Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Chí khí anh hùng. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 10 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..

Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: ………………………………… ………………………………… Tuần 27 – Tiết 79, 80: CHÍ KHÍ ANH HÙNG (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức: Thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. 2. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc thơ trữ tình và phân tích nhân vật trong thơ trữ tình. 3. Về thái độ: Trân trọng, yêu mến văn học nước nhà. II. Trọng tâm 1. Kiến thức: Khai thác làm nổi bật chí khí anh hùng của Từ Hải 2. Kĩ năng: Phân tích nhân vật trong thơ trữ tình 3. Về thái độ: Ngưỡng mộ vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải 4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển: - Năng lực thu thập thông tin - Năng lực đọc – hiểu các văn bản truyện thơ - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về nhân vật - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, những đặc điểm cơ bản, giá trị của Truyện Kiều - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận. III. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - SGK, SGV, Tài liệu tham khảo . - Sưu tầm tranh, ảnh , video clip, audio về các 2. Học sinh: Chuẩn bị các câu hỏi, bài tập, sản phẩm... IV. Tổ chức dạy và học. Bước 1: Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp Bước 2: Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc đoạn trích Nỗi thương mình (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)? - Vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều qua đoạn trích Nỗi thương mình ? Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới: 1. KHỞI ĐỘNG (5 phút) Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học - GV giao nhiệm vụ: Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh về nhân vật Từ Hải, cuộc gặp gỡ của Từ Hải và Thúy Kiều. - HS: Phát biểu ấn tượng ban đầu - GV nhận xét và dẫn vào bài mới: - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. - Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. - Có thái độ tích cực, hứng thú. 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30 phút) Hoạt động của GV – HS Nội dung bài học Thao tác 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác phẩm, đoạn trích: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Chiếu 1 vài hình ảnh liên quan đến tác phẩm, đoạn trích. GV chuyển giao nhiệm vụ: Dựa vào phần tiểu dẫn/SGK và 1 số thông tin trên hình ảnh, em hãy cho biết tình huống dẫn đến đoạn trích, bố cục và nội dung của đoạn trích? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân đọc phần tiểu dẫn trong SGK, quan sát thông tin trên máy chiếu. * Hoạt động nhóm: Học sinh thảo luận và ghi lại những thông tin cơ bản về đoạn trích vào bảng phụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi. - Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức. Thao tác 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: * Hoạt động cá nhân: Hs đọc diễn cảm văn bản. * Hoạt động nhóm: GV chia lớp thành 4 nhóm: Nhóm 1; Nhóm 2: + Tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải được thể hiện như thế nào? Cụm từ “động lòng bốn phương” có ý nghĩa như thế nào? Những chi tiết kì vĩ mà Nguyễn Du dùng để khắc hoạ nhân vật Từ Hải? => Qua đó thấy được điều gì mà Nguyễn Du muốn gửi gắm? .Nhóm 3; Nhóm 4: - Tâm trạng của Thuý Kiều khi Từ Hải quyết chí ra đi? => Tình cảm của Thuý Kiều lúc này như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: HS đọc lại văn bản, suy nghĩ. * Hoạt động nhóm: - HS thảo luận cặp đôi, ghi câu trả lời vào giấy nháp. - HS trong từng nhóm thống nhất ‎ý kiến và ghi câu trả lời vào bảng phụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Hs báo cáo kết quả trên bảng phụ, treo kết quả các nhóm khác quan sát, nhận xét, phản biện Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Gv: - Nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm - Chốt kiến thức: Thao tác 3: Tổng kết Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: Em hãy khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân suy nghĩ, tìm ra một nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. * Hoạt động nhóm: - HS thảo luận và thống nhất ý kiến, ghi lại kết quả của cả nhóm vào giữa bảng phụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức. I. Tìm hiểu chung - Tóm tắt cuộc gặp gỡ giữa Từ Hải và Thúy Kiều 1. Vị trí đoạn trích: Câu 2213 – 2230 2. Bố cục: 3 phần + P1: 4 câu thơ đầu→ Cuộc chia tay giữa Từ Hải và Thúy Kiều sau nửa năm chung sống + P2: 12 câu thơ tiếp→ Cuộc đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải – tính cách anh hùng của Từ + P3: 2 câu cuối: Hình ảnh Từ Hải dứt áo ra đi. