Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Cách làm bài văn lập luận chứng minh. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Tập làm văn: CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh nắm được các bước làm bài văn lập luận chứng minh. 2. Kĩ năng - Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn chứng minh 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực giải quyết vấn đề: ra quyết định lựa chọn phương pháp, cỏch lập luận, lấy dẫn chứng ... khi tạo lập đoạn văn, bài văn nghị luận chứng minh theo những yêu cầu khác nhau. - Năng lực sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm tầm quan trọng của các phương pháp, thao tác nghị luận và cách viết đoạn văn nghị luận chứng minh. - Năng lực hợp tác. - Năng lực tự quản bản thân.. 4. Thái độ Có ý thức vận dụng thực hành và sửa lỗi sai trong bài làm, hoàn chỉnh quy trình làm bài nghị luận. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống... - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ ( 5’) Câu hỏi: Trong văn nghị luận, chứng minh là gì? Cách lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng trong phép lập luận chứng minh? * Trả lời: - Lập luận chứng minh dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một ý kiến nào đó là chân thực. - Lập luận chứng minh dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực đã đc thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần chứng minh) là đáng tin cậy. - Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục. 3. Bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp - Thời gian: 3 phút - GV: Người ta thường nói “có bột mới gột nên hồ” Muốn có hồ thì nhất định cần có bột. Nhưng để thực sự “nên hồ” mà chỉ có bột thôi thì chưa đủ. Chúng ta còn rất cần phải biết “ gột hồ”. Mà ở đây chính là cách làm bài. vậy cách làm một bài văn lập luận CM ntn? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,… - Thời gian: 20p Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hiểu được các bước làm bài văn lập luận chứng minh. I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh - GV: giới thiệu: Quy trình tạo lập văn bản là quy trình chung cho tất cả các loại văn bản. Vậy vận dụng trong văn chứng minh như thế nào? - GV: Đưa đề bài sgk. - HS đọc kĩ và tìm hiểu đề bài. Thảo luận nhóm 5’ Nhóm 1: Tìm hiểu đề cho đề bài trên? ( Xác định: thể loại, nội dung, phạm vi, dẫn chứng, đối tượng của đề?) ? Đề bài đưa ra yêu cầu gì? Đề bài nêu ra tư tưởng bằng một câu tục ngữ và yêu cầu chứng minh tư tưởng đó là đúng đắn. ? Câu tục ngữ nhằm khẳng định điều gì? - HS: Vai trò, ý nghĩa to lớn của “chí” trong cuộc sống. Nhóm 2: Tìm ý cho đề bài trên? - GV gợi ý: ? Đọc đề bài này, em thấy từ ngữ nào khó cần phải giải thích. (Chí, nên). Bằng những hiểu biết của mình em hãy giải thích nghĩa của hai từ đó? - Chí: Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, nghị lực, sự kiên trì… - Nên: Là kết quả, sự thành đạt trong sự nghiệp. * Giảng: Như các em đó biết trong bài tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh. Muốn chứng minh một vấn đề ta phải lập luận bằng cách nêu lí lẽ và nêu dẫn chứng xác thực. - Với đề bài này, em dự định nêu những lí lẽ nào? - Làm bất cứ việc gì dù đơn giản nhất (chơi thể thao, học ngoại ngữ…) nếu không chuyên tâm, kiên trì -> không thể làm được. - Khi gặp việc khó khăn không kiên trì -> không làm gì được. Nhóm 3: ? Em hãy nêu một số dẫn chứng trong thực tế chứng minh lời khẳng