Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Phương pháp thuyết minh. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 10 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..

Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp:………………………………… ………………………………… Tuần 20 – Tiết 58: PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức : a/ Nhận biết: Nắm được khái niệm tìm hiểu đề, lập dàn ý, văn thuyết minh b/ Thông hiểu: Xác định đúng vấn đề cần thuyết minh, thao tác lập luận, phạm vị tư liệu trong quá trình phân tích đề c/Vận dụng thấp: Xây dựng được dàn ý cho bài văn thuyết minh d/ Vận dụng cao: Viết được bài văn thuyết minh từ dàn ý đã được lập 2. Kĩ năng: a/ Biết làm: bài NLXH, NLVH b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài văn thuyết minh 3. Thái độ : a/ Hình thành thói quen: phân tích đề, lập dàn ý b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày văn thuyết minh c/ Hình thành nhân cách: - Biết nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập dàn ý bài văn thuyết minh; - Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong quá trình làm văn . II. Trọng tâm Nắm được những kiến thức cơ bản về một số phương pháp thuyết minh thường gặp. 2. Về kĩ năng: Bước đầu vận dụng được những kiến thức đã học để viết được những văn bản thuyết minh có sức thuyết phục cao. 3. Về thái độ, phẩm chất a. Thái độ: Thấy được việc nắm vững phương pháp thuyết minh là cần thiết không chỉ cho những bài tập làm văn trước mắt mà còn cho cuộc sống sau này. b. Phẩm chất - Sống yêu thương. - Sống tự chủ. - Sống trách nhiệm. 4. Về phát triển năng lực a. Phát triển năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. b. Năng lực riêng: Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản. III. Chuẩn bị GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo IV. Tổ chức dạy và học Bước 1: Ổn định tổ chức lớp Bước 2: Kiểm tra bài cũ: Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân đọc SGK, quan sát thông tin trên máy chiếu. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi. - Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. Khởi động: GV trình chiếu một đoạn văn hấp dẫn, chính xác thuyết minh về trường Tạ Uyên và yêu cầu HS nêu cảm nhận. Từ đó GV dẫn dắt vào bài mới. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học Thao tác 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu phương pháp thuyết minh. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được vai trò và một số phương pháp thuyết minh. Phương tiện thực hiện: bảng phụ, máy chiếu. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: kĩ thuật khăn trải bàn, phương pháp thảo luận nhóm. Hình thức tổ chức: Học sinh làm việc độc lập kết hợp với làm việc nhóm. Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ học tập: Các nhóm đọc SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi. - Nhóm 1:Khi cần thuyết minh vấn đề nào đó phải ta cần lưu ý gì? Học sinh nêu những phương pháp thuyết minh đã học. - Nhóm 2: Tìm hiểu ví dụ SGK Tr 48 +Xác định phương pháp thuyết minh được sử dụng trong văn bản? Tác dụng của việc sử dụng phương pháp thuyết minh đó? - Nhóm 3: Thế nào là thuyết minh chú thích, Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân-kết quả? Muốn làm bài văn thuyết minh có kết quả thì phải như thế nào? - Nhóm 4: Những phươg pháp thuyết minh thường gặp đó là gì. Việc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh cần tuân theo những nguyên tắc nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Hoạt động cá nhân: HS đọc lại văn bản, nhớ lại lí thuyết về phương pháp thuyết minh đã học ở cấp 2 * Hoạt động nhóm: - HS thảo luận, thống nhất ý kiến, ghi lại kết quả của cả nhóm vào giữa bảng phụ. Những ý kiến khác biệt ghi xung quanh bảng phụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức. I. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh - Phải hiểu biết rõ ràng, chính xác, đầy đủ về sự vật, hiện tượng cần được thuyết minh. - Phải thực lòng mong muốn truyền đạt những tri thức ấy cho người đọc (người nghe). - Phương pháp truyền đạt cho người đọc người nghe cần dễ hiểu, rõ ràng, chính xác, khoa học và trong sáng. II. Một số phương pháp thuyết minh 1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học a. Những phương pháp thuyết minh đã học: nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích * Tìm hiểu ví dụ: - Nêu nhận định về nhân vật lịch sử Trần Quốc Tuấn, rồi liệt kê bằng số liệu cụ thể để giải thích. - Dùng bút pháp phân tích, giải thích. - Dùng số liệu để so sánh rồi phân loại và nêu ví dụ phân tích đưa ra kết luận. - Đưa ra nhận định về nhạc cụ của một điệu hát, phân loại rồi phân tích âm thanh các nhạc cụ. b. Tác dụng: lời văn thêm truyền cảm, sinh động, hấp dẫn, chuẩn xác. 2.Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh - Thuyết minh bằng cách chú thích. - Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân- kết quả. III. Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh 1. Muốn làm bài văn thuyết minh có kết quả, người làm bài phải nắm được phương pháp thuyết minh. 2. Những phương pháp thuyết minh thường gặp: định nghĩa, chú thích, phân tích, phân loại, liệt kê, giảng giải nguyên nhân-kết quả, nêu ví dụ, so sánh, dùng số liệu,… 3. Việc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh cần tuân theo các nguyên tắc: - Không xa rời mục đích thuyết minh; - Làm nổi bật bản chất và đặc trưng của sự vật, hiện tượng; - Làm cho người đọc (người nghe) tiếp nhận dễ dàng và hứng thú. IV. Luyện tập Bước 4: Giao bài và hướng dẫn bài, chuẩn bị bài ở nhà - Hoàn thành bài tập - Soạn bài: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên