Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Nội dung và hình thức văn bản văn học. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 10 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..
Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp:………………………………… ………………………………… Tuần 28 – Tiết 84: NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Hiểu các khái niệm nội dung và hình thức khi phân tích văn bản văn học. - Thấy rõ mối quan hệ của nội dung và hình thức văn bản văn học. 2. Kĩ năng: biết vận dụng các khái niệm nội dung và hình thức khi phân tích văn bản văn học. 3. Về thái độ, phẩm chất a. Thái độ: Giúp cho HS hiểu biết và có ý thức cao trong khi tiếp nhận văn bản b. Phẩm chất: + Sống yêu thương: + Sống tự chủ. + Sống trách nhiệm. 4. Về phát triển năng lực a. Phát triển năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. b. Năng lực riêng: Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Soạn giáo án giảng dạy. - Thiết kế giáo án, SGK ngữ văn 10, sách giáo viên ngữ văn 10 tập 2, các tài liệu tham khảo. 2 Học sinh: Vở soạn - sách giáo khoa ngữ văn 10 tập 2. III. Các bước lên lớp Bước 1: Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số Bước 2: Kiểm tra bài cũ (1’) Bước 3: Bài mới 1. HOẠT ĐỘNG 1 – KHỞI ĐỘNG Hoạt động của GV - HS Định hướng năng lực, PC Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV cho 1 bài thơ, yêu cầu HS xác định các yêu tố nội dung và hình thức cấu tạo nên văn bản - Những thiêu chí chủ yếu của văn bản văn học. - Vì sao nói : hiểu tầng ngôn từ mới là bước thứ nhất cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Bước 4: Nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài GV dẫn dắt: Nội dung và hình thức của một văn bản văn học là hai mặt không thể chia tách. Nội dung chỉ có thể tồn tại trong một hình thức nhất định. Và bất kì hình thức nào cũng mang một nội dung. Vậy các khái niệm nào thuộc về mặt nội dung và các khái niệm nào thuộc về mặt hình thức, chúng có ý nghĩa như thế nào. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu - Năng lực hợp tác, giao tiếp 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Họat động của GV và HS Nội dung bài học Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Chiếu 1 vài hình ảnh liên quan đến văn bản văn học. GV chuyển giao nhiệm vụ: Dựa vào SGK và 1 số thông tin trên hình ảnh, em hãy cho biết - Nhóm 1: Các khái niệm thuộc nội dung của văn bản văn học gồm những khái niệm nào? Hãy nêu một cách ngắn gọn và nêu ví dụ - Nhóm 2: Các khái niệm thuộc hình thức văn bản bao gồm những vấn đề gì? Hãy trình bày một cách khái quát và nêu ví dụ. - Nhóm 3: ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức văn bản văn học? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân đọc phần tiểu dẫn trong SGK, quan sát thông tin trên máy chiếu. * Hoạt động nhóm: Học sinh thảo luận và ghi lại những câu trả lời vào bảng phụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức. I. Tìm hiểu chung 1. Các khái niệm của nội dung và hình thức trong văn bản văn học - Các khái niệm thuộc nội dung của văn bản văn học bao gồm: Đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ đề, cảm hứng nghệ thuật. a) Đề tài: Là phạm vi cuộc sống được nhà văn lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. Ví dụ: “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố viết về đề tài nông dân. b) Chủ đề: Là nội dung cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm. Ví dụ “Tắt đèn” có chủ đề: Miêu tả nỗi thống khổ của người nông dân dưới chế độ sưu thuế ngặt nghèo của thực dân và phong kiến địa chủ. Đồng thời miêu tả mâu thuẫn giữa nông dân với bọn cường hào quan lại. - Chủ đề không lệ thuộc vào độ dài ngắn của văn bản và mỗi văn bản có thể có nhiều chủ đề. c) Tư tưởng chủ đề: Là thái độ, tư tưởng, tình cảm của nhà văn đối với cuộc sống, con người được thể hiện trong tác phẩm. Ví dụ: “Tắt đèn” thể hiện sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc và gắn bó máu thịt với người nông dân của nhà văn lão thành Ngô Tất Tố. Đồng thời thể hiện thái độ của nhà văn với bọn quan lại, địa chủ. d) Cảm hứng nghệ thuật: Là tình cảm chủ yếu của văn bản. Đó là những trạng thái tâm hồn, cảm xúc được thể hiện đậm đà nhuần nhuyễn trong văn bản . Ví dụ: Cảm hứng trong “Tắt đèn” là yêu thương và căm giận 2. Các khái niệm về hình thức của văn bản a. Ngôn từ: Đây là yếu tố thứ nhất của văn bản văn học Nhờ ngôn từ tạo nên chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong văn bản. Vì thế tìm hiểu văn bản phải đi sâu khai thác các lớp ngôn từ. - Ngôn từ hiện diện trong câu, hình ảnh, giọng điệu và mang tính cá thể. Có ngôn từ tài hoa của Nguyễn Tuân, trong sáng tinh tế của Thạch Lam, chân chất mang đặc điểm Nam Bộ của Sơn Nam… b. Kết cấu: Là sự sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh có ý nghĩa. Bất kể văn bản văn học nào cũng phải có một kết cấu nhất định. Kết cấu phải phù hợp với nội dung. + Có kết cấu hoành tráng với nội dung + Có kết cấu đầy bất ngờ của truyện cười. + Kết cấu mở theo dòng suy nghĩ của tùy bút, tạp văn. c. Thể loại: Là quy tắc tổ chức hình thức văn bản sao cho phù hợp với nội dung văn bản. + Diễn tả cảm xúc mãnh liệt có thơ + Kể về diễn biến, mối quan hệ của cuộc sống, con người có truyện + Miêu tả xung đột gay gắt có kịch + Thể hiện suy nghĩ trước cuộc sống, con người có thể kí Chú ý: Ngôn từ, kết cấu, thể loại chỉ tồn tại như là hình thức của một nội dung nào đó, không thể có hình thức thuần túy. Hình thức và nộidung luôn gắn bó. Vì vậy khi tìm hiểu và phân tích văn bản văn học phải kết hợp giữa nội dung và hình thức. 3. Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức văn bản văn học - Văn bản văn học cần có sự thống nhất cao giữa nội dung và hình thức nghệ thuật hoàn mĩ. Đây là ý nghĩa vô cùng quan trọng và cũng là tiêu chuẩn để đánh giá một tác phẩm. - ý nghĩa thứ hai: trong quá trình phân tích, ta không chỉ chú trọng nội dung mà bỏ rơi hình thức. Phân tích bao giờ cũng phải kết hợp giữa nội dung và hình thức. - ý nghĩa thứ ba: Trong đời sống văn chương có những văn bản đạt nội dung coi nhẹ hình thức và ngược lại. Chúng ta cần nhận biết điều này khi tìm hiểu và phân tích văn bản. Đề tài: Tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan viết về người nông dân dưới chế độ thực dân nửa phong kiến (quan lại, cường hào địa chủ ở nông thôn). Song có khác: Ngô Tất Tố viết về chế độ sau thuế bức tử người nông dân. Nguyễn Công Hoan lại viết về cho vay nặng lãi của quan lại địa chủ, thực chất là dồn ép người nông dân đến bước đường cùng. 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5 phút) Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học GV giao nhiệm vụ: Bài 1: So sánh đề tài 2 văn bản : Tắt đèn của Ngô Tất Tố và Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Bài 1: 1. Giống nhau: cả 2 đểu viết về cuộc sống cơ cực của người nông dân ở nông thôn VN trước cách mạng tháng Tám và sự vùng lên phản kháng của họ 2. Khác nhau: - Tắt đèn tả cuộc sống nông thôn trong những ngày sưu cao thuế nặng và sự vùng lên tự phát của họ - Bước đường cùng lại