Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Lập luận trong văn nghị luận. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 10 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..
Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp:………………………………… ………………………………… Tuần 26 – Tiết 78: LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận. - Các yêu cầu xây dựng lập luận trong bài nghị luận. 2. Kĩ năng: - Tìm và phân tích các luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận trong một số đoạn văn, bài văn nghị luận. - Nhận diện các thao tác trong đoạn văn, bài văn nghị luận. - Viết đoạn văn nghị luận triển khai một luận điểm cho trước theo các luận cứ, thao tác và phương pháp lập luận phù hợp. 3. Thái độ: Có ý thức xây dựng lập luận trong bài văn nghị luận II. Trọng tâm 1. Kiến thức: Các yêu cầu lập luận trong văn nghị luận 2. Kĩ năng: Viết đoạn văn nghị luận 3. Về thái độ:Có ý thức xây dựng lập luận trong bài văn nghị luận 4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển: - Năng lực thu thập thông tin - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về cách xây dựng lập luận - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận. III. Chuẩn bị 1. Giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo . 2. Học sinh: Chuẩn bị các câu hỏi, bài tập, sản phẩm... IV. Tổ chức dạy và học. Bước 1: Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Cho biết cách thức lập dàn ý trong bài văn nghị luận? Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới: 1. KHỞI ĐỘNG (5 phút) Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học - - GV giao nhiệm vụ: Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh về nhân vật Từ Hải, cuộc gặp gỡ của Từ Hải và Thúy kiều. - HS: Phát biểu ấn tượng ban đầu - GV nhận xét và dẫn vào bài mới: - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. - Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. - Có thái độ tích cực, hứng thú. 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30 phút) Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu khái niệm - Giáo viên định hướng và bổ sung kiến thức, khái quát lại ý chính cho học sinh. - Hỏi: Đây là một đoạn văn lập luận trong văn nghị luận, qua phần phân tích đoạn văn, hãy cho biết lập luận trong văn nghị luận là gì? - Luận điểm là gì ? - Giáo viên định hướng, bổ sung và kết luận lại những ý học sinh phát biểu cho cả lớp học sinh đều nắm được bài học. - Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết tìm luận cứ? Tìm luận cứ cho mỗi luận điểm của văn bản Chữ ta. - GV bổ sung. - GV yêu cầu hs tìm ra phương pháp lập luận trong hai ngữ liệu. - Giáo viên hỏi: Em đã được học những phương pháp lập luận nào? I. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận. 1. Đoạn văn lập luận: - Kết luận (mục đích) của lập luận: Các ông là kẻ hèn kém, thất phu, không đủ để cùng nói việc binh - nghĩa là không thể nói chuyễn đánh nhau với chúng ta được nữa; chỉ nên nói chuyện hoà (thực chất là đầu hàng) quân ta mà thôi! - Để dẫn đến kết luận đó, tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng: + Chân lí tổng quát: Người dùng binh giỏi là người biết xét thời thế + Suy ra hai hệ quả: Được thời có thế thì biến mất thành còn, hoá nhỏ thành lớn. Mất thời không thế thì ngược lại mạnh thành yếu, yên thành nguy. + Và hai dẫn chứng: bọn Vương Thông (trong thành Đông Quan): . Không rõ thời thế/ Dối trá + Kết luận: Chúng thất bại 2. Kết luận: Lập luận là đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng, dẫn dắt người nghe (đọc) đến kết luận. Nói cách khác, đó là cách vận dụng luận chứng để làm sáng tỏ luận điểm trong bài văn nghị luận. II. Cách xây dựng lập luận. 1. Xác định luận điểm - Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. - Văn bản: Chữ ta + Luận đề: Vấn đề sử dụng tiếng nước ngoài trên báo chí, quảng cáo. + Hệ thống luận điểm: Tiếng nước ngoài (tiếng Anh) đang lấn lướt tiếng Việt trên cá bảng hiệu, quảng cáo,... Một số trường hợp, tiếng nước ngoài được đưa vào báo chí một cách không cần thiết, gây thiệt thời cho người đọc. 2. Tìm luận cứ. - Là đưa ra các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, tức là tìm các luận cứ cho luận điểm. - Luận cứ của các luận điểm trong văn bản Chữ ta: + Luận điểm1: Mỗi câu văn là một luận cứ. + Luận điểm 2: Mỗi câu trong đoạn là một luận cứ 3. Lựa chọn phương pháp lập luận. - Văn bản Chữ ta: Bằng chứng thực tế để quy nạp, bằng so sánh đối lập giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong các lĩnh vực: sử dụng quảng cáo, trên báo chí. - Văn bản Lại dụ Vương Thông: diễn dịch và quan hệ nhân - quả. - Các phương pháp lập luận: tổng hợp – phân tích – tổng hợp, phản đề, giả thiết, đặt câu hỏi, diễn dịch, quy nạp,... Ghi nhớ: SGK 3. LUYỆN TẬP (3 phút) Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học Phát phiếu học tập, tổ chức học sinh thảo luận làm bài tập III. Luyện tập Bài tập 1 - Luận đề: Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. - Luận điểm:Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam rất phong phú, đa dạng. - Luận cứ: + Lí lẽ: lòng thương người; lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp con người; khẳng định, đề cao con người. + Thực tế: Liệt kê hàng loạt tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ văn học Phật giáo thời Lí đến các tác phẩm giai đoạn văn học thế kỉ XVIII – XIX. - Phương pháp lập luận: Diễn dịch 4. VẬN DỤNG (5 phút) Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học Viết đoạn văn theo lối qui nạp trình bày các vấn đề sau: Chúng ta chỉ có thể học cách bày tỏ tình yêu thương bằng cách yêu thương người khác. - - Về hình thức: đoạn văn theo lối quy nạp - - - Về nội dung: giải thích ý kiến, chứng minh, bình luận 1. TÌM TÒI, MỞ RỘNG (2 phút) Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học GV giao nhiệm vụ: Tìm thêm những tác phẩm chính luận, phân tích cách lập luận của văn bản Sưu tầm, chia sẻ Bước 4: Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà (5 phút) - Bài tập 2 trong SGK (111), bài 2, (62) sách bài tập. - Dặn dò: Soạn bài Chí khí anh hùng.