định trong câu tục ngữ trên là đúng? - Nguyễn Ngọc Kí: Bị liệt 2 tay, tập viết bằng chân mà vẫn tốt nghiệp đại học. - Các vận động viên khuyết tật điều khiển xe lăn bằng tay mà đạt huy chương vàng… - Cụ pa-đu-na (Anh) bị mù -> người mẫu thời trang… Các nhóm cử đại diện trình bày. Các nhóm khác bổ sung. * Chốt kiến thức. Nhóm 1: Lập dàn bài phần mở bài, kết bài? Nhóm 2: Lập dàn bài phần thân bài? Nhóm 3: Lập dàn bài phần kết bài? -> Đại diện các nhóm phát biểu. Nhắc lại tầm quan trọng của vấn đề: Rèn luyện, tu dưỡng ý chí là điều cần thiết của tất cả mọi người. Bác Hồ từng dạy: “Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển - GV: Em hãy đọc 3 cách mở bài (SGK- 49) cho biết: Khi viết mở bài ta có cần lập luận không? - có - GV: Ba cách mở bài trên có cách lập luận khác nhau như thế nào? Phát biểu -> GV kết luận, ghi. - GV: Các cách mở bài ấy có phù hợp với yêu cầu của đề bài không? Phù hợp. - GV: Khi viết thân bài, làm thế nào để đoạn đầu tiên của thân bài liên kết với phần mở bài? Phát biểu. - GV: Ngoài những từ ngữ trên, còn có những từ ngữ nào khác? Nhận định trên đây hoàn toàn đúng, điều đó hoàn toàn đúng… Trong phần thân bài thường gồm nhiều đoạn: Có đoạn phân tích lí lẽ, có đoạn phân tích dẫn chứng. Ta có thể viết đoạn phân tích lí lẽ trước -> phân tích dẫn chứng hoặc ngược lại. - GV: Để liên kết các đoạn của phần thân bài với kết bài ta phải làm gì? Sử dụng từ ngữ chuyển đoạn hoặc nhắc lại ý trong phần mở bài. - Em hãy đọc 3 đoạn văn kết bài (SGK- 50) - GV: Em có nhận xét như thế nào về mối quan hệ giữa đoạn kết bài với đoạn mở bài ở trên? Phát biểu. - GV: Từ ngữ nào thường dùng để tổng kết, tóm tắt một vấn đề? Nói tóm lại, có thể nói, nhìn chung.... - GV: Bước cuối cùng trong việc tạo lập văn bản văn bản là gì? Đọc lại và sửa chữa văn bản. - GV: Từ quá trình tìm hiểu trên đây, em thấy muốn làm tốt một bài văn lập luận chứng minh ta cần thực hiện những bước nào? 4 bước: Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc và sửa chữa. - GV: Dàn bài của bài văn nghị luận chứng minh gồm những phần nào? Nhiệm vụ của từng phần? - Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh. - Thân bài: Dùng lí lẽ, dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm đúng. - Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã chứng minh. Đọc ghi nhớ sgk. Đề bài: Nhân dân ta thường nói: “ Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó. 1. Tìm hiểu đề và tìm ý a. Tìm hiểu đề - Thể loại: Văn nghị luận chứng minh - Nội dung: chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có chí thì nên”. ( Vai trò, ý nghĩa to lớn của “chí” trong cuộc sống ). - Phạm vi dẫn chứng: Trong văn học và thực tế cuộc sống. - Đối tượng: câu tục ngữ b. Tìm ý - Giải thích: Chí, nên? - Ngĩa bóng? - Có hai cách lập luận chứng minh: + Nêu lí lẽ + Nêu dẫn chứng xác thực. 2. Lập dàn bài a. Mở bài: - Dẫn vào luận điểm -> nêu định hướng chứng minh: vai trò cửa ý chí và nghị lực trong cuộc sống - Trích câu tục ngữ: có.... - Khẳng định tư tưởng: câu tục ngữ là một chân lí. b. Thân bài: (chứng minh vấn đề) Nêu lí lẽ, dẫn chứng để khẳng định luận điểm trên là đúng đắn: * Giải thích câu tục ngữ * Chứng minh câu tục ngữ: - Về lí lẽ - Về dẫn chứng trong văn học và thực tế. + Văn học: . Ca dao, tục ngữ: Có công....; Ai ơi...; . RôBinSơn ngoài đảo hoang . Anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ SaPa... + Thực tế: sgk (sgk- 49, 50). c. Kết bài - Ý nghĩa của luận điểm cần chứng minh. - Lời khuyên nhủ. 3. Viết bài: a. Viết phần mở bài Có thể lập luận bằng nhiều cách khác nhau: + Đi thẳng vào vấn đề + Suy từ cái chung -> riêng + Suy từ tâm lí con người. b. Viết phần thân bài - Dùng từ ngữ chuyển đoạn: Thật vậy, đúng như vậy… - Viết đoạn phân tích lí lẽ - Viết đoạn phân tích dẫn chứng. c. Viết phần kết bài - Kết bài phải hô ứng với đoạn mở bài. - Nêu được ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. 