Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ca dao hài hước (Bài 1, 2) - Đọc thêm: Lời tiễn dặn (Tiễn dặn người yêu). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 10 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..
Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp:………………………………… ………………………………… Tuần 9 – Tiết 26: CA DAO HÀI HƯỚC (BÀI 1,2) ĐỌC THÊM: LỜI TIỄN DẶN (TIỄN DẶN NGƯỜI YÊU) A. CA DAO HÀI HƯỚC ( BÀI 1,2) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức - Nhận biết: Giúp HS hiểu tiếng hát hài hước của người bình dân trong xã hội phong kiến xưa - Thông hiểu: Cảm nhận tiếng hát hài hước nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến xưa qua nghệ thuật riêng đậm màu sắc dân gian của ca dao. - Vận dụng thấp: Nhận biết được những câu ca dao hài hước - Vận dụng cao: Vận dụng được các câu ca dao hài hước khi nói, viết. 2. Kĩ năng: - Biết làm: Nắm được phương pháp tìm hiểu ca dao - Thông thạo: Có kĩ năng đọc hiểu văn bản ca dao theo đặc trưng thể loại. 3. Thái độ: a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về ca dao c/ Hình thành nhân cách: - Yêu thương con người - Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc - Sống tự chủ - Sống trách nhiệm II. Trọng tâm: 1. Về kiến thức - Cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh của người bình dân cho dù cuộc sống của họ còn nhiều vất vả, lo toan. 2. Về kĩ năng a. Về kĩ năng chuyên môn - Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu một bài ca dao. - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tiếp cận và phân tích ca dao qua tiếng cười của ca dao hài hước. b. Về kĩ năng sống - Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm. 3. Về thái độ - Thái độ: Trân trọng tâm hồn lạc quan, yêu đời của người lao động và yêu quý tiếng cười của họ trong ca dao. - Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm... 4. Phát triển năng lực: - Năng lực chung: + Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông - Năng lực riêng: + Năng lực tự học + Năng lực giao tiếp + Năng lực hợp tác… III. Chuẩn bị: GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo IV. Tổ chức dạy và học: Bước 1: Ổn định tổ chức lớp: Bước 2: Kiểm tra bài cũ Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh ? Đọc thuộc bài ca dao số 4 phần Ca dao yêu thương tình nghĩa và Phân tích? Yêu cầu: Bám sát văn bản trả lời Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới Hoạt động của GV- HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Khởi động B 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành 4 nhóm tham gia trò chơi : Đọc thuộc một số câu ca dao hài hước mà em biết -Trong vòng 5 phút nhóm nào đọc được nhiều bài ca dao hơn nhóm đó sẽ thắng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3: HS trình bày bằng cách cử một bạn trong nhóm trả lời trực tiếp GV. Bước 4: Dự kiến sp của HS, GV chốt ý - GV dẫn dắt vào bài mới:Ca dao ra đời từ ngàn xưa, gắn bó với niềm vui, nỗi buồn, niềm tự hào, nỗi đắng cay của nhân dân lao động. Nếu những câu ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa phản chiếu đời sống tình cảm của người dân lao động, chứa đựng những đạo lí sâu sắc thì những câu ca dao hài hước phản chiếu tiếng cười hóm hỉnh, hồn nhiên, tâm hồn lạc quan, yêu đời của họ. Tiết học hôm nay, cô và các em sẽ tìm hiểu về ca dao hài hước để cảm nhận rõ hơn điều đó. - Hs đọc đúng được các câu ca dao theo chủ đề yêu cầu của GV - GV nhấn mạnh để chuyển hoạt động: Ca dao là thể loại trữ tình của văn học dân gian VN. Đây là thể loại có giá trị thẩm mĩ cao, tạo được sức hấp dẫn lâu dài với bạn đọc. Hoạt động 2, 3, 4, 5: Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Thao tác 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về ca dao hài hước - Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu đặc điểm của ca dao hài hước, đặc điểm của ca dao hài hước. - Phương tiện dạy học: bảng phụ, bút dạ. - Kĩ thuật dạy học: công não, thông tin – phản hồi. - Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập. - Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Dựa vào sách giáo khoa và những hiểu biết của em về văn học dân gian, em hãy nêu cách hiểu về khái niệm ca dao hài hước và đặc điểm của ca dao hài hước? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận. GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GVnhận xét, chuẩn hóa kiến thức. I. Tìm hiểu chung 1. Khái niệm ca dao hài hước - Ca dao hài hước là những bài ca dao được sáng tác để giải trí và phê phán những hiện tượng đángcười trong cuộc sống . Ca dao hài hước thể hiện tríthông minh, khiếu hài hước, tâm hồn lạc quan, yêu đời của người lao động. 2. Đặc điểm của ca dao hài hước a. Về nội dung - Ca dao hài hước thể hiện tiếng cười giải trí, tiếng cười tự trào, tiếng cười lạc quan, yêu đời của người lao động trước cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan. - Ca dao hài hước thể hiện tiếng cười phê phán, đả kích những thói hư tật xấu của một bộ phận người dân trong xã hội. b. Nghệ thuật - Nghệ thuật hư cấu, dựng cảnh tài tình, chọn lọc những chi tiết điển hình, cường điệu, phóng đại. - Sử dụng ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc để tạo ra những nét hài hước, hóm hỉnh. Thao tác 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu các bài ca dao hài hước - Mục tiêu: Giúp học sinh cảm nhận được cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh của người dân lao động xưa. - Phương tiện dạy học: bảng phụ, bút dạ. - Kĩ thuật dạy học: công não, thông tin – phản hồi, phòng tranh. - Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập kết hợp với thảo luận nhóm. 1: Đọc hiểu khái quát văn bản - Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Các em vừa được nghe cô và các bạn đọc từng bài ca dao, trước khi đi vào tìm hiểu từng bài, em hãy phân loại những bài ca dao trên dựa trên đặc điểm nội dung của ca dao hài hước. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận. GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GVnhận xét, chuẩn hóa kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới. GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức. II. Đọc hiểu văn bản 1. Đọc hiểu khái quát văn bản - Phân loại: + Bài 1: Tiếng cười tự trào. + Bài 2, 3, 4: Tiếng cười phê phán. 2: Tìm hiểu bài ca dao số 1: Tiếng cười tự trào Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia HS thành 4 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ: Câu hỏi chung: - Bài ca dao đề cập đến phong tục gì của người Việt Nam? Phong tục ấy có vị trí và vai trò như thế nào trong đời sống của người Việt? Em hãy nêu những hiểu biết của em về phong tục ấy. - Bài ca dao này được kết cấu theo hình thức nào? Hình thức ấy có vai trò gì trong việc biểu hiện nội dung của bài ca dao? Câu hỏi thảo luận nhóm: Nhóm 1 - 2: Trong lời đối (lời dẫn cưới), chàng trai đã dự định dẫn cưới bằng những lễ vật gì? Trên thực tế, chàng trai đã dẫn cưới bằng lễ vật gì? Qua lễ vật đó, em hiểu gì về hoàn cảnh, tâm hồn của chàng trai? Nhóm 3 - 4: Trong lời thách cưới, cô gái đã thách cưới bằng lễ vật gì? Cách nói của cô gái có gì đặc biệt? Qua lời thách cưới, em hiểu gì về tâm hồn của cô gái? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận. GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức 3 – Tìm hiểu bài ca dao số 2: Tiếng cười phê phán. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia HS thành 2 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ: Nhóm 1: Bài ca dao số 2 chế giễu đối tượng nào trong xã hội? Thái độ của tác giả dân gian đối với những đối tượng đó như thế nào? Nhóm 2: Tiếng cười bật ra trong bài ca dao này nhờ những thủ pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của thủ pháp nghệ thuật đó? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận. GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GVnhận xét, chuẩn hóa kiến thức Thao tác 3: Tổng kết - Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của ca dao hài hước - Kĩ thuật dạy học: công não – thông tin phản hồi. - Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập. - Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Em hãy khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của ca dao hài hước Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp. - Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận - Học sinh trả lời. - Học sinh khác thảo luận, nhận xét. - GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên nhận xét,chuẩn hóa kiến thức 2. Đọc hiểu chi tiết văn bản 2.1. Bài 1 – Tiếng cười tự trào - Bài ca dao đề cập đến phong tục cưới hỏi của người Việt Nam. Đối với người Việt, cưới hỏi là một việc hệ trọng, thường được tổ chức linh đình. Lễ vật cưới hỏi thường là những lễ vật sang trọng, thể hiện thái độ tôn trọng giữa hai bên gia đình nhà trai và nhà gái. - Bài ca dao được kết cấu theo hình thức đối đáp. Lời đối là lời dẫn cưới của chàng trai và lời đáp là lời thách cưới của cô gái. Kiểu kết cấu này giúp cho nhân vật trữ tình bộc lộ tình cảm một cách tự nhiên, hài hước, dí dỏm. a. Lời dẫn cưới - Ý định dẫn cưới: + Dẫn voi: + Dẫn trâu. + Dẫn bò. => Lễ vật trong dự định sang trọng, linh đình, hoành tráng, có giá trị, thể hiện rõ thái độ trân trọng của chàng trai đối với cô gái. - Lí do không thể thực hiện ý định: + Dẫn voi: quốc cấm. + Dẫn trâu: sợ họ máu hàn. + Dẫn bò: sợ họ nhà nàng co gân. => Lí do khách quan, chính đáng, thể hiện rõ sự chu đáo của chàng trai đối với gia đình nhà gái, đồng thời cũng đã bộc lộ sự thông minh, hóm hỉnh của chàng trai này. Dù nghèo nhưng vẫn có cách nói để xua đi mặc cảm nghèo hèn, thể hiện tâm hồn lạc quan, yêu đời. - Quyết định cuối cùng: “miễn là có thú bốn chân” => cách lập luận thông minh, dí dỏm, bất ngờ. Voi, trâu, bò và chuột dù khác nhau nhưng đều là “thú bốn chân” => “con chuột béo” là lễ vật khác thường, bất ngờ nhưng vẫn xứng đáng bởi nó đáp ứng được yêu cầu cơ bản của lễ vật đem ra dẫn cưới => Nghệ thuật khoa trương, phóng đại và cách lập luận tài tình, thông minh, hóm hỉnh, cách nói đối lập giữa ý định và việc làm thực tế, cách nói giảm dần đã tạo cho bài ca dao tiếng cười hài hước, dí dỏm, từ đó, thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của người lao động trước cảnh nghèo. Chàng trai không hề mặc cảm mà vẫn tìm thấy niềm vui ngay trong hoàn cảnh nghèo khó của mình. b. Lời thách cưới - Người ta: thách lợn, thách gà => thách cưới bằng những lễ vật sang trọng, có giá trị. - Cô gái thách cưới: một nhà khoai lang => lễ vật bình dị, gần gũi nhưng cũng là lễ vật khác thường, thể hiện sự thông cảm, thấu hiểu cùa cô đối với chàng trai. - Lập luận: + Củ to: mời làng. + Củ nhỏ: họ hàng ăn. + Củ mẻ: con trẻ ăn. + Cù hà, củ rím: con lợn, con gà nó ăn. => Cách nói giảm dần, thể hiện rõ sự ân cần, chu đáo của cô gái, đồng thời, bộc lộ tiếng cười vui tươi, hóm hỉnh của cô trước cảnh nghèo. => Lời dẫn cưới và lời thách cưới đều thật hóm hỉnh, hài hước, vô tư mà chân thành. Cả chàng trai và cô gái đều không mặc cảm mà bằng lòng với cảnh nghèo, thấu hiểu, đồng cảm, chia sẻ với nhau. Tất cả đã khiến cho bài ca dao trở nên dí dỏm, đáng yêu thể hiện quan niệm nhân sinh cao đẹp của người lao động: đặt tình nghĩa cao hơn của cải. 2.2. Bài 2: Tiếng cười phê phán a. Bài ca dao số 2 - Đối tượng chế giễu: loại đàn ông yếu đuối, lười nhác trong xã hội. + Loại đàn ông yếu đuối, không đáng sức trai, không đáng nên trai: khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng. - Nghệ thuật: phóng đại kết hợp đối lập: + Đối lập trong hình ảnh: khom lưng chống gối (ráng hết sức) chỉ để “gánh hai hạt vừng”. + Đối lập giữa “chồng người” – “chồng em”. => Chính sự phóng đại và đối lập ấy đã tạo nên tiếng cười một cách tự nhiên, hóm hỉnh. => Nghệ thuật trào lộng của người bình dân thật thông minh, hóm hỉnh nhưng không nhằm đả kích mà chỉ dùng tiếng cười để nhắc nhở một cách nhẹ nhàng. III. Tổng kết 1. Nội dung: tiếng cười tự trào và tiếng cười phê phán, thể hiện tâm hồn lạc quan, yêu đời của người dân lao động. 2. Nghệ thuật: + Hư cấu, dựng cảnh tài tình. + Khắc họa nhân vật bằng những nét điển hình với những chi tiết có giá trị khái quát cao. + Cường điệu, phóng đại, tương phản – đối lập. + Dùng ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc. Hoạt động 3: Luyện tập Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Hãy tìm những câu thơ, ca dao thể hiện việc coi trọng tình nghĩa hơn của cải và thể hiện chí hướng nam nhi? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp. - Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận - Học sinh trả lời. - Học sinh khác thảo luận, nhận xét. - GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên nhận xét,chuẩn hóa kiến thức Câu thơ, ca dao thể hiện việc coi trọng tình nghĩa hơn của cải và thể hiện chí hướng nam nhi? “Chồng em áo rách em thương Chồng người áo gấm xông hương mặc người” “Làm trai cho đáng nên trai Lên Đông, Đông tĩnh, xuống Đoài, Đoài yên ” “Chí làm trai dặm nghìn da ngựa Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao. ” “Làm trai đứng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông. ” “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn Lừng lẫy làm cho lở núi non” “Làm trai cho đáng nên trai Phú Xuân đã trải Đồng Nai cũng từng. ” Hoạt động 4: Vận dụng Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Câu hỏi 1: Bài ca dao Cưới nàng anh toan dẫn … có âm điệu như thế nào? a. Hài hước, dí dỏm nhưng mang sự xót xa, cay đắng. b. Hài hước, dí dỏm, đáng yêu. c. Hài hước, dí dỏm pha chút mỉa mai. d. Hài hước, giễu nhại, vui vẻ. Câu hỏi 2: Bài ca dao Lỗ mũi mười tám gánh lông ... phê phán: a. Những người ưa nịnh. b. Những người chồng lười nhác. c. Những người phụ nữ tham ăn. d. Những người phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên. Câu hỏi 3: Đặc điểm nghệ thuật nào sau đây nói lên sự khác nhau giữa ca dao hài hước và ca dao yêu thương tình nghĩa? a. Dùng nhiều ẩn dụ, so sánh. b. Dùng nhiều cường điệu, phóng đại. c. Dùng nhiều so sánh, hoán dụ. c. Dùng nhiều ