểu biết 3. Kết bài: Ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay. ? Từ dàn bài cho đề văn trên em rút ra kết luận gì về dàn ý bài văn lập luận giải thích (so với các kiểu bài đã học và so với bài văn lập luận chứng minh nói riêng)? - Giống: Bố cục 3 phần. Giống nghị luận chứng minh phần MB, KB: Nêu và khẳng định giá trị vấn đề. - Khác: Phép lập luận giải thích (TB). - Hs đọc các đoạn mở bài sgk T85 và nêu nhận xét: ? Em có nhận xét gì về ba cách mở bài trên? ? Ngoài ba cách mở bài trên, còn có cách mở bài nào khác? GV Chiếu: * Cách mở bài phản đề: Trong cuộc sống không ít kẻ vênh váo, tự mãn cho mình hiểu biết hơn người mà không cần đi đây đó để học hỏi. Để nhắc nhở, khích lệ mọi người cần đi để học, tục ngữ ta đã có câu: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". ? Theo em, phần Tb của đề bài trên nên chia mấy đoạn? Làm thế nào để đoạn đầu tiên của TB liên kết với mở bài? Các đoạn sau liên kết với đoạn trước bằng phương tiện nào? - Liên kết bằng từ ngữ chuyển đoạn: Thật vậy, quả nhiên, đúng là như vậy; Từ ngữ chỉ trình tự hoặc thay thế: trước tiên, thứ nhất, vì thế, do đó Thật vậy,. - Liên kết bằng cặp quan hệ từ sóng đôi: Nhưng.mà; không chỉ. mà còn, ... - Liên kết bằng cách đặt câu hỏi... Gv chiếu phần thân bài trong sgk: ? Em hãy cho biết cách giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa sâu xa trong ba đoạn văn đó? - Cách giải thích nghĩa đen: Giải thích nghĩa của từng từ ngữ, từng vế câu trước, rồi giải thích nghĩa đen của cả câu sau. - Cách giải thích nghĩa bóng, nghĩa sâu xa dựa trên cơ sở của nghĩa đen. ? Cho biết ba đoạn văn phần thân bài, người viết đã sử dụng những phép lập luận nào để giải thích? Đoạn 1: Dùng cách định nghĩa Đoạn 2: Dùng cách lập luận đối chiếu so sánh. Cách phân tích để chỉ ra mặt lợi, hại. Đoạn 3: Chỉ ra ý nghĩa của mặt lợi. ? Các đoạn Tb quan hệ như thế nào với đoạn MB? Theo trình tự tổng phân hợp -> làm rõ, phân tích ý đoạn MB -> tạo tính thống nhất cho văn bản). ? Khi viết phần thân bài cần chú ý? - Giữa các đoạn, các phần phải liên kết chặt chẽ. - Sử dụng phù hợp các phép lập luận để giải thích. - Đoạn văn giải thích cần rõ ràng. * HS tham khảo kết bài trong SGK ? Em có nhận xét gì về cách kết bài trên? ? Có thể viết kết bài theo các cách khác không? Ví dụ. ? Để đạt kết quả cao hơn cần làm gì? - Cần tạo sự hô ứng giữa mở bài, kết bài. - Chú ý liên kết, chuyển đoạn. ? Sau khi viết bài xong ta phải làm gì? ? Vì sao hoàn chỉnh bài viết cần đọc lại và sửa lỗi? Để sửa chữa về cách diễn đạt: dùng từ, dùng các dấu chấm câu, cách chuyển tiếp và cách viết danh từ riêng cho bài văn). - HS tự bộc lộ và liên hệ với bản thân đã thực hiện đủ, đúng quy trình các bước chưa? Thường bỏ qua bước nào, hậu quả? ?Như vậy muốn làm bài văn lập luận giải thích phải thực hiện mấy bước? ? Dàn bài bài văn giải thích gồm mấy phần? Nhiệm vụ từng phần? ? Yêu cầu khi làm bài văn nghị luận giải thích? - Lời văn giải thích cần trong sáng, dễ hiểu. - Các đoạn trong bài phải liên kết chặt chẽ qua các hình thức chuyển tiếp ý. Đọc ghi nhớ sgk. 1. Phân tích ngữ liệu: SGK/84 Đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. a. Tìm hiểu đề, tìm ý * Tìm hiểu đề: - Thể loại: văn nghị luận lập luận giải thích - Vấn đề giải thớch: đi đây đó thì mở rộng tầm hiểu biết, khôn ngoan, từng trải - Phạm vi: trong văn học và thực tế cuộc sống. * Tìm ý: - Giải thích từ, câu. - Nghĩa đen: Thế nào là đi một ngày đàng, một sàng khôn là gì? - Nghĩa bóng: câu tục ngữ đúc kết được kinh nghiệm gì? - Nghĩa sâu xa: lời khuyên, lời khích lệ người dân nên đi đây đi đó để mở rộng tầm hiểu biết (mở rộng, liên hệ vấn đề liên quan). b. Lập dàn bài * Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề cần giải thích; - Nêu vấn đề giải thích: trích dẫn câu tục ngữ. * Thân bài: Triển khai việc giải thích: - Nghĩa đen - Nghĩa bóng - Nghĩa sâu xa * Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề - Suy nghĩ, liên hệ, rút ra bài học thực tế. c. Viết bài - Viết Mở bài: + Trực tiếp: Đi thẳng vào vấn đề. + Gián tiếp: (Lập luận đòn bẩy, phản đề, đặt câu hỏi). Nêu ý chung -> riêng; Suy từ tâm lí con người. - Thân bài: 3 đoạn + Sử dụng từ ngữ liên kết các đoạn văn. - Kết bài: + Khẳng định ý nghĩa câu tục ngữ + Liên hệ rút ra bài học cho bản thân. d. Đọc và sửa lỗi. -> 4 bước làm bài văn lập luận giải thích: Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc và sửa lỗi. - Dàn bài:3 phần. -> có sự liên kết giữa các phần, lời văn giải thích cần sáng sủa, dễ hiểu. 2. Ghi nhớ (sgk- 86) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 10 p Hoạt động 3: Luyện tập II. LUYỆN TẬP G H * Hướng dẫn hs luyện tập. - 2 Hs lên bảng viết -> đọc, nhận xét, sửa lỗi. - GV cho HS tham khảo mẫu: "Đi ..." là một chân lí không bao giờ cũ. Ngày xưa con người cần đi học để biết. Ngày nay, xã hội phát triển rất mạnh mẽ nên con người càng cần phải đi nhiều "ngày đàng" để học nhiều "sàng khôn" hơn góp phần đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh ... Viết kết bài cho đề trên. Gợi ý: - Cách 1: Câu tục ngữ là một chân lí sâu sắc, tiến bộ không chỉ ở thời xưa mà ngay cả ngày nay khi đất nước phát triển và có nhu cầu mở cửa để hội nhập với thế giới... - Cách 2: Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng là bài học thấm thía về nhận thức của mỗi người... HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thực hành có hướng dẫn, thảo luận nhóm ? Vẽ sơ đồ tư duy cho đề văn trên. 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Đối với bài cũ: - Nắm được cách làm bài văn lập luận giải thích. - Sưu tầm thêm một số văn bản giải thích để làm tài liệu học tập. - Xác định nội dung giải thích và phương pháp giải thích trong một vb viết theo phương pháp lập luận giải thích cụ thể. * Đối với bài mới: Chuẩn bị bài mới: Luyện tập lập luận giải thích. Viết bài tập làm văn số 6 ở nhà. + Luyện tập lập luận giải thích (Đọc đề văn (SGK-87), tiến hành 4 bước làm bài văn giải thích như đã học với đề bài đó. + Xem lại kiến thức về văn lập luận giải thích để chuẩn bị cho bài viết số 6.