4. Đọc lại và sửa chữa 2. Ghi nhớ: (sgk- 50). HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Thời gian: 10 p Hoạt động 3: Luyện tập II. LUYỆN TẬP - GV: Hướng dẫn HS thực hiện 4 bước khi làm bài văn chứng minh. Chia 2 nhóm (mỗi nhóm 1 đề, thực hiên 4 bước theo yêu cầu GV). 2 đề văn. Các bước Đề 1 Đề 2 Tìm hiểu đề và tìm ý * Dạng bài: nghị luận chứng minh. * Nội dung chứng minh: tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có công mài sắc kim” => Nếu có ý chí bền bỉ, lòng quyết tâm thì việc khó cũng có thể hoàn thành. * Yêu cầu: dùng lí lẽ + dẫn chứng để chứng minh. * Phạm vi rộng (v.học + thực tế) * Nghị luận chứng minh. * Nếu không bền lòng mà nản chí không làm được việc gì. - Nếu đã bền lòng , quyết chí có thể làm được cả những việc lớn lao phi thường. * Yêu cầu: dùng lí lẽ + dẫn chứng. Phạm vi rộng (v.học + thực tế) Lập dàn ý * MB: - Nêu vấn đề cần chứng minh: con người nếu có ý chí quyết tâm, sự kiên trì, bền bỉ => thành công - Trích câu tục ngữ. * TB : - Giải thích: + Sắt, kim. + Nghĩa đen, nghĩa bóng. Câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Vì (lí lẽ …) - Viết đoạn nêu các dẫn chứng: + Trong văn học. + Trong thực tế cuộc sống. * KB: - Khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ. - Rút ra bài học cho mọi người, cho bản thân. * MB: Nêu vấn đề cần chứng minh (luận điểm ) - Trích : thơ Hồ Chí Minh. * TB : - Giải thích: + Bền, đào núi, lấp biển; chí, nên. + Nghĩa bóng của 4 câu thơ: Khẳng định tính chân lí trong bài thơ và dùng lí lẽ để giải thích vì sao bài thơ là đúng. - Nêu các dẫn chứng: + Trong văn học. + Trong thực tế cuộc sống. * KB: (Tương tự đề 1) - GV yêu cầu HS so sánh sự giống và khác nhau giữa 2 đề này với đề bài trong mục (I) phần lý thuyết. * Giống: cả 3 đều khuyên nhủ con người bền lòng, quyết tâm , không nản chí. * Khác nhau: - Đề văn mẫu (trong bài học) với đề 1 đều là câu tục ngữ. Khi chứng minh cần nhấn mạnh chiều thuận: nếu cứ có sự kiên trì, lòng bền bỉ, sự quyết tâm không nản chí => thì sẽ thành công. - Đề 2: Cần chú ý cả 2 chiều thuận và nghịch. + Lòng không bền, không có chí => không làm được việc gì. + Đã quyết tâm, không nản chí => thì việc dù lớn lao, phi thường như đào núi, lấp biển cũng làm nên. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO (2’) - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: ( ) - GV nêu yêu cầu: Nêu các bước làm bài văn lập luận chứng minh. 4. Hướng dẫn HS về nhà (2’) (S10) * Đối với bài cũ: - Nắm được nội dung bài học, học thuộc ghi nhớ. - Tập viết các đoạn phân tích lí lẽ, dẫn chứng theo đề bài đã cho. - Sưu tầm một số văn bản chứng minh để làm tài liệu học tập. - Xác định luận điểm, luận cứ trong một bài văn nghị luận chứng minh * Đối với bài mới: Chuẩn bị bài mới: Luyện tập lập luận chứng minh. - Ôn lại lí thuyết về Cách làm bài văn lập luận chứng minh… - Thực hiện các bước tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý theo đề văn tiết 91 - Viết một số đoạn văn trong bài văn CM cho đề bài ( Tiết 91)