Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Trao duyên (Phần tác phẩm). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 10 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..

Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: ………………………………… ………………………………… Tuần 26 – Tiết 76, 77: TRAO DUYÊN (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức: - Hiểu được diễn biến tâm trạng đầy mâu thuẫn, phức tạp, bế tắc của Thúy Kiều trong đêm trao duyên. Qua đó, thấy được sự đồng cảm mạnh mẽ, sâu sắc của Nguyễn Du đối với hoàn cảnh đau khổ và phẩm chất cao quý của nhân vật: đức hi sinh, lòng vị tha. - Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: độc thoại nội tâm, phân tích tâm lí bậc thầy, kết hợp ngôn ngữ dân gian và bác học đặc sắc. 2. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc thơ trữ tình, thể lục bát, diễn xuôi và phân tích tâm lí nhân vật trong thơ trữ tình. 3. Về thái độ: Biết yêu mến, trân trọng tài năng Nguyễn Du. Cảm thông với số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. II. Trọng tâm 1. Kiến thức: Diễn biến tâm trạng phức tạp và thái độ thiết tha của Kiều đối với tình yêu. Vẻ đẹp tâm hồn và tấm lòng đồng cảm sâu sắc đối với nhà thơ. 2. Kĩ năng: Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong thơ 3. Về thái độ: Đồng cảm với số phận người phụ nữ. 4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển: - Năng lực thu thập thông tin về truyện Kiều - Năng lực đọc – hiểu các văn bản thơ trữ tình - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm văn học - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, những đặc điểm cơ bản, giá trị của Truyện Kiều - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận. III. Chuẩn bị - Giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo, giáo án. - Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi trong SGK 2. Phương pháp:Gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK. IV. Tổ chức dạy học: Bước 1: Ổn định tổ chức: Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Truyện Kiều. Bước 3: Bài mới: 1. KHỞI ĐỘNG (5 phút) Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học - GV giao nhiệm vụ: + Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh về cảnh trao duyên trong Truyện Kiều + Chuẩn bị bảng lắp ghép thông tin về nhân vật, sự kiện - HS: Lắp ghép thông tin về nhân vật và sự kiện - GV nhận xét và dẫn vào bài mới: - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. - Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. - Có thái độ tích cực, hứng thú. 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (70 phút) Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chung Thao tác 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về đoạn trích Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Chiếu 1 vài hình ảnh liên quan đến đoạn trích. GV chuyển giao nhiệm vụ: Dựa vào phần tiểu dẫn / SGK và 1 số thông tin trên hình ảnh, em hãy cho biết vị trí, tình huống dẫn đến đoạn trích, bố cục của đoạn trích? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân đọc phần tiểu dẫn trong SGK, quan sát thông tin trên máy chiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi. - Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức Giáo viên: Tình duyên là một chuyện tế nhị, chuyện trăm năm, hệ trọng cả một đời người và ko dễ gì trao lại cho người khác. Nhưng Kiều lại phải nhờ cậy em, trao duyên cho em trả nghĩa với chàng Kim. I. Tìm hiểu chung - Đoạn trích thuộc phần II “Gia biến và lưu lạc” của Truyện Kiều. Là đoạn thơ mở đầu cho quãng đời 15 năm đau khổ, lưu lạc của Kiều. - Trích từ câu thơ 723 đến 756 trong tác phẩm. HOẠT ĐỘNG 2: Đọc hiểu văn bản Thao tác 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Chiếu 1 vài hình ảnh liên quan đến đoạn trích. GV chuyển giao nhiệm vụ: - Nhóm 1: Em nhận xét gì về ngôn ngữ của Thuý Kiều đối với Thuý Vân? - Nhóm 2: Ngôn ngữ của Nguyễn Du trong đoạn thơ có gì gần gũi với cách nói của dân gian? - Nhóm 3;4: Tâm trạng của Kiều khi nói được ra điều mình muốn nói? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân đọc văn bản trong SGK, quan sát thông tin trên máy chiếu. * Hoạt động nhóm: Học sinh thảo luận và ghi lại những thông tin cơ bản về tác giả vào bảng phụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi. - Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức. Thao tác 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản: - Mục tiêu: Học sinh hiểu được cách Kiều thuyết phục, trao duyên, trao kỉ vật cho Thúy Vân và tâm trạng Kiều. - Phương tiện: máy chiếu - Kĩ thuật dạy học: Công não, phòng tranh, thông tin - phản hồi. - Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. - Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Chiếu 1 vài hình ảnh liên quan đến đoạn trích. GV chuyển giao nhiệm vụ: - Nhóm 1: Kiều trao kỉ vật cho em trong tâm trạng như thế nào? - Những kỉ vật thiêng liêng này có ý nghĩa như thế nào đối với Kiều. - Nhóm 2: Kiều đã dự đoán trước số phận của mình như thế nào? - Tâm trạng Kiều đến đây như thế nào. - Nhóm 3: Sau khi trao kỉ vật, Thuý Kiều dặn em điều gì ? Tâm trạng của Kiều lúc bấy giờ ? - Nhóm 4: Kiều tự độc thoại nội tâm của mình như thế nào ở đoạn kết? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân đọc văn bản trong SGK, quan sát thông tin trên máy chiếu. * Hoạt động nhóm: Học sinh thảo luận và ghi lại những thông tin cơ bản về tác giả vào bảng phụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thứ II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc diễn cảm a. Giải nghĩa từ khó: SGK. b. Bố cục - 12 câu đầu: Kiều tìm cách thuyết phục, trao duyên cho Thuý Vân. - 14 câu tiếp: Kiều trao kỉ vật và dặn dò thêm em. - 8 câu cuối: Kiều đau đớn thảm thiết, đến ngất đi. 2. Phân tích a. Đoạn 1: Kiều tìm cách thuyết phục, trao duyên cho Thuý Vân. - Hai câu đầu: “Cậy em, em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa” - ''Cậy'': nhờ vả, trông mong tin tưởng, gửi gắm niềmhi vọng thiết tha; - ''Chịu lời'': cầu em hãy lắng nghe mình, chấp nhận, chịu thiệt thòi; - ''Lạy'': trang nghiêm, hệ trọng - “Thưa”: kính cẩn, trang trọng => Sự việc bất ngờ: Kiều đột ngột đề nghị Thuý Vân ngồi lên cho mình “lạy” rồi mới “thưa”. Kiều coi Thuý Vân như ân nhân số một của mình, đưa Thuý Vân vào tình thế không thể từ chối, ràng buộc Thuý Vân bằng cách đưa ra những mối quan hệ tình cảm “ vì cây dây leo”. - 6 câu tiếp theo: Kiều đã giãi bày thật nhanh, ngọn ngành niềm tâm sự trong lòng (vì hoàn cảnh; vì gia đình) để thuyết phục Thuý Vân. Kiều mong em hiểu và hi vọng Thuý Vân chung vai gánh vác. + Ngôn ngữ Nguyễn Du có sự kết hợp hài hoà giữa cách nói trang trọng, văn hoa và giản dị, nôm na của cách nói dân gian. + Sử dụng các điển tích ''keo loan'',''tơ duyên'' đi với các thành ngữ ''tình máu mủ'',''lời non nước'', ''thịt nát xương mòn'', ”ngậm cười chín suối…” - Tâm trạng Kiều: + Biết ơn chân thành, yên tâm, thanh thản + Mâu thuẫn bi kịch thực sự trong lòng kiều đến đây lại bùng lên mãnh liệt. b. Đoạn 2: Kiều trao kỉ vật và dặn dò. - Trao lại cho Thuý Vân những tín vật thiêng liêng, hẹn ước Kim - Kiều: “… Chiếc thoa với bức tờ mây, (…) Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa…” => Lời Kiều ở đây chứa chất bao đau đớn, giằng xé, chua chát: “…Duyên này thì giữ vật này của chung” - ''Của tin'' là vật làm tin giữa Kim và Kiều, trong của làm tin vô tri ấy có tâm hồn của Thuý Kiều. - Kiều tiên đoán cảnh tượng oan nghiệt đau đớn, xót xa: ''người mệnh bạc'' người có số phận bạc bẽo không may mắn, không thoát ra được như một định mệnh - chết oan, chết hận. + “Mai sau ….hiu hiu gió thì hay chi về” và khi ấy em hãy: “Rảy xin chén nước cho người thác oan” - Kiều không thể quên được ân tình của mình. Nàng muốn trở về với tình yêu bằng linh hồn bất tử. => Khát vọng tình yêu và hạnh phúc không nguôi trong lòng Kiều. => Kiều trao kỉ vật cho em mà lòng Kiều thổn thức, não nề, nuối tiếc, đau xót. Tâm