Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Tổng quan văn học Việt Nam. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 10 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.
Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp:………………………………… Tuần 1 – Tiết 3: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ (TIẾT 1) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Nhận biết: Nhận biết khái niệm về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - Thông hiểu: Hiểu về mục đích và nắm được 2 quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. - Vận dụng thấp: Nhận diện được biểu hiện của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. - Vận dụng cao: Vận dụng linh hoạt, sáng tạo. 2. Kỹ năng : - Biết làm: Biết xác định các nhân tố trong hoạt động giao tiếp. - Thông thạo: Phát triển được các kĩ năng trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ 3. Thái độ : - Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản - Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - Hình thành nhân cách: Có ý thức tìm hiểu vàsử dụng đạt mục đích giao tiếp II. Trọng tâm 1. Kiến thức: - Khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: mục đích (trao đổi thông tin về nhận thức, tư tưởng tình cảm, hành động,…) - Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: tạo lập văn bản (nói hoặc viết) và lĩnh hội văn bản (nghe hoặc đọc) - Các nhân tố giao tiếp: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp. 2. Kỹ năng: - Xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp - Những kĩ năng trong các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, hiểu 3. Thái độ: Hiểu rõ các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và sử dụng đạt mục đích giao tiếp 4. Định hướng năng lực hình thành - Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực giao tiếp - Năng lực thẩm mĩ - Năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực hợp tác III. Chuẩn bị: - GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng - HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo IV. Tổ chức dạy và học Bước 1: Ổn định tổ chức lớp: Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh Bước 3: Bài mới: Giới thiệu bài qua hình thức câu hỏi - GV: Trong cuộc sống con người thường sử dụng những phương tiện gì để giao tiếp ? - HS: Giao tiếp có thể tiến hành qua: ngôn ngữ, cử chỉ , điệu bộ, nét mặt, hệ thống tín hiệu. - Gv: Vậy phương tiện giao tiếp phổ biến nhất, quan trọng nhất là phương tiện nào? - HS: Phương tiện ngôn ngữ… Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hình thức: Đóng vai, diễn tiểu phẩm. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV nêu yêu cầu: Ca dao có câu: Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng - Tre non đủ lá đan sàng nên chăng? Câu hỏi 1: Nếu em là chàng trai trong câu ca dao trên, trong một “đêm trăng thanh”, em “đặt vấn đề’ với người mình yêu: “Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?”, thì cô gái ấy sẽ phản ứng bằng những lời nói nào? Câu hỏi 2: Sự phản ứng của cô gái có làm thỏa mãn mong muốn của em không? Hãy trả lời hai câu hỏi trên bằng hình thức tiểu phẩm. Bước 2: Nhận nhiệm vụ học tập HS nhận nhiệm vụ diễn tiểu phẩm, xử lí tình huống (2 khả năng xảy ra: cô gái từ chối, chàng trai không đạt được ý muốn; và ngược lại). Bước 3: Báo cáo kết quả học tập HS diễn tiểu phẩm Bước 4: Đánh giá kết quả - GV tổ chức đánh giá kết quả đóng vai, xử lí tình huống của HS; - GV dẫn dắt vào bài:Trong cuộc sống hàng ngày, con người không thể sống mà không có sự giao tiếp. Giao tiếp làm cho con người nâng cao hiểu biết, tiếp nhận được tri thức, thống nhất được hành động. Để giúp các em nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, bài học hôm nay, cô và các em cùng tìm hiểu “hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”. - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học: HS nhận nhiệm vụ diễn tiểu phẩm, xử lí tình huống (2 khả năng xảy ra: cô gái từ chối, chàng trai không đạt được ý muốn; và ngược lại). - Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. - Có thái độ tích cực, hứng thú. Hoạt động 2, 3, 4, 5: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút) Hình thức: Làm việc nhóm Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi làm việc nhóm - Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận theo câu hỏi đã ghi trong phiếu học tập ( 5 phút) Nhóm 1, 2 tìm hiểu ngữ liệu 1: Văn bản hội nghị Diên Hồng Nhóm 3, 4 tìm hiểu ngữ liệu 2: Văn bản Tổng quan văn học Việt Nam. - Bước 2: Các nhóm thảo luận làm bài vào bảng phụ - Bước 3: Các nhóm treo sản phẩm và GV chỉ định đại diện nhóm 1, 2; 3, 4 trình bày. Các nhóm còn lại theo dõi, bổ sung, đặt câu hỏi. - Bước 4: GV hệ thống hóa kiến thức trên slide Hình thức: Cá nhân Kĩ thuật : Đặt câu hỏi Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV đặt câu hỏi, HS trả lời -Từ hai ngữ liệu trên, anh/ chị hiểu thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? - Mỗi HĐGT gồm mấy quá trình? Các quá trình có mối quan hệ với nhau như thế nào? - Xác đinh các nhân tố chi phối HĐGT bằng ngôn ngữ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ câu trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả vào buổi học sau Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: Nhận xét đánh giá kết quả và chuẩn hóa kiến thức. Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút) : Hình thức: Cặp đôi Kĩ thuật: đặt câu hỏi Bước 1: GV yêu cầu các cặp đôi tự tạo lập một HĐGT Bước 2: Các cặp đôi thực hiện theo yêu cầu của GV Bước 3: Gọi một số cặp đôi bất kì thực hiện HĐGT Các cặp đôi khác theo dõi và phân tích các nhân tố trong HĐGT đã thực hiện Hoạt động 4: Vận dụng (2 phút): Hình thức: cá nhân Kĩ thuật: Công não Bước 1: GV giao nhiệm vụ: HS tự tạo lập văn bản ngắn với hình thức và đề tài tự chọn.Và trả lời câu hỏi: văn bản đó được viết để làm gì? Bước 2: HS làm bài. Bước 3: HS trả lời cá nhân Bước 4: GV nhận xét Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Phân tích nhân tố giao tiếp ( nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, cách thức ) thể hiện qua bài ca dao: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi ,bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ câu trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả vào buổi học sau Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: Nhận xét đánh giá kết quả và chuẩn hóa kiến thức. I. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ 1. Đọc và tìm hiểu các ngữ liệu a. Ngữ liệu 1: văn bản hội nghị Diên Hồng Nhân vật: vua và các bô lão. - Mỗi bên có cương vị khác nhau: vua là người lãnh đạo tối cao của đất nước, các bô lão thì đại diện cho các tầng lớp nhân dân. Hai bên lần lượt đổi vai giao tiếp cho nhau - Lượt lời 1: Vua Trần nói - các vị bô lão nghe - Lượt lời 2: Các vị bô lão nói - nhà vua nghe - Lượt lời 3: Nhà vua hỏi - các vị bô lão nghe - Lượt lời 4: Các vị bô lão trả lời nhà vua nghe Ở điện Diên Hồng. Lúc này quân Nguyên Mông đang ồ ạt kéo 50 vạn đại quân xâm lược nước ta? Nội dung: giặc xâm lược đất nước, ta nên hòa hay đánh Nhân dân đồng lòng đánh. Mục đích: bàn bạc để tìm và thống nhất cách đối phó giặc. Cuối cùng mục đích đã đạt được. Ngôn ngữ nói với sắc thái vừa trang trọng vừa gần gũi b. Ngữ liệu 2: Nhân vật giao tiếp: tác giả SGK (người viết : ở tuổi cao hơn, có vốn sống, trình độ hiểu biết cao hơn ) và HS lớp 10 người đọc: trẻ tuổi hơn, có vốn sống, trình độ hiểu biết thấp hơn) Trong hoàn cảnh của nền giáo dục VN (nhà trường, có tính tổ chức cao ). ND giao tiếp thuộc lĩnh vực văn học, với đề tài “Tổng quan văn học việt nam”. - Những vấn đề cơ bản: + Các bộ phận hợp thành của nền VHVN. + Quá trình phát triển của VH viết. + Con người VN qua VH. Mục đích giao tiếp: + Người viết: trình bày những vấn đề cơ bản về VHVN cho HS lớp 10. + Người đọc: tiếp nhận những vấn đề đó. Ngôn ngữ viết dùng một số lượng lớn các thuật ngữ văn học, các câu mang đặc điểm của văn bản khoa học, kết cấu văn bản mạch lạc, rõ ràng. 2. Kết luận - Khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: Là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (nói, viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động... - Hoạt động giao tiếp bao gồm hai quá trình: tạo lập văn bản (do người nói, người viết thực hiện), lĩnh hội văn bản (do người nghe, người đọc thực hiện). Hai quá trình này diễn ra đồng thời, trong sự tương tác với nhau. - Hoạt động giao tiếp chịu sự chi phối của các nhân tố: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. - Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. - Có thái độ tích cực, hứng thú. - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. - Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. - Có thái độ tích cực, hứng thú. Bài ca dao là một hoạt động giao tiếp: - Nhân vật giao tiếp: Người nông dân đang cày ruộng nói với những người khác (Đại từ “Ai”: chỉ tất cả mọi người) - Hoàn cảnh giao tiếp: Người nông dân cày ruộng vất vả giữa buổi trưa nóng nực. - Nội dung giao tiếp: Nói về mối quan hệ giữa bát cơm đầy, dẻo thơm và sự làm việc vất vả, đắng cay. - Mục đích: Nhắc nhở mọi người phải có ý thức trân trọng, nâng niu thành quả lao động mà mình đã đổ ra biết bao nhiêu công sức để có được thành quả đó. => Cách nói cụ thể, có hình ảnh nên hấp dẫn và có sức thuyết phục. Bước 4: Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà. - Nắm vững lí thuyết và hoàn thành bài tập. - Chuẩn bị bài: Khái quát VHDGVN.