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Bốn câu đầu - Hoàn cảnh chia tay: Thúy Kiều và Từ Hải đang có cuộc sống vô cùng hạnh phúc “hương lửa đương nồng” - Hình ảnh Từ Hải: +Trượng phu: chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng → Thái độ trân trọng, kính phục của Nguyễn Du với Từ Hải. + Thoắt: dứt khoát, mau lẹ,nhanh chóng. + Động lòng bốn phương: trong lòng náo nức chí tung hoành ở bốn phương + Lên đường thẳng rong: đi liền một mạch → Một tư thế đẹp, hiên ngang không vướng bận, không lệ bộ của người quân tử sẵn sàng lên đường. → Cảm hứng vũ trụ, con người vũ trụ với kích thước phi thường, không gian bát ngát, ngợi ca, khâm phục. => Từ Hải không phải là con người của những đam mê thông thường mà là con người của khát vọng công danh. 2. Mười hai câu tiếp a. Lời Thúy Kiều - Xưng hô: Chàng – thiếp: tình cảm vợ chồng mặn nồng, tha thiết. - Phận gái chữ tòng: bổn phận của người vợ phải theo chồng. - Một lòng xin đi: quyết tâm theo Từ Hải → Muốn ra đi để tiếp sức, chia sẻ, gánh vác công việc với chồng => Thúy Kiều không chỉ ý thức được bổn phận của người vợ, thể hiện tình yêu với chồng mà còn hiểu, khâm phục và kính trọng Từ Hải. Nàng xứng đáng là tri kỉ của bậc anh hùng. b. Lời Từ Hải * Lời đáp: “Từ rằng: “Tâm phúc tương tri Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình” - Từ chối mong muốn của Kiều - Khuyên Kiều hãy vượt lên tình cảm thông thường để xứng đáng làm vợ một người anh hùng. - Coi Kiều là người tri kỉ, hiểu mình → Tính cách anh hùng của Từ Hải. * Lời hứa: “Bao giờ mười vạn tinh binh, Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường. Làm cho rỡ mặt phi thường, Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.” - Rõ mặt phi thường: tạo nên sự nghiệp xuất chúng, phi thường → niềm tin sắt đá vào bản thân, sự nghiệp của mình. - Rước nàng nghi gia: hứa trở về đón Kiều → Người anh hùng có chí khí, sự thống nhất giữa khát vọng phi thường và tình cảm sâu nặng với người tri kỉ. * 4 câu thơ tiếp: “Bằng nay bốn bể không nhà, Theo càng thêm bận biết là đi đâu? Đành lòng chờ đó ít lâu Chầy chăng là một năm sau vội gì!” - Bốn bể không nhà: khẳng định thực tế gian nan, vất vả, khó khăn của buổi đầu lập nghiệp. - Lời hẹn: “ một năm” : mốc thời gian cụ thể, nhanh chóng → Khẳng định ý chí, bản lĩnh, sự tự tin → Lời hẹn ước ngắn gọn, dứt khoát, tự tin => Từ Hải không chỉ là người anh hùng có khát vọng, chí khí lớn mà còn rất tự tin vào tài năng của mình. 3. Hai câu cuối “Quyết lời dứt áo ra đi, Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi” - Hành động : + quyết lời + dứt áo ra đi -> thái độ, cử chỉ, hành động dứt khoát, không hề do dự, không để tình cảm bịn rịn làm lung lạc và cản bước ý chí người anh hùng - Hình ảnh chim bằng : → ẩn dụ tượng trưng về người anh hùng có lí tưởng cao đẹp, hùng tráng, phi thường, mang tầm vóc vũ trụ. Thể hiện ước mơ về người anh hùng lí tưởng của Nguyễn Du (chân dung kì vĩ, chí khí, tài năng, bản lĩnh phi thường, thực hiện giấc mơ công lí). III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Bút pháp lí tưởng hóa : - Từ ngữ: trượng phu, thoắt... - Hình ảnh kì vĩ, ước lệ: lòng bốn phương, trời bể... 2. Nội dung: Qua hình tượng nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du thể hiện quan niệm về người anh hùng lí tưởng và gửi gắm ước mơ công lý 3. LUYỆN TẬP (3 phút) Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học GV giao nhiệm vụ: Người anh hùng theo quan niệm của người xưa là người phi thường. Theo em, ngôn ngữ và cách miêu tả của Nguyễn Du trong đoạn trích đã nêu lên nét phi thường như thế nào? - Cách dùng từ: trượng phu, lòng bốn phương, mênh mông trời bể… con người mang tầm vóc vũ trụ. - Suy nghĩ nhanh, hành động dứt khoát,  tính chất phi thường. 4. VẬN DỤNG ( 5 phút) Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học GV giao nhiệm vụ: Những phẩm chất anh hùng của Từ Hải trong đoạn trích gợi cho em suy nghĩ gì về người anh hùng của thời đại nay? - Người anh hùng trong thời đại nào cũng có những hành động dũng cảm, sẵn sàng hi sinh vì người khác. - Thời nay, người anh hùng cần có những yếu tố mới, phù hợp với thời đại: trí thức, lí tưởng… 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG (2 phút) Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học GV giao nhiệm vụ: Tìm thêm những tác phẩm nghệ thuật lấy cảm hứng từ nhân vật Từ Hải. Sưu tầm, chia sẻ Bước 4: Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà (5 phút) - Làm bài tập phần luyện tập. - Dặn dò: Soạn bài Nỗi thương mình. Đọc thêm: THỀ NGUYỀN (Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Hiểu được bài ca tình yêu đầy lãng mạn, lý tưởng, ước mơ táo bạo của Nguyễn Du qua đêm thề nguyền thơ mộng và thiêng liêng của Thuý Kiều và Kim Trọng. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích thơ trữ tình 3. Thái độ: Giáo dục học sinh: Tình yêu thiêng liêng, trong sáng. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Soạn giáo án giảng dạy. - Thiết kế giáo án, SGK ngữ văn 10, sách giáo viên ngữ văn 10 tập 2, các tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Vở soạn - sách giáo khoa ngữ văn 10 tập 2. III. Phương pháp: Định hướng học sinh tìm hiểu bằng đàm thoại gợi mở, thuyết trình, động não, câu hỏi nêu vấn đề. IV. Các bước lên lớp Bước 1: Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số: Bước 2: Kiểm tra bài cũ: (1’) - Nêu chủ đề đoạn trích “ Chí khí anh hùng”? Bước 3: Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu vị trí đoạn trích - Dựa vào tiểu dẫn nêu vị trí đoạn trích? Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu đoạn trích. - Em có nhận xét gì về các từ “ vội, xăm xăm, băng”? - Không gian thơ mộng, thiêng liêng của buổi thề nguyền được hiện lên ntn? - Cảnh thề nguyền này gợi cho em suy nghĩ gì? - Kiều có quan điểm về tình yêu như thế nào? Học sinh: Từ câu 431 – 452 - Thể hiện sự khẩn trương, vội vã của Kiều trong hành động tào bạo, đột xuất, bất ngờ ngay cả chính với Kiều. - Ánh trăng nhât thưa, ngọn đèn hiu hắt, tiếng bước chân khe khẽ, êm nhẹ - Cảnh cảm động, thiêng liêng, lãng mạn và đầy chất lý tưởng. Sự nhất quán trong quan niệm tình yêu của Kiều: là tình cảm thủy chung và thiêng liêng. I. Vị trí đoạn trích: (1’) Đoạn trích từ câu 431 – 452 kể lại việc Kiều sang nhà Kim Trọng và làm lễ thề nguyền. I. Đọc – hiểu văn bản: (6’) 1. Nhận xét về các từ vội, xăm xăm, băng. - Đây là cuộc gặp gỡ, thề nguyền táo bạo, xuất phát từ tình yêu say đắm, trong sáng của Kiều -> quan điểm, tư tưởng mới mẻ, tiến bộ của Nguyễn Du so với thời đại. - Các từ: vội, xăm xăm, băng: thể hiện sự khẩn trương, vội vã của Kiều trong hành động tào bạo, đột xuất, bất ngờ ngay cả chính với Kiều. 2. Không gian thơ mộng, thiêng liêng của buổi thề nguyền - Cảnh Kim Trọng đang thiu thiu mơ màng dưới ánh trăng nhât thưa, ngọn đèn hiu hắt, tiếng bước chân khe khẽ, êm nhẹ của người đẹp bước vào, với các hình ảnh: giấc hoè, bóng trăng xế, hoa lê, giấc mộng đêm xuân … -> tâm trạng bâng khuâng, bàng hoàng, nửa tỉnh nửa mơ, khó tin là sự thật của chàng Kim. - Hai mái đầu xanh cùng ngước lên trời cao có vầng trăng vằng vặc giữa trời chứng giám lời thề gắn bó keo sơn, son sắt của họ, chứng giám tình yêu tự nguyện và chung thủy của họ -> cảnh cảm động, thiêng liêng, lãng mạn và đầy chất lý tưởng. 3. Quan điểm về tình yêu của Kiều Sự nhất quán trong quan niệm tình yêu của Kiều: là tình cảm thủy chung và thiêng liêng. Lời thề luôn ám ảnh, canh cánh bên lòng. Không chỉ là kỷ niệm của mối tình đầu mà đó còn lời hứa thiêng liêng với người yêu trước trời đất không thể thay đổi. Bởi vậy, khi buộc phải phụ lời thề để báo hiếu cứu cha và em -> tâm trạng Kiều đau xót và luôn nhớ Kim Trọng ./. Bước 4: Củng cố - dặn dò - Em hiểu gì về quan niệm tình yêu của Kiều trong đoạn trích? - Hiểu được tình yêu đầy lãng mạn và ước mơ táo bạo của Nguyễn Du. - Học thuộc đoạn trích