trạng đau đớn, vò xé, đang nói chuyện với Thuý Vân nhưng dường như nàng đang thảm thiết với nỗi đau riêng trong tâm hồn mình. c. 8 câu cuối: lời độc thoại nội tâm của Kiều: - Bây giờ: trâm gãy bình tan; phận bạc như vôi; hoa trôi, nước chảy lỡ làng,… - Như từ cõi chết Kiều quay về thực tại tất cả đã dở dang, đổ vỡ,… - Kiều nhận lõi lầm về mình, tự cho rằng mình là người phụ bạc. Đây là phẩm chất cao quý của Kiều. - Nhịp thơ hai câu cuối: 3/3 và 2/2/2/2 như nhát cắt, tiếng nấc nghẹn ngào, đau đớn chia lìa. => Tình cảnh Thuý Kiều đau khổ đến cực độ, Kiều quên hẳn người đang đối thoại một mình, nói với người yêu vắng mặt nhiều lời thống thiết nghẹn ngào. Hơn thế, Kiều vẫn sáng ngời nhân cách cao thượng, vị tha, hi sinh cao quý. HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật? III. Tổng kết: 1.Ý nghĩa văn bản: Vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi duyên tình tan vỡ sự hi sinh đến quên mình vì hạnh phúc của người thân. 2. Nghệ thuật: - Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật. - Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sinh động. 1. LUYỆN TẬP (3 phút) Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học GV giao nhiệm vụ: Viết đoạn văn theo cấu trúc diễn dịch phân tích mâu thuẫn tâm trạng Kiều trong hai câu thơ sau: Chiếc vành với bức tờ mây Duyên này thì giữ, vật này của chung. TRẢ LỜI: - Đúng cấu trúc diễn dich - Mâu thuẫn giữa tình cảm và lí trí 4. VẬN DỤNG (5 phút) Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học GV giao nhiệm vụ: Đoạn trích Trao duyên gửi gắm thông điệp gì về tình yêu lứa đôi? Tình yêu chân thành, thủy chung, trong sáng. Đức hi sinh trong tình yêu 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG (2 phút) Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học GV giao nhiệm vụ: Đọc lại cuộc gặp gỡ của Thúy Kiều với Kim Trọng. Đọc và ghi nhận những ấn tượng, cảm xúc cá nhân Bước 4: Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà (5 phút) - Đoạn trích cho thấy tài năng bậc thầy của Nguyễn Du trong việc miêu tả tâm lí nhân vật - Dặn dò: + Học thuộc, nắm giá trị của đoạn trích. + Soạn bài Lập luận trong văn nghị luận. Đọc thêm: NỖI THƯƠNG MÌNH (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức: - Thấy được tâm trạng của Kiều với mối tình đầu trong sáng - Hiểu được tình cảnh trớ trêu mà Thúy Kiều phải đương đầu và ý thức sâu sắc của nàng về phẩm giá. - Thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. 2. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc thơ trữ tình và phân tích nhân vật trong thơ trữ tình. 3. Về thái độ: Trântrọng, yêu mến văn học nước nhà. II. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị: - Giáo viên: SGK + SGV + TLTK + GA - Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi hướng dẫn trong SGK. 2. Phương pháp:Gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK. III. Các bước lên lớp Bước 1: Ổn định tổ chức Bước 2: Kiểm tra bài cũ - Đọc thuộc đoạn trích Trao duyên (trích Truyện Kiều – ND)? - Tâm trạng của Kiều khi trao kỉ vật cho em trong đoạn trích Trao duyên ? Bước 3: Bài mới 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học - GV giao nhiệm vụ: GV chiếu hình ảnh, video về Truyện Kiều và dẫn dắt tình huống dẫn đến đoạn trích. Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài. - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. - Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. - Có thái độ tích cực, hứng thú. 2. HOAT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Thao tác 1: Tìm hiểu về đoạn trích”Nỗi thương mình” Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: -Nêu vị trí, bố cục, nội dung của đoạn trích? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân đọc SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: - Nhóm 1: Cảnh sinh hoạt ở lầu xanh hiện lên qua ngôn ngữ của tác giả như thế nào? (Biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của nó? Phân tích sáng tạo của Nguyễn Du trong cụm từ “bướm lả ong lơi”, Cách sử dụng đối xứng có tác dụng như thế nào., Giọng điệu lời kể, ngôi kể có sự thay đổi như thế nào - Nhóm 2: Tâm trạng của nàng Kiều trong hoàn cảnh sống này như thế nào? - Nhóm 3: Ý nghĩa của lời độc thoại nội tâm nhân vật. - Nhóm 4: Nội dung 2 câu thơ cuối: Cảnh thiên nhiên như thế nào? Thời gian được gợi tả ra sao? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân đọc SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi về: + Vị trí đoạn trích, tình huống dẫn đến đoạn trích, nội dung và bố cục đoạn trích? + Nhận xét khái quát về nội dung và nghệ thuật đoạn trích? - Hoạt động nhóm: Nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến và ghi vào bảng phụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi. - Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức. Tổng kết Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: Em hãy khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ* Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân suy nghĩ, tìm ra một nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. * Hoạt động nhóm: HS thảo luận và thống nhất ý kiến, ghi lại kết quả của cả nhóm vào giữa bảng phụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi. - Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức B/ “ NỖI THƯƠNG MÌNH” I. Tìm hiểu chung - Vị trí đoạn trích: từ câu 1229 - 1248 thuộc phần “Gia biến và lưu lạc”. => Cảnh đời Kiều khi phải tiếp khách làng chơi - Nàng thương xót cho số phận hẩm hiu của mình. - Bố cục3 đoạn: + Bốn câu đầu: Hoàn cảnh sống của Kiều + Tám câu tiếp: Tâm trạng, nỗi niềm đau đớn của Thuý Kiều; + Tám câu cuối: Khái quát nỗi niềm bằng cảnh vật (Có thể ghép 16 câu của đoạn 2,3 thành một đoạn). II. Đọc - hiểu 1. Cảnh lầu xanh - Biện pháp ước lệ tượng trưng quen thuộc trong văn thơ trung đại. + Hình ảnh ẩn dụ - tượng trưng, đẹp và cổ kính đã sáo mòn để thi vị hoá hiện thực. + Cảnh sống thực của Kiều - làm kĩ nữ ở lầu xanh vừa giữ được chân dung cao đẹp của nhân vật mà ông hết lòng yêu quý. - Cụm từ: “bướm lả ong lơi” sáng tạo. + Đối xứng nhỏ nhất + Tác dụng tăng và cụ thể hoá hơn nét nghĩa: bọn khách làng chơi ra vào dập dìu, nhộn nhịp. - Nghệ thuật đối xứng: Cuộc say đầy tháng/ trận cười suốt đêm; Sớm đưa Tống Ngọc/ tối tìm Trường Khanh,… => Tạo sức biểu cảm sâu sắc đằng sau ý thơ. 3. Nỗi lòng Thuý Kiều - Lời kể, ngôi kể có sự chuyển đổi tự nhiên từ khách quan sang chủ quan - như là chính Kiều đang bày tỏ nỗi lòng mình. Cách kể đó gây ấn tượng mạnh hơn. - Nhịp thơ biến đổi, đang từ 2/2/2 hoặc 4/4 (toàn nhịp chẵn, đều đặn) chuyển sang: 3/3 nhịp lẻ): Khi tỉnh rượu/ lúc tàn canh; hoặc 2/4/2 (chẵn không đều): Giật mình, mình lại thương mình xót xa. - Các điệp từ: mình (3 lần trong 1 câu), sao (4 lần trong 4 câu), khi… - Câu hỏi tu từ kết hợp với câu cảm. - Cụm từ:“bướm chán ong chường” (lại thêm một sáng tạo so với “bướm lả ong lơi”). - Tiếp theo các đối xứng trong từng cụm từ, từng câu là phép đối ở các câu nối tiếp nhau: Khi sao,… Giờ sao, … Mặt sao,…Thân sao,… - Lời độc thoại nội tâm của nhân vật, trực tiếp phơi mở tâm trạng của nàng Kiều một cách cụ thể và chân thực. + Đó là tâm trạng xót thương cho bản thân mình, số phận của mình. + Càng nghĩ đến quá khứ gần, đến cuộc sống êm đềm, phong lưu, nền nếp trước đây, càng ngơ ngác, đau xót, không hiểu vì sao có thể thay đổi thân phận nhanh như vậy? + Đau xót, thương thân và bất lực; + Nhịp thơ nhanh hơn, gấp gáp, dồn dập hơn thể hiện tâm trạng sóng cồn liên miên không dứt, nhức nhối trong trái tim người thiếu nữ bất hạnh. => Bướm lả ong lơi: tâm trạng chán chường, mỏi mệt, ghê sợ chính bản thân Kiều khi bị đẩy vào hoàn cảnh sống nhơ nhớp. => Xuân: không chỉ mùa xuân tuổi trẻ, không chỉ vẻ đẹp, sức trẻ,… mà là hạnh phúc, niềm vui hưởng hạnh phúc lứa đôi. Trong cuộc sống làm vợ khắp người ta, Kiều chỉ thấy nhục nhã, trơ lì và vô cảm. - Hai câu thơ: “ Đòi phen…trăng thâu” + Tả cảnh thiên nhiên, tả Kiều cùng