miêu tả nỗi lầm than cơ cực của người nông dân trước thủ đoạn bóc lột bằng hình thức cho vay nặng lãi của bọn địa chủ. Họ không còn lối thoát phải tự phát chống lại GV giao nhiệm vụ: Bài 2: Đọc các văn bản (SGK) và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới: 1. Văn bản “Nơi dựa”: - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Bài 2: Đọc các văn bản (SGK) và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới: Gợi ý: 1. Văn bản “Nơi dựa”: a. Văn bản là một bài thơ văn xuôi của Nguyễn Đình Thi. Bố cục của văn bản chia làm hai đoạn có cấu trúc câu, hình tượng tương tự nhau: - Câu mở đầu và câu kết của mỗi đoạn có cấu trúc giống nhau. - Mỗi đoạn đều có hai nhân vật có đặc điểm giống nhau. Đoạn một là một người đàn bà và một đứa nhỏ, đoạn hai là một người chiến sĩ và một bà cụ. Tác giả tạo nên cấu trúc đối xứng cốt làm nổi bật tính tương phản, từ đó làm nổi bật ý nghĩa của hình tượng. b. Những hình tượng trong hai đoạn của bài thơ gợi lên nhiều suy nghĩ về nơi dựa trong cuộc sống. Người đàn bà dắt đứa nhỏ nhưng chính đứa nhỏ lại là "Nơi dựa” của người đàn bà. Người chiến sĩ "đỡ bà cụ” nhưng chính bà cụ lại là "Nơi dựa” cho người chiến sĩ. Thông thường, nếu xét theo lôgic vật chất thì người yếu đuối sẽ phải dựa vào người vững mạnh. ở đây có điều ngược lại, tưởng phi lôgic nhưng lại rất lôgic, đó là thứ lôgic của tinh thần. "Nơi dựa” ở đây là chỗ dựa tinh thần, nơi con người tìm thấy niềm tin, tình yêu và ý nghĩa cuộc sống. Bài thơ còn muốn nói một điều sâu sắc hơn: con người phải có lòng biết ơn đối với quá khứ và luôn hi vọng về tương lai. 4. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG (5 phút) Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học GV giao nhiệm vụ: BT2/130: - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: BT2/130: - Hai khổ thơ đầu nói đến nỗi mong mỏi đợi chờ thành quả lao động và công sức của người mẹ bỏ ra để đổi lấy những thành quả: “ Những mùa quả ……… mẹ tôi” Hình ảnh “ mang dáng giọt mồ hôi mặn” tượng trưng công sức phải bỏ ra của người lao động; hình ảnh lặn, mọc như mặt trời, mặt trăng tượng trưng sự lao động bền bỉ, thầm lặng mà chỉ có người lao động mới cảm nhận được những giọt mồ hôi “rõ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi”. - Ở khổ thơ thứ ba, tác giả chuyển sang nói chuyện “ trồng người” “ Và chúng tôi ………. quả non xanh” Hình ảnh “ bàn tay mẹ mỏi” tượng trưng những nỗ lực cuối cùng của người mẹ trong việc nuôi dạy con. Hình ảnh” quả non xanh “ tượng trưng cho kết quả chưa trọn vẹn, chưa như ý nguyện của người mẹ. Nó có thể là dấu hiệu cho sự thất vọng nơi mẹ khi đã tới hồi “bàn tay mẹ mỏi”, và mẹ chỉ còn biết khóc thầm “rỏ xuống lòng thầm lặng”. Bài 2: Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học GV giao nhiệm vụ: 2. Văn bản “Thời gian”: 3. Văn bản “Mình và ta”: - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 2. Văn bản “Thời gian”: a. Văn bản là một bài thơ của Văn Cao. Bài thơ có cấu tứ độc đáo và cách ngắt nhịp linh hoạt, cách vắt dòng có chủ định. Văn bản có thể chia làm hai đoạn: Đoạn một: từ đầu đến "... trong lòng giếng cạn". Đoạn hai: tiếp theo đến hết. Đoạn một nói lên sức mạnh tàn phá của thời gian. Đoạn hai nói về những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian. - Thời gian cứ từ từ trôi "qua kẽ tay", và âm thầm "làm khô những chiếc lá". "Chiếc lá" vừa có nghĩa thực, cụ thể vừa có nghĩa bóng, ẩn dụ. Nó vừa là chiếc lá trên cây, mới hôm nào còn xanh tươi sự sống thế mà chỉ một thời gian lọt "qua kẽ tay", lá đã "khô", lá chết. Nó vừa là những chiếc lá cuộc đời trên cái cây cuộc sống mà khi thời gian trôi đi, sự sống cứ rụng dần như những chiếc lá. Những kỉ niệm trong đời thì "Rơi/ như tiếng sỏi/ trong lòng giếng cạn". Thật nghiệt ngã là qui luật băng hoại của thời gian. - Vấn đề ở đây là ai cũng nhận ra qui luật ấy nhưng không ai cũng có thể làm cho mình bất tử cùng thời gian. Vậy mà vẫn có những giá trị mang sức sống mãnh liệt chọi lại với thời gian, bất tử cùng thời gian. Đó là sức mạnh vượt thời gian của thi ca và âm nhạc (hiểu rộng ra là nghệ thuật). dĩ nhiên phải là "những câu thơ", "những bài hát", những tác phẩm nghệ thuật đích thực. Hai chữ "xanh" được láy lại như "chọi" lại với chữ "khô" trong câu thứ nhất. - Câu kết thật bất ngờ: "Và đôi mắt em/ như hai giếng nước". Dĩ nhiên đây là "hai giếng nước" chứa đầy những kỉ niệm tình yêu, những kỉ niệm tình yêu sống mãi, đối lập với những kỉ niệm "rơi" vào "lòng giếng cạn" quên lãng của thời gian. b. Qua bài thơ “Thời gian”, Văn Cao muốn nói rằng: thời gian có thể xoá nhoà tất cả, chỉ có văn học nghệ thuật và tình yêu là có sức sống lâu bền. 3. Văn bản “Mình và ta”: Văn bản là một bài tứ tuyệt đặc sắc của nhà thơ Chế Lan Viên rút trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ đề cập đến những vấn đề lí luận của thi ca, của văn học nghệ thuật. a. Hai câu đầu: Mình là ta đấy thôi, ta vẫn gửi cho mình. Sâu thẳm mình ư? Lại là ta đấy! Hai câu thơ thể hiện quan niệm sâu sắc của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với bạn đọc cũng như trong quá trình tiếp nhận tác phẩm, bạn đọc luôn có sự đồng cảm với nhà văn. Sự đồng cảm phải có được nơi tận cùng "sâu thẳm" thì tác phẩm mới thực sự là tiếng nói chung, là nơi gặp gỡ của tâm hồn, tình cảm con người. b. Hai câu sau là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc: Ta gửi tro, mình nhen thành lửa cháy, Gửi viên đá con, mình dựng lại nên thành. Nhà văn viết tác phẩm văn học là sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều đã được gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật và nghệ thuật chỉ có giá trị gợi mở chứ không bao giờ nói hết, nói rõ. Người đọc phải tái tạo lại, tưởng tượng thêm, suy ngẫm, phân tích để sao cho từ bếp "tro" tưởng như tàn lại có thể "nhen thành lửa cháy", từ "viên đá con" có thể dựng nên thành, nên luỹ, nên những lâu đài, cung điện nguy nga. Quan niệm trên của Chế Lan Viên đã được nhà thơ phát biểu theo cách của thơ và đó cũng là một minh chứng cho quan niệm của chính nhà thơ. - Câu ca dao sau đây có phải là một văn bản văn học không? Vì sao? "Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. Mịt mù khói tỏa cành sương, Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây hồ". - Phân tích ý nghĩa hàm ẩn trong khổ thơ : ..." Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi" (Hữu Thỉnh, Sang thu) 5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG (5 phút) Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học B1: GV giao nhiệm vụ + Lập bảng so sánh nội dung và hình thức văn bản nghệ thuật đã học ở HK2 + Lập bảng và nêu cấu trúc các tầng nghĩa những tác phẩn thuôc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật đã học trong chương tình Ngữ Văn 10 HK2 B2: HS thực hiện nhiệm vụ B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ B4: GV nhận xét, chốt lại kiến thức - Hs lập được bảng hệ thống kiến thức bài học Bước 4: Nhận xét giờ học, củng cố, dặn dò - Kiểm tra, đánh giá - gợi ý giải bài tập: Bài tập trong sách giáo khoa (130). - Chuẩn bị bài mới “Các thao tác nghị luận”.