Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 10 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp:………………………………… ………………………………… Tuần 2 – Tiết 5: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ (TIẾT 2) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Nhận biết: Nhận biết khái niệm về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - Thông hiểu: Hiểu về mục đích và nắm được 2 quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. - Vận dụng thấp: Nhận diện được biểu hiện của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. - Vận dụng cao: Vận dụng linh hoạt, sáng tạo. 2. Kĩ năng : - Biết làm: Biết xác định các nhân tố trong hoạt động giao tiếp. - Thông thạo: Phát triển được các kĩ năng trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ 3.Thái độ : - Hình thành thói quen: Đọc hiểu văn bản - Hình thành tính cách: Tự tin khi trình bày kiến thức về HĐ giao tiếp bằng ngôn ngữ - Hình thành nhân cách: Có ý thức tìm hiểu vàsử dụng đạt mục đích giao tiếp II. Trọng tâm 1. Kiến thức: - Khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: mục đích (trao đổi thông tin về nhận thức, tư tưởng tình cảm, hành động,…) - Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: tạo lập văn bản (nói hoặc viết) và lĩnh hội văn bản (nghe hoặc đọc) - Các nhân tố giao tiếp: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp. 2. Kĩ năng: - Xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp - Những kĩ năng trong các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, hiểu 3. Thái độ: Hiểu rõ các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và sử dụng đạt mục đích giao tiếp 4. Định hướng năng lực hình thành - Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực giao tiếp - Năng lực thẩm mĩ - Năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực hợp tác III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - SGK, thiết kế bài học, giáo án - Hình ảnh hội nghị Diên Hồng (nếu có) - Phiếu học tập: phiếu ghi câu hỏi, bài tập để kiểm tra. 2. Học sinh: - Chuẩn bị bài ở nhà: Đọc các ngữ liệu và trả lời câu hỏi trong Sgk, vở soạn, vở ghi. IV. Tổ chức dạy và học: Bước 1: Ổn định tổ chức lớp: Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) Hoạt động của GV – HS Nội dung bài học B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Chia học sinh thành 3 nhóm. Phân tích các nhân tố giao tiếp trong hoạt động giao tiếp sau: Hỡi cô yếm thắm lòa xòa Lại đây đập đất trồng cà với anh. B2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm học sinh tiến hành thảo luận, lần lượt trả lời các câu hỏi của giáo viên. - Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh. B3: Báo cáo kết quả thảo luận - Học sinh mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận và treo bảng phụ lên để các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên nhận xét về kết quả của các nhóm - Giáo viên chuẩn hóa kiến thức - Nhân vật giao tiếp: Nhân vật “cô yếm thắm” và nhân vật “anh” - Hoàn cảnh giao tiếp: Đập đất trồng cây (công việc lao động) - Nội dung giao tiếp: Cầu khiến- lại đây đập đất trồng cà với anh. - Mục đích giao tiếp: Lời tỏ tình - Phương tiện và cách thức giao tiếp: Từ ngữ, hình ảnh giản dị, gần gũi nhưng chàng trai lại bày tỏ được tình cảm, mong muốn của mình. Hoạt động 2, 3, 4, 5: Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học Hoạt động 2,3: Hình thành kiến thức, Luyện tập: (30 phút) B1: GV giao nhiệm vụ - Chia lớp thành 5 nhóm mỗi nhóm thực hiện 1 bài tập Nhóm 1: Em hãy nghiên cứu và trả lời các câu hỏi của bài tập 1. Nội dung giao tiếp là vậy thế nhưng mục đích của chàng trai có phải là ở chuyện “đan sàng” hay không? Căn cứ vào đâu? Nhóm 2: Trong cuộc giao tiếp trên, các nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động nói cụ thể nào? Nhằm mục đích gì? Cả ba câu trong lời nói của ông già với A Cổ đều có hình thức của câu hỏi nhưng mục đích có phải là để hỏi không? Các từ ngữ được dùng cho thấy quan hệ, thái độ, tình cảm của hai nhân vật như thế nào? Nhóm 3: Làm bài tập 3 Khi làm bài thơ này HXH đã gt với người đọc về vấn đề gì? Nhằm mục đích gì? Bằng các phuơng tiện từ ngữ, hình ảnh nào? Người đọc căn cứ vào đâu để tìm hiểu bài thơ? Cảm nhận bài thơ? Nhóm 4: Làm bài tập 4 Viết 1 đoạn thông báo ngắn cho các bạn học sinh toàn trường biết về hoạt động làm sạch môi trường nhân ngày môi trường thế giới. Nhóm 5: Làm bài tập 5 Thư viết cho ai? Người viết có tư cách và quan hệ như thế nào với người nhận. Hoàn cảnh của người viết và người nhận thư đó như thế nào? Thư viết về chuyện gì? Có nội dung gì? Thư viết để làm gì? Thư viết như thế nào? B2: HS thực hiện nhiệm vụ B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm có thể tranh luận và bổ xung kiến thức cho nhau. B4: Gv nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm. GV kết luận và hình thành kiến thức Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút) B1: GV giao nhiệm vụ cho HS Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi: Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao sau: Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai B2: HS thực hiện nhiệm vụ B3: HS trả lời cá nhân B4: GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức Hoạt động 5: Mở rộng (5 phút) B1: GV giao nhiệm vụ GV trình chiếu một đoạn hội thoại của 2 nhân vật trong vở kịch “Quan âm thị kính” và yêu cầu HS nhận xét về các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? B2: Thực hiện nhiệm vụ B3: Báo cáo kết quả B4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Luyện tập 1. Bài tập 1 (SGK, tr. 20) - Nhân vật giao tiếp: nam, nữ trẻ tuổi (qua từ xưng hô: “anh”, “nàng”). - Hoàn cảnh giao tiếp: đêm trăng thanh (đêm thanh vắng và có trăng sáng) -> Thích hợp cho những cuộc trò chuyện mang tính tâm tình, nhất là chuyện tình yêu của nam nữ trẻ tuổi. - Nội dung giao tiếp: chàng trai nói về việc “tre non đủ lá” và đặt ra vấn đề “nên chăng” tính đến chuyện “đan sàng”. - Mục đích: hỏi ý của cô gái về chuyện kết duyên (Căn cứ vào nhân vật, hoàn cảnh giao tiếp). - Cách nói của chàng trai phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp: mượn hình ảnh “tre non đủ lá” (họ đã đến tuổi trưởng thành) và mượn chuyện “đan sàng” (kết duyên) -> Mang màu sắc văn chương, vừa có hình ảnh, vừa đậm sắc thái tình cảm nên dễ đi vào lòng người. 2. Bài tập 2 (SGK, tr. 20 – 21) a) Các hành động nói cụ thể: Chào, chào đáp lại, khen, hỏi, trả lời b) Cả ba câu trong lời của ông già đều là câu hỏi nhưng có sự khác nhau về nội dung: + Câu 1: “ A cổ hả?” -> Hình thức là hỏi, mục đích chào lại + Câu 2: “lớn tướng rồi nhỉ-> Hình thức hỏi, mục đích khen + Câu 3: Bố cháu có… ko ? -> hình thức là hỏi, có mục đích hỏi - Các nhân vật có tình cảm chân thành với nhau. Có thái độ tôn trọng nhau theo đúng cương vị “ vai” giao tiếp của mình. 3. Bài tập 3 (sgk/ tr 21). - HXH giao tiếp với bạn đọc về vẻ đẹp, về thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đông thời khẳng định phẩm chất trong sáng của người phụ nữ và của bản thân mình - Người đọc căn cứ vào các từ “trắng, tròn -> nói về vẻ đẹp”; thành ngữ “bảy nổi ba chìm -> nói về sự chìm nổi”, “tấm lòng son” -> phẩm chất cao đẹp bên trong”, đòng thời liên hệ về cuộc đời tác giả để hiểu và cảm nhận bài thơ. 4. Bài tập 4 (sgk/ tr 21). THÔNG BÁO - Nhân ngày môi trường thế giới, ĐTNCS HCM nhà trường tổ chức buổi tổng vệ sinh toàn trường để làm cho trường thêm xanh sạch đẹp. - Thời gian làm việc: từ 7h sáng chủ nhật ngày 05 tháng 06 năm 2017. - Nội dung công việc: thu dọn rác, khai thông cống rãnh, phát quang cỏ dại, trồng thêm cây xanh… - Lực lượng tham gia: toàn thể học sinh của trường. - Dụng cụ: mỗi học sinh khi đi mang theo 1 dụng cụ: cuốc, xẻng, chổi, dao,… - Kế hoạch cụ thể: các lớp nhận tại văn phòng đoàn trường. - Nhà trường kêu gọi toàn thể học sinh trong trường hãy nhiệt tình hưởng ứng tích cực buổi tổng vệ sinh này. Ngày....... tháng ........ năm ..... BGH nhà trường 5. Bài tập 5 (sgk/ tr 21) - Nhân vật giao tiếp: Bác Hồ với tư cách là chủ tịch nước, viết thư cho học sinh- thế hệ chủ nhân tương lai của nước VN. - Hoàn cảnh giao tiếp: Đất nước vừa giành độc lập, HS bắt đầu nhận được một nền giáo dục hoàn toàn VN - Nội dung: Thư nói tới niềm vui sướng vì HS được hưởng nền độc lập của đất nước, tới nhiệm vụ và trách nhiệm của HS đối với đất nước. Cuối thư là lời chúc của Bác đối với HS - Mục đích: Bác viết thư để chúc mừng HS nhân ngày khai trường đầu tiên , để xác định nhiệm vụ nặng nề nhưng vẻ vang của HS - Thư Bác viết lời lẽ vừa chân tình, gần gũi, vừa nghiêm túc xác định trách nhiệm của HS. Các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao sau - Nhân vật giao tiếp: Cô gái đang nói mọi người - Hoàn cảnh giao tiếp: Trong xã hội phong kiến - Nội dung giao tiếp: Nói lên vẻ đẹp và thân phận bị phụ thuộc, lên án sự bất công của xã hội phong kiến đối với người phụ nữ - Cách nói: Mở đầu bằng cấu trúc quen thuộc, thể thơ lục bát, hình ảnh so sánh, ẩn dụ. Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. - Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. - Có thái độ tích cực, hứng thú. Bước 4: Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà - Học và hoàn thành bài tập. - Chuẩn bị bài: Văn bản