khách xem hoa, hóng gió trong đêm trăng, đêm tuyết,… thiên nhiên đẹp một cách xa vời. + Gợi tả thời gian trôi chảy hết đêm qua đêm khác, gợi cuộc sống lặp lại, mỏi mòn, đặc biệt là nỗi cô đơn của Thuý Kiều giữa lầu xanh, giữa bao khách làng chơi, giữa cuộc say, trận cười mà vẫn hoàn toàn một mình, cô đơn, không ai chia sẻ. + Câu thơ “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu - Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”: đã khái quát được tâm lí con người được biểu hiện trong thơ văn (tả cảnh ngụ tình). - Hai câu: “Vui là vui gượng kẻo là - Ai tri ân đó mặn mà với ai” đã trở thành những câu thơ tuyệt bút trong Truyện Kiều. Tiếng nói chung của những người có tâm, có tài, chẳng may số phận đưa đẩy vào những hoàn cảnh trớ trêu, éo le, bất hạnh. III. Tổng kết 1. Nội dung: - Tác giả miêu tả tâm trạng Kiều rất sâu sắc bằng tình cảm nhân đạo “thương thân xót phận” và ý thức cao về nhân cách. 2. Nghệ thuật - Đối xứng các cấp độ; - Điệp từ, điệp ngữ; - Tách từ ghép cụm từ mới, từ láy, ước lệ, câu hỏi tu từ, để nvật ngồi một mình độc thoại; - Chuyển giọng - lời kể từ khách quan sang chủ quan, biến đổi nhịp thơ linh hoạt, sinh động. 3. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. (Lâp bảng). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi. - Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Văn bản/Tiêu chí Thể loại Nội dung Thề nguyền Thơ Nôm Khát vọng tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. Nỗi thương mình Thơ Nôm Tình cảnh trớ trêu mà Thuý Kiều phải đương đầu và buộc phải chấp nhận thân phận kĩ nữ tiếp khách làng chơi. Ý thức sâu sắc của Kiều về phẩm giá bản thân. 4. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học GV giao nhiệm vụ: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : Cửa ngoài vội rủ rèm the, Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình. Nhặt thưa gương giọi đầu cành, Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu .(Trích Thề nguyền, Ngữ văn 10,tập 2) 1/ Nêu nội dung chính của văn bản? Phong cách ngôn ngữ của văn bản là gì? 2/ Các từ vội, xăm xăm, băng được bố trí như thế nào và có hàm nghĩa gì ? 3/ Không gian và thời gian của cảnh chuẩn bị Thề nguyền của Kiều và Kim Trọng được thể hiện như thế nào? - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 1/ Nội dung chính của văn bản: Thuý Kiều chủ động qua nhà Kim Trọng để thề nguyền chuyện trăm năm. Phong cách ngôn ngữ của văn bản là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. 2/ - Các từ vội, xăm xăm, băng xuất hiện trong hai câu lục và bát. Đặc biệt, từ “vội” xuất hiện hai lần trong văn bản ; hai từ “xăm xăm", “băng” được đặt liền kề nhau. - Điều đó cho thấy sự khẩn trương, gấp gáp của cuộc thề nguyền. Kiều như đang chạy đua với thời gian để bày tỏ và đón nhận tình yêu, một tình yêu mãnh liệt, tha thiết... Mặt khác, các từ này cũng dự báo sự không bền vững, sự bất bình thường của cuộc tình Kim - Kiều. 3/ Không gian và thời gian của cảnh chuẩn bị Thề nguyền của Kiều và Kim Trọng được thể hiện: +Thời gian: đêm khuya yên tĩnh +Không gian: hình ảnh ánh trăng chiếu qua vòm lá in những mảng sáng tối mờ tỏ không đều trên mặt đất: Nhặt thưa gương giọi đầu cành. Ánh đèn từ phòng học của Kim Trọng lọt ra dịu dịu, hắt hiu. 5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học GV giao nhiệm vụ: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: 1/Sưu tầm tranh ảnh, audio, video clip, những bài thơ liên quan đến Nguyễn Du để làm bài thuyết trình về Nguyễn Du và Truyện Kiều 2/Từ tình yêu của Thuý Kiều và Kim Trọng trong đoạn trích Trao duyên (trích Truyện Kiểu - Nguyễn Du), hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 - 600 từ) nêu suy nghĩ của anh/chị vể tình yêu thời hiện đại. - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: (tiết học sau) Học sinh làm ở nhà Bước 4: Hướng dẫn về nhà. - Đọc thuộc đoạn trích, nắm ND – NT của đoạn trích. - Xem lại bài viết số 6, chuẩn bị cho tiết trả bài.