Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Trả bài viết số 7. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 10 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..
Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: ………………………………… ………………………………… Tuần 32 – Tiết 95: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 7 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Nhận rõ những ưu, nhược điểm về nội dung và hình thức của bài viết 2. Kĩ năng: Kĩ năng làm bài theo đúng yêu cẩu về thể loại, chính xác về nội dung, tư liệu 3. Về thái độ, phẩm chất a. Thái độ: Rút ra bài học kinh nghiệm và có ý thức bồi dưỡng thêm năng lực viết văn nghị luận để chuẩn bị tốt cho bài viết sau. b. Phẩm chất : + Sống yêu thương + Sống tự chủ. + Sống trách nhiệm. 4. Về phát triển năng lực a. Phát triển năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. b. Năng lực riêng: Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Đối với giáo viên: - Sách giáo viên, sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 2. - Thiết kế bài giảng. - Giáo án điện tử 2. Đối với học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn văn, vở ghi. C. Cách thức tiến hành - Giáo viên tổ chức bài dạy bằng cách kết hợp các phương pháp công não, thông tin – phản hồi, thảo luận nhóm (kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật phòng tranh). D. Các bước tổ chức hoạt động dạy học Bước 1: Ổn định tổ chức Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra vở soạn bài của học sinh. Bước 3: Bài mới HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Trong tiết học số 101- 102, cô đã ra đề bài viết số 7 tức bài kiểm tra học kì 2 cho các em làm ở lớp. Hôm nay, cô sẽ trả bài viết để các em nhận thấy rõ hơn những ưu, khuyết điểm của các em trong bài viết này, từ đó, rút kinh nghiệm cho những bài viết tiếp. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Chữa bài: - Mục tiêu: Giúp học sinh nhận thức được kiểu bài, cách làm. - Phương tiện: máy chiếu - Kĩ thuật dạy học: Công não, phòng tranh, thông tin - phản hồi. - Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. - Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập HS nhớ lại, đọc đề, lập dàn ý. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: HS chép đề * Hoạt động cặp đôi: Học sinh thảo luận và lập dàn ý. * Hoạt động nhóm: Học sinh thảo luận, thống nhất dàn ý, ghi vào bảng phụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức I. ĐỀ BÀI PHẦN ĐỌC HIỂU:(3,0điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Cánh cò cõng nắng qua sông Chở luôn nước mắt cay nồng của cha. Cha là một dải ngân hà Con là giọt nước sinh ra từ nguồn Quê nghèo mưa nắng trào tuôn Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm. Thương con cha ráng sức ngâm Khổ đau hạnh phúc nảy mầm thành hoa. (Trích Lục bát về cha) Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? (0,5 đ) Câu 2:Xác định và nêu hiệu quả của các biện pháp tu từ có trong khổ (1) của đoạn thơ trên?(1,0đ) Câu 3: Cảm nhận hình ảnh người cha được tác giả khắc họa qua đoạn thơ trên.(1,5đ) (Trình bày thành 1 đoạn văn từ 5 -7 dòng) PHẦN VIẾT (7,0 điểm) : Viết một bài văn (khoảng 3 trang giấy) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói : “Nếu một ngày cuộc sống của bạn bị nhuốm màu đen, hãy cầm bút và vẽ cho nó những vì sao lấp lánh.” Hoạt động 2: Nhận xét: - Mục tiêu: Giúp học sinh nhận thức được ưu, nhược điểm bài làm của mình.. - Phương tiện: máy chiếu - Kĩ thuật dạy học: Công não, phòng tranh, thông tin - phản hồi. - Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. - Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập HS xem lại đáp án, đối chiếu với bài viết của minh, nhận ra ưu, khuyết điểm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: HS xem lại bài làm * Hoạt động cặp đôi: Học sinh trao đổi bài cho nhau để học hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá , sửa lỗi I. CHỮA BÀI: PHẦN ĐỌC HIỂU: Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm (0,5đ) Câu 2: Biện pháp tu từ:(1,0đ) - So sánh: Cha là một dải ngân hà Con là giọt nước sinh ra từ nguồn => Tác dụng: nhấn mạnh công lao to lớn của cha đối với con - Nhân hóa: “Cánh cò cõng nắng” = > Tác dụng: Biến sự vật vô tri có hành động như con người, làm nổi bật nỗi nhọc nhằn kiếm ăn của cha - Ẩn dụ: Giọt nước mắt cay nồng -> những vất vả mưu sinh của cha. Câu 3: (1,5đ) Đoạn văn cần đảm bảo bố cục, có liên kết chặt chẽ - HS cảm nhận được hình ảnh người cha hiện lên với nhọc nhằn kiếm sống, nén nỗi đau riêng để cho con những bài học làm người giá trị, và cho con cuộc sống hạnh phúc. PHẦN VIẾT: 1. Yêu cầu chung: - Học sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội. - Đảm bảo bố cục, triển khai các ý mạch lạc, - Vận dụng tốt các thao tác lập luận; - Không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; 2. Yêu cầu cụ thể: HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải có lí lẽ, xác đáng với thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật: a, Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: (0,5đ) Có đầy đủ các phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề b, Xác định đúng vấn đề nghị luận: Lối sống lạc quan (1,0đ) c, Triển khai vấn đề thành các luận điểm, vận dụng các thao tác lập luận, có lí lẽ và dẫn chứng xác đáng: (GV có thể tham khảo gợi ý) (4,5đ) * Giới thiệu vấn đề nghị luận: * Giải quyết vấn đề nghị luận: + Giải thích: - “Cuộc sống bị nhuốm màu đen”: Chỉ cuộc sống tối tăm, gặp nhiều sóng gió, khổ đau, bất hạnh, không hy vọng. - “Cầm bút và vẽ cho nó những vì sao lấp lánh” (tạo nên một bầu trời đêm thật đẹp): chủ động, tìm hướng khắc phục với tinh thần lạc quan biến những đau khổ thành niềm vui, thành công và hạnh phúc. - Ý nghĩa: Dẫu cuộc sống có tối tăm, đau khổ, bất hạnh đến đâu, mỗi con người cần chủ động thay đổi, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. + Lí giải vấn đề - Cuộc sống luôn có nhiều chông gai, thử thách, bất trắc do yếu tố khách quan, chủ quan mang đến với những tác động rủi ro, khiến con người cảm thấy đau khổ, tuyệt vọng. - Dù cuộc sống có đen tối, khổ đau nhưng con người không được bi quan, buông xuôi, đầu hàng số phận. Trong khó khăn, thử thách, con người nhận thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình, có điều kiện tôi luyện bản lĩnh, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm,… làm tiền đề cho những thành công, hạnh phúc sau này. - Con người cần tin tưởng vào khả năng của bản thân, tự quyết định cuộc sống của mình. Bằng sự nỗ lực cố gắng, dũng cảm vượt qua thử thách, khổ đau, với ước mơ, hoài bão và những suy nghĩ, hành động tích cực, mỗi con người phải luôn hướng về phía trước để làm thay đổi cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn. - Nếu không dám đương đầu và vượt qua những thất bại, khổ đau thì con người sẽ bị nhấn chìm, gục ngã, mãi sống trong bất hạnh và sự tăm tối. + Bàn luận, mở rộng vấn đề. - Khẳng định ý kiến trên là đúng đắn, sâu sắc, như một lời gợi mở, nhắc nhở về một phương châm sống tích cực khi đứng trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. - Phê phán những người không có ý chí, tinh thần vượt khó, sống yếu đuối, cam chịu…hoặc có những hành động việc làm nhằm thoát khỏi hoàn cảnh sống đen tối theo theo hướng tiêu cực. + Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động. * Kết thúc vấn đề: khẳng định lại ý nghĩa vấn đề nghị luận d, Sáng tạo: (0,5đ)Thể hiện sự tìm tòi trong diễn đạt, dùng đa dạng các kiểu câu phù hợp với mục đích trình bày. Sử dụng từ ngữ có chọn lọc. e, Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu: (0,5đ) II. Nhận xét chung 1. Ưu điểm: Một số em bố cục bài viết mạch lạc, rõ ràng; hành văn lưu loát; biết cách làm văn nghị luận. 2. Nhược điểm: Một số bài: - Bài viết còn sơ sài, thiếu luận điểm. - Thiên về cảm nhận -> bài viết thiếu hấp dẫn - Bố cục chưa rõ ràng, hành văn còn vụng * Chữa lỗi: - Lỗi : từ, câu, trình bày.... - Lỗi chính tả IV. Trả bài, rút kinh nghiệm