Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Khái quát lịch sử tiếng Việt. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 10 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..
Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp: ………………………………… ………………………………… Tuần 19 – Tiết 57: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: a/ Nhận biết: Nhận biết khái niệm về ngôn ngữ, lời nói cá nhân b/ Thông hiểu: Hiểu về các quy tắc của hệ thống ngôn ngữ và cách sử dụng phù hợp, hiệu quả trong các tình huống giao tiếp cụ thể c/Vận dụng thấp: Nhận diện được biểu hiện của ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân trong văn bản d /Vận dụng cao: Vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc trong lời nói cá nhân 2. Kĩ năng: a/ Biết làm: bài đọc hiểu liên quan đến tiếng Việt b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt trong lĩnh hội và tạo lập văn bản 3.Thái độ : a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về ngôn ngữ tiếng Việt c/ Hình thành nhân cách: - Có ý thức bảo vệ và phát huy những giá trị trong sáng của Tiếng Việt - Biết phê phán những người làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt II. Trọng tâm 1. Về kiến thức: - Nắm được một cách khái quát những tri thức cốt lõi về cội nguồn, quan hệ họ hàng của tiếng Việt và quan hệ tiếp xúc giữa tiếng Việt với một số ngôn ngữ khác trong khu vực. - Nhận thức rõ quá trình phát triển của tiếng Việt gắn bó với lịch sử phát triển của dân tộc, của đất nước. 2. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt 3. Về thái độ, phẩm chất a. Thái độ: Ghi nhớ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tiếng Việt- tiếng nói của dân tộc: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”. b. Phẩm chất: + Sống yêu thương + Sống tự chủ + Sống trách nhiệm. 4. Về phát triển năng lực a. Phát triển năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. b. Năng lực riêng: Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản. III. Chuẩn bị GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo IV. Tổ chức dạy và học Bước 1: Ổn định tổ chức lớp Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ ? Nhắc lại những yêu cầu sử dụng tiếng Việt? Bước 2: học sinh thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả Bước 4: gv nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: * Giới thiệu bài mới: Nhằm giúp các em nắm được một cách khái quát những tri thức cốt lõi về cội nguồn, quan hệ họ hàng của tiếng Việt và quan hệ tiếp xúc giữa tiếng Việt và một số ngôn ngữ khác trong khu vực và nhận thức những quá trình phát triển của tiếng Việt gắn bó với lịch sử phát triển của dân tộc của đất nước, ngày hôm nay chúng ta học bài “Khái quát lịch sử tiếng Việt”. Nhằm giúp các em nắm được một cách khái quát những tri thức cốt lõi về cội nguồn, quan hệ họ hàng của tiếng Việt và quan hệ tiếp xúc giữa tiếng Việt và một số ngôn ngữ khác trong khu vực và nhận thức những quá trình phát triển của tiếng Việt gắn bó với lịch sử phát triển của dân tộc của đất nước, ngày hôm nay chúng ta học bài “Khái quát lịch sử tiếng Việt”. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học Thao tác 1: I. Tìm hiểu chung - Mục tiêu: Giúp học sinh nhận thức được lịch sử phát triển của tiếng Việt. - Phương tiện: máy chiếu - Kĩ thuật dạy học: Công não, phòng tranh, thông tin - phản hồi. - Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. - Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi nêu ở bên dưới, từ đó, rút ra nhận xét khái quát. - Nhóm 1: + Tiếng Việt là gì? + Hãy trình bày nguồn gốc và quan hệ hàng của tiếng Việt? - Nhóm 2: +Trong thời kì dựng nước, tiếng Việt có đặc điểm thanh điệu như thế nào? +Trình bày những nét cơ bản tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc? - Nhóm 3: + Nêu những nét chính Tiếng Việt thời kì độc lập tự chủ ? + Tiếng Việt từ cách mạng tháng tám đến nay có những diểm gì đáng lưu ý? - Nhóm 4: + Qua các giai đoạn phát triển của tiếng Việt, anh (chị) có nhận xét gì? + Về chữ viết anh (chị) có suy nghĩ gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: HS đọc SGK, tìm hiểu yêu cầu của từng câu hỏi. * Hoạt động cặp đôi: Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi. * Hoạt động nhóm: Học sinh thảo luận, rút ra nhận xét khái quát về lịch sử phát triển của tiếng Việt, cho ví dụ minh họa. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức Thao tác 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập: - Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài tập. - Phương tiện: máy chiếu - Kĩ thuật dạy học: Công não, phòng tranh, thông tin - phản hồi. - Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. - Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập HS đọc các yêu cầu của bài tập,thảo luận nhóm và trả lời. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: HS đọc bài tập và thực hiện yêu cầu. * Hoạt động cặp đôi: Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức. I. Tìm hiểu chung 1. Lịch sử phát triển của tiếng Việt - Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt Tiếng Việt giữ vai trò của ngôn ngữ có tính phổ thông. Nó là phương tiện giao tiếp giữa các dân tộc, là ngôn ngữ chính thức trong các lĩnh vực hành chính, ngoại giao, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật. 2. Tiếng Việt trong các thời kì. 2.1 Tiếng Việt trong thời kì dựng nước - Tiếng Việt có nguồn gốc rất cổ xưa. + Các nhà nghiên cứu về tiếng Việt đã đi đến khẳng định: * Tiếng Việt là do dân tộc Việt trưởng thành từ rất sớm trên lưu vực sông Hồng và sông Mã trong xã hội có nền văn minh nông nghiệp đạt tới trình độ phát triển khá cao. * Về nguồn gốc họ hàng, tiếng Việt thuộc họ Nam á. Đó là ngôn ngữ có từ rất xưa trên một vùng rộng lớn Đông Nam, Châu á. * Họ ngôn ngữ Nam á phân chia thành một số dòng, trong đó có dòng Môn-Khme phân bố ở vùng cao nguyên nam Đông Dương và miền phụ cận bắc Đông Dương. Cụ thể là thuộc miền núi phía Bắc, dọc trường Sơn, Tây Nguyên, Cămpuchia, Mianma. Dòng Môn-Khme tách ra tiếng Việt-Mường (Việt Cổ). Cuối cùng tách thành tiếng Mường, tiếng Việt. Quá trình tách này còn để lại dấu vết có thể khảo sát được đó là sự so sánh giữa tiếng Việt với tiếng Mường, tiếng Việt với tiếng Môn-Khme. Ta có bảng so sánh sau đây: Bảng so sánh một số từ giữa tiếng Việt và ngôn ngữ khác. Từ Tiếng Việt T. Mường T Khme (Bana, Catu) Ngày Mưa Trong Tay Ngày Mưa Trong Tay Ngài Mươ Tlong Thay đay, ti Chim, sông, cá Có nguồn gốc từ tiếng Môn-Khme + Không có hệ thống thanh điệu + Ngoài phụ âm đơn còn có phụ âm kép, ví dụ: tl, kl, pl… (trứng tlứng) + Trong hệ thống phụ âm cuối có các âm như: -l, -h, -s… + Ngữ pháp có sự kết hợp Từ được hạn định đặt trước từ hạn định Hoa đẹp, lúa xanh, ngựa trắng (đây là hình thức phân biệt tiếng Hán) 2.2. Tiếng Việt trong thời kì Bắc thuộc (trước thế kỉ thứ X) - Tiếng Việt bị chèn ép bởi tiếng Hán. - Đây cũng là thời gian dân tộc ta phải đấu tranh để bảo tồn và phát triển tiếng nói của dân tộc. Bằng cách: + Vừa mở rộng vốn từ vựng vừa Việt hóa ngôn ngữ Hán trên lĩnh vực âm đọc sau đó về mặt ý nghĩa và phạm vi sử dụng (đọc phiên âm chữ Hán). Ví dụ: Tâm, tài, đức, mệnh, độc lập, tự do, gia đình, hạnh phúc… Đây là phương thức vay mượn phổ biến nhất. - Nhiều từ ngữ Hán được Việt hóa dưới hình thức sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng Việt, ví dụ: + Đan tâm lòng son + Cửu trùng chín lần Thanh thiên bạch nhật trời xanh ngày trắng. Thanh sử sử xanh Hình thức vay mượn, việt hóa làm cho Tiếng Việt ngày càng phong phú ở các thời kì sau này, cả ngày nay. 2.3: Tiếng Việt thời kì độc lập tự chủ - Nho học phát triển, chữ Hán thịnh hành, nhưng ngôn ngữ tiếng Việt phát triển không ngừng. + Nhờ có ngôn ngữ văn hóa (thơ, văn, thể loại khác) càng làm cho tiếng Việt tinh tế, uyển chuyển. - Đảng cộng sản Đông Dương ra đời, bản đề cương văn hóa Việt Nam được công bố 1943 (do đồng chí Trường Chinh khởi thảo), tiếng Việt góp phần tích cực vào công tác tuyên truyền cách mạng, kêu gọi toàn dân giành độc lập, tự do, tiếng Việt càng phát triển dồi dào, đủ sức vươn lên, đảm đương trách nhiệm nặng nề. - Trước 1942 nhiều nhà trí thức đã quan tâm tới việc nghiên cứu giảng dạy và phổ biến khoa học bằng tiếng Việt như giáo sư Hoàng Xuân Hãn công bố quyển “Danh từ khoa học” năm 1942. 2.4. Tiếng Việt từ cách mạng tháng tám đến nay. - Sau cách mạng tháng tám, xây dựng thuật ngữ khoa học, chuẩn hóa tiếng Việt đã được tiến hành mạnh mẽ. Hầu hết các ngành khoa học hiện đại đều biên soạn được những tập sách thuật ngữ chuyên dùng. Theo ba cách thức. + Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương tây. + Vay mượn thuật ngữ khoa học tiếng Trung Quốc + Đặt thuật ngữ thuần Việt. Tất cả đều phù hợp với tập quán sử dụng ngôn ngữ của người Việt. - Bản tuyên ngôn độc lập của Bác đã mở ra triển vọng, tiếng Việt có vị trí xứng đáng trong nước Việt Nam độc lập tự do. Nó đã thay thế hoàn toàn tiếng Pháp trong mọi lĩnh vực. Tiếng Việt được sử dụng và đưa vào trường phổ thông cho tới đại học, trên đại học, nhằm nâng cao dân trí, phát triển văn hóa, khoa học kỹ thuật. - Tiếng Việt không ngừng phát triển và ngày càng phong phú, giàu có đáp ứng yêu cầu, thực hiện đầy đủ các chức năng đối với cuộc sống con người. * Nhận xét: - Trong quá trình phát triển, tiếng Việt không bị tiếng nước ngoài đồng hóa mà còn Việt hóa tự làm giàu cho mình. - Chúng ta cần phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt bằng cách. + Hiểu đúng và dùng đúng tiếng Việt. + Chống thái độ tùy tiện khi sử dụng tiếng Việt. + Chống lạm dụng từ ngữ nước ngoài. 3. Chữ viết - Thời kì người Việt cổ đã có chữ viết. Song ta chưa tìm thấy được. Sử sách Trung Quốc mô tả hình dạng chữ viết này: “trông như đàn nòng nọc đang bơi”. - Chữ Nôm xuất hiện. Phương châm của chữ Nôm là ghi theo âm tiếng Việt. Vì chưa được chuẩn hóa nên chữ Nôm đã dừng lại, không phát triển mà thay vào đó là chữ quốc ngữ. Ví dụ: + Chữ Nôm không đánh vần được, học chữ nào biết chữ ấy. + Muốn học chữ Nôm phải có vốn chữ Hán nhất định. - Chữ quốc ngữ ra đời nửa đầu thế kỉ XVII. Dùng chữ cái la tinh ghi âm tiếng Việt. Lúc đầu nó chưa phản ánh cơ cấu ngữ âm tiếng Việt. Ví dụ: Bó ngựa vó ngựa Blái núi trái núi M lời lời - Đầu thế kỉ XX chữ Hán, chữ Nôm bị gạt bỏ khỏi lĩnh vực hành chính, học hành, thi cử. Chữ quốc ngữ được chú ý, đẩy mạnh. Người ta cổ động học chữ quốc ngữ. Đó là những người yêu nước trong phong trào Duy Tân. “Trước hết phải học ngay quốc ngữ Khỏi đôi đường tiếng chữ khác nhau Chữ ta ta đã thuộc làu Nói ra nên tiếng nên câu nên lời” - Phong trào Đông Kinh nghĩa Thục cổ vũ học chữ quốc ngữ - Đảng ta chú ý tới phổ cập chữ quốc ngữ. - Chữ quốc ngữ đã thay thế toàn bộ từ chữ Hán, chữ Nôm, chữ Pháp. Đó là bước tiến vượt bậc của dân tộc. - Chữ quốc ngữ đơn giản, thuận tiện, dễ viết, dễ đọc, tuy nhiên phải chú ý đầy đủ về quy tắc chính tả. II. Luyện tập Những từ ngữ Hán vay mượn đã được Việt hóa: + Nam trai + Nữ gái + Phụ nữ đàn bà + lão phu ông già + Lão phụ bà già Ưu điểm của chữ quốc ngữ + Chép âm thành từ. Ví dụ [/l// a//m]2 làm rất thuận tiện, đơn giản. + Tạo từ mới Ví dụ: lơ lơ mơ Lơ lơ thơ Lơ lờ lợ Lơ Lơ tha lơ thơ + Thay thế từ Hán đã Việt hóa Đồng cùng Mãn nguyện vừa lòng, thỏa lòng Mãn hạn đủ hạn, hết hạn Mãn khóa hết khóa học Mãn kiếp hết kiếp Ba cách thức xây dựng thuật ngữ khoa học a. Phiên âm thuật ngữ khoa học phương tây. ------ Gọi tên các chất: +H2SO4 axits, suyên- phu- rích +HCL axít cờ- lo- hi -đờ –rích ----- Gọi tên đồ vật: Pê-đan bàn đạp Gác-đờ-xen chắn xích Gác-đờ-bu chắn bùn Xa-phon xà phòng. b. Qua tiếng Trung Quốc Sinh tử sống chết Kiểm lâm bảo vệ rừng Môi sinh môi trường sống c. Đặt thuật ngữ thuần Việt Vùng trời thay cho không phận Vùng biển thay cho hải phận Đưa đồ lễ viếng thay cho phúng HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học - Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài tập. - Phương tiện: máy chiếu - Kĩ thuật dạy học: Công não, phòng tranh, thông tin - phản hồi. - Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. - Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập HS đọc các yêu cầu của bài tập,thảo luận nhóm và trả lời. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: HS đọc bài tập và thực hiện yêu cầu. * Hoạt động cặp đôi: Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức. Những từ ngữ Hán vay mượn đã được Việt hóa: + Nam à trai + Nữ à gái + Phụ nữ à đàn bà + lão phu à ông già + Lão phụ à bà già Ưu điểm của chữ quốc ngữ + Chép âm thành từ. Ví dụ [/l// a//m]2 làm rất thuận tiện, đơn giản. + Tạo từ mới Ví dụ: lơ à lơ mơ Lơ à lơ thơ Lơ à lờ lợ Lơ à Lơ tha lơ thơ + Thay thế từ Hán đã Việt hóa Đồng à cùng Mãn nguyện à vừa lòng, thỏa lòng Mãn hạn à đủ hạn, hết hạn Mãn khóa à hết khóa học Mãn kiếp à hết kiếp Mãn nguyệt khai hoa à đủ tháng nở hoa, đến tháng sinh nở Mãn phục à hết tang Mãn ý à vừa ý, vừa lòng. Ba cách thức xây dựng thuật ngữ khoa học a. Phiên âm thuật ngữ khoa học phương tây. ------ Gọi tên các chất: - +H2SO4 à axits suyên-phu-rích - +HCL à axít cờ-lo-hi-đờ-rích ----- Gọi tên đồ vật: - Pê-đan à bàn đạp - Gác-đờ-xen à chắn xích - Gác-đờ-bu àchắn bùn - Xa-phon à xà phòng. b. Qua tiếng Trung Quốc - Sinh tử à sống chết - Kiểm lâm à bảo vệ rừng - Môi sinh à môi trường sống c. Đặt thuật ngữ thuần Việt - Vùng trời à thay cho không phận - Vùng biển à thay cho hải phận - Đưa đồ lễ viếng à thay cho phúng - Chăm sóc, nuôi dưỡng à thay cho phụng dưỡng HOẠT ĐỘNG – TÌM TÒI MỞ RỘNG Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hình thức: HS làm việc cá nhân ở nhà để trả lời câu hỏi: Mục tiêu: Hs nắm được những nét cơ bản nhất về bài học GV Yêu cầu HS tìm hiểu, so sánh lịch sử phát triển của tiếng Việt với tiếng Anh mà các em đang học. Học sinh làm ở nhà. Bước 4: Giao bài và hướng dẫn bài, chuẩn bị bài ở nhà - Hoàn thành bài tập - Soạn bài: Phương pháp thuyết minh.