Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh - Ra đề bài viết số 5. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 10 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..
Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp:………………………………… ………………………………… Tuần 21 – Tiết 61: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH RA ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 5 I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: a/ Nhận biết: Nắm được khái niệm tìm hiểu đề, lập dàn ý, văn thuyết minh b/ Thông hiểu: Xác định đúng vấn đề cần thuyết minh, thao tác lập luận, phạm vị tư liệu trong quá trình phân tích đề c/ Vận dụng thấp: Xây dựng được dàn ý cho bài văn thuyết minh d/ Vận dụng cao:Viết được bài văn thuyết minh từ dàn ý đã được lập 2. Kĩ năng: a/ Biết làm: bài NLXH, NLVH b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài văn thuyết minh 3.Thái độ: a/ Hình thành thói quen: phân tích đề, lập dàn ý b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày văn thuyết minh c/ Hình thành nhân cách: - Biết nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập dàn ý bài văn thuyết minh; - Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong quá trình làm văn . II. Trọng tâm 1. Kiến thức: Củng cố vững chắc kĩ năng viết đoạn văn đã học; đồng thời, thấy được mối liên quan chặt chẽ giữa các kĩ năng đó với kĩ năng lập dàn ý. 2. Về kĩ năng: Vận dụng các kĩ năng đó để viết được một đoạn văn thuyết minh có đề tài gần gũi với cuộc sống hoặc công việc học tập của các em. 3. Về thái độ, phẩm chất a. Thái độ: Thấy được việc nắm vững phương pháp viết đoạn văn thuyết minh là cần thiết không chỉ cho những bài tập làm văn trước mắt mà còn cho cuộc sống sau này. b. Phẩm chất: + Sống yêu thương: + Sống tự chủ. + Sống trách nhiệm. 4. Về phát triển năng lực a. Phát triển năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. b. Năng lực riêng: Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản. III. Chuẩn bị GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo IV. Tổ chức dạy và học Bước 1: Ổn định tổ chức lớp Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học Bước 1: giao nhiệm vụ học tập Nhắc lại các phương pháp thuyết minh? - GV nêu vấn đề Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập. Bước 3: học sinh báo cáo kết quả và thảo luận - HS đàm thoại, phát biểu - Bước 4: GV nhận xét và chuyển vào bài: Giới thiệu bài mới: Kiểu bài làm văn thuyết minh là một trong những kiểu bài quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 10. Các em đã được tìm hiểu về đặc điểm, cách lập dàn ý và các phương pháp thuyết minh thường dùng. Để hiện thực hóa những hiểu biết đó trong một bài văn cụ thể, các em cần phải viết được các đoạn văn thuyết minh rõ ý, sáng lời. Bài học hôm nay chúng ta chủ yếu sẽ luyện tập thực hành thao tác đó. Khởi động: GV trình chiếu một đoạn văn thuyết minh có lỗi cả về hình thức và nội dung, yêu cầu HS chỉ ra lỗi của đoạn văn. Từ đó GV dẫn dắt vào bài. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIÊN THỨC Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học Thao tác 1: Tìm hiểu đoạn văn thuyết minh: Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được đặc điểm, yêu cầu, các phần của đoạn văn thuyết minh. Phương tiện thực hiện: bảng phụ, máy chiếu. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: kĩ thuật khăn trải bàn, phương pháp thảo luận nhóm. Hình thức tổ chức: Học sinh làm việc độc lập kết hợp với làm việc nhóm. Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: -Thế nào là đoạn văn? -Giữa đoạn văn tự sự và thuyết minh có sự giống, khác nhau như thế nào? - Một đoạn văn thuyết minh có thể gồm bao nhiêu phần chính, các ý trong đoạn văn thuyết minh có thể sắp xếp theo các trình tự, thời gian, không gian, nhận thức, phản bác, chứng minh không? Vì sao? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân suy nghĩ, tìm ra đặc điểm của đoạn văn. * Hoạt động nhóm: - HS thảo luận và thống nhất ý kiến, ghi lại kết quả của cả nhóm vào giữa bảng phụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi. - Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức. Thao tác 2: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh: Mục tiêu: Giúp học sinh rèn kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh. Phương tiện thực hiện: bảng phụ, máy chiếu. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: kĩ thuật khăn trải bàn, phương pháp thảo luận nhóm. Hình thức tổ chức: Học sinh làm việc độc lập kết hợp với làm việc nhóm. Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: HS đọc yêu cầu đề bài trong SGK - Phác qua dàn ý đại cương. - Chứng minh về một tác phẩm văn học - Cách thức tiến hành viết đoạn văn như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân đọc yêu cầu. * Hoạt động nhóm: - HS thảo luận và thống nhất ý kiến, ghi lại kết quả của cả nhóm vào giữa bảng phụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi. - Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức. I. Đoạn văn thuyết minh: 1. Quan niệm về đoạn văn: - Đoạn văn nằm giữa hai chỗ xuống dòng. Nó phải thể hiện được yêu cầu sau: + Tập trung làm rõ ý chung, một chủ đề chung thống nhất. + Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng trước và sau nó. + Diễn đạt chính xác, trong sáng. + Gợi cảm hùng hồn. 2. So sánh đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh: - Giống nhau vì cùng trình bày về một sự kiện, miêu tả về một sự vật. Người viết đều phải quan sát cẩn thận. - Khác nhau: Đoạn văn thuyết minh phải căn cứ vào mục đích để có các phương pháp: giải thích, liệt kê, định nghĩa, so sánh, phân tích. Trong khi đó tự sự là kể lại. 3. Các phần chính của đoạn văn thuyết minh: - Số lượng phần chính của đoạn thuyết minh hoàn toàn phụ thuộc vào đối tượng thuyết minh. Ví dụ thuyết minh lại buổi sinh hoạt cuối tuần ở lớp thì các phần chính gồm 2 phần: - Nhận định về tình hình lớp trong tuần + Tinh thần ý thức trong học tập + Điểm số + Gương tiêu biểu + Hiện tượng cần phê phán - Phương hướng tuần tới Các ý của đoạn văn được sắp xếp theo trật tự thời gian. Theo nhận thức, theo phản bác hoặc chứng minh. Người ta gọi đó là kết cấu theo lôgic của văn bản thuyết minh chính vì kết cấu lôgic, theo thứ tự mà sử dụng các thao tác phản bác hoặc chứng minh đều được. II. Viết đoạn văn thuyết minh Giới thiệu tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi, phần thân bài. a. Bài báo cáo ra đời trong hoàn cảnh nào? + Tháng 1/1428 (tức tháng Chạp năm Đinh Mùi âm lịch) khi đất nước sạch bóng quân thù. + Nguyễn Trãi đã viết trong hoàn cảnh xúc cảm đặc biệt. b. Nguyễn Trãi dựa vào đâu để đưa ra luận đề chính nghĩa? + Tư tưởng nhân nghĩa + Quyền tự chủ độc lập c. Nguyên nhân và quá trình chinh phục thắng lợi + Âm mưu và tội ác kẻ thù + Lấy chí nhân thay cường bạo + Khắc phục gian nan + Quyết tâm chiến đấu + Chiến đấu thắng lợi d. Tuyên bố cho toàn dân tộc biết thắng lợi vĩ đại + Khẳng định chủ quyền độc lập trên toàn vẹn lãnh thổ + Tác giả rút ra bài học lịch sử * Nhờ có sức mạnh truyền thống * Chỉ có thể giành được độc lập mới mở ra thời đại huy hoàng. Tham khảo: Chỉ hai tiếng “Kinh Bắc” thôi đã đủ gợi lại cho mỗi người Việt chúng ta một quá vãng đẹp, hào hùng có lúc đến bi tráng, một không gian xa mà vẫn biêng biếc gần gũi chan chứa yêu thương của dân tộc. Trên đầu, nghe vi vút tiếng bay ngựa sắt đưa Thánh Gióng về Trời, một ông Gióng đánh tan giặc xâm lược vừa xong đã trút bỏ giáp trụ mà đằng vân. Về phía Tây, dòng Tiêu Tương còn mãi mãi vẳng lên tiếng hát Trương Chi “Người thì thậm xấu” hẳn lời ca vẫn da diết yêu, ai oán nhớ, ta vẫn nghe dòng lệ Mị Nương ràn rụa rơi xuống chén gỗ bạch đàn như một điệu hồ cầm tiếc hận đằng đẵng và thương xót không cùng. HOẠT ĐỘNG - LUYỆN TẬP Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học Mục tiêu: Giúp học sinh rèn kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh. Phương tiện thực hiện: bảng phụ, máy chiếu. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: kĩ thuật khăn trải bàn, phương pháp thảo luận nhóm. Hình thức tổ chức: Học sinh làm việc độc lập kết hợp với làm việc nhóm. Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: HS đọc yêu cầu đề bài trong SGK - Phác qua dàn ý đại cương. - Chứng minh về một tác phẩm văn học - Cách thức tiến hành viết đoạn văn như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân đọc yêu cầu. * Hoạt động nhóm: - HS thảo luận và thống nhất ý kiến, ghi lại kết quả của cả nhóm vào giữa bảng phụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi. - Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức. Gv đưa ra một số đề văn thuyết minh, yêu cầu HS lựa chọn, lập dàn ý sơ bộ, tập viết một đoạn văn về một trong các ý của bài, đọc trước lớp. Gv nhận xét, đánh giá, bổ sung. Đề 1: Thuyết minh về tác giả văn học Nguyễn Trãi. Đề 2: Thuyết minh về di tích Côn Sơn. GV hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn văn trong sgk: - Nội dung của đoạn văn? Phương pháp thuyết minh được sử dụng? ý nghĩa của đoạn văn? GV hướng dẫn học sinh trên cơ sở kiến thức đã học để viết đoạn văn thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu. Gọi 1 vài học sinh đọc đoạn văn. GV nhận xét. 1.Viết đoạn văn: thuyết minh về tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi Các ý chính cần nêu: - Phát hiện vẻ đẹp nhiều mặt của thiên nhiên: + Thiên nhiên hoành tráng, kì vĩ: “Kình ngạc băm vằm non mấy khúc/ Giáo gươm chìm gãy bãi bao tầng”,... + Thiên nhiên mĩ lệ, thơ mộng, phảng phất phong vị Đường thi: “Nước biếc non xanh thuyền gối bãi/ Đêm thanh, nguyệt bạc, khách lên lầu”, “Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc/ Thuyền chở yên hà nặng vạy then”,... + Thiên nhiên bình dị, dân dã: “Ao cạn vớt bèo cấy muống/ Đìa thanh phát cỏ ương sen”,... - Coi thiên nhiên là bầu bạn của mình: “Láng giềng một áng mây nổi/ Khách khứa hai ngàn núi xanh”,... - Giao cảm với thiên nhiên vừa mãnh liệt, nồng nàn vừa tinh tế, nhạy cảm, trang trọng trước vẻ đẹp của thiên nhiên: “Hé cửa đêm chờ hương quế lọt/ Quét hiên ngày lệ bóng hoa tan”. 2. Viết đoạn văn thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu. HOẠT ĐỘNG – VẬN DỤNG Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Vận dụng để viết 1 đoạn văn thuyết minh với đề bài: Giới thiệu về 1 món ăn đặc sản quê em. Bước 2: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi. - Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ * Lưu ý: Sử dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Anh (chị) hãy tìm thêm những bài văn thuyết minh hay. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ (tiết sau) RA ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 5 A. Mục đích kiểm tra, đánh giá -Tiếp tục củng cố những kiến thức và kĩ năng làm văn thuyết minh, cũng như các kĩ năng lập dàn ý, diễn đạt… - Vận dụng những hiểu biết đó để làm được một bài văn thuyết minh vừa rõ ràng chuẩn xác lại vừa sinh động, hấp dẫn về một sự vật, sự việc, hiện tượng, con người gần gũi, quen thuộc trong đời sống. - Thấy rõ hơn nữa trình độ làm văn của bản thân, từ đó, rút ra những kính nghiệm cần thiết để làm văn thuyết minh đạt kết quả tốt hơn. Mức độ NLĐG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng I. Đọc hiểu - Ngữ liệu: 01 đoạn trích hoặc văn bản. -Tiêu chí: +Dài khoảng 200 chữ. + Nội dung đề cập những vấn đề gần gũi, phù hợp với tâm lí, trình độ học sinh. - Nhận biết: + phương thức biểu đạt của văn bản. + Phong cách ngônngữ sinh hoạt. + 4 biện pháp tu từ: Ẩn dụ, hoán dụ, phép điệp, phép đối. - Khái quát được chủ đề, nội dung…của văn bản. - Hiểu được quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản. - Hiểu được nghĩa của từ, câu, hình ảnh… trong văn bản - Phân tích tác dụng của các biên pháp tu từ: Ẩn dụ, hoán dụ, phép điệp, phép đối. - Nhận xét, đánh giá tư tưởng, quan điểm, tình cảm… của tác giả trong văn bản. - Nhận xét về một giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. - Rút ra bài học cuộc sống từ văn bản. - Trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản Số câu 01 02 01 04 Số điểm 0,5 1,5 1,0 3,0 Tỉ lệ 5% 15% 10% 30% II. Tạo lập văn bản Tích hợp các kiến thức , kĩ năng để làm bài văn thuyết minh về ngày tết ở địa phương Số câu 0 01 01 Số điểm 0 7 7 Tỉ lệ 0% 100% 100% Tổng cộng Số câu 01 02 01 01 05 Số điểm 0,5 1,5 1,0 7,0 10 Tỉ lệ 0,5% 15% 10% 70% 100% A. BIÊN SOẠN ĐỀ THI PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Tôi lại nhìn, như đôi mắt trẻ thơ Tổ Quốc tôi. Chưa đẹp thế bao giờ! Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển. Xanh trời, xanh của những giấc mơ. (Vui thế hôm nay – Tố Hữu) Câu 1: (0,5đ) Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn thơ? Câu 2: (1,0đ) Chỉ ra hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên? Tác dụng của biện pháp đó? Câu 3: (0,5) Nhận xét về các kiểu câu được sử dụng trong đoạn thơ trên? Câu 4: (1,0) Cảm nhận cảm xúc của nhà thơ được thể hiện trong đoạn thơ trên? (Hãy trình bày thành đoạn văn từ 7- 10 dòng) PHẦN VIẾT: (7,0 điểm): Hãy giới thiệu về nét đặc sắc của ngày Tết cổ truyền ở quê em. ĐÁP ÁN BÀI VIẾT SỐ 5 PHẦN ĐỌC HIỂU: Câu 1: (0.5đ) Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả Câu 2: Biện pháp tu từ:(1,0đ) So sánh: “nhìn như đôi mắt trẻ thơ” => Cảm nhận mới mẻ của nhà thơ về quê hương Điệp từ: “Xanh” => Nhấn mạnh sức sống mới của quê hương Câu 3: (0,5đ)Nhà thơ sử dụng linh hoạt các kiểu câu: Câu trần thuật, câu cảm than, câu rút gọn.. Câu 4: (1,0đ)- Đoạn văn cần đảm bảo bố cục, có liên kết chặt chẽ Hs cảm nhận được cảm xúc: vui sướng, tự hào của nhà thơ trước sự đổi mới tràn đầy sức sống của quê hương. PHẦN VIẾT: 1. Yêu cầu chung: - Học sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội. - Đảm bảo bố cục, triển khai các ý mạch lạc, - Vận dụng tốt các thao tác lập luận; - Không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; 2. Yêu cầu cụ thể: a, Đảm bảo cấu trúc bài: (0,5đ) Có đầy đủ các phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề b, Xác định đúng đối tượng thuyết minh: Nét đặc sắc trong ngày Tết cổ truyền ở địa phương (1,0đ) c, Triển khai vấn đề thành các luận điểm: (GV có thể tham khảo gợi ý) (4,5đ) * Giới thiệu khái quát về đối tượng thuyết minh: * Giới thiệu cụ thể về đối tượng: + Giới thiệu về địa phương nơi em ở: vị trí địa lí, đặc trưng trong lối sống của người dân. + Thời gian diễn ra ngày tết cổ truyền là khi nào? + Điểm nổi bật nhất của ngày tết ở quê em là gì? (miêu tả tỉ mỉ, tránh kể lể) + Giá trị của điểm đặc sắc đó trong đời sống tinh thần của người dân địa phương * Khái quát lại bài viết, nêu suy nghĩ của bản thân d, Sáng tạo: (0,5đ) Thể hiện sự tìm tòi trong diễn đạt, dùng đa dạng các kiểu câu phù hợp với mục đích trình bày. Sử dụng từ ngữ có chọn lọc. e, Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu: (0,5đ) Bước 4: Giao bài và hướng dẫn bài, chuẩn bị bài ở nhà - Hoàn thành bài viết số 5 - Soạn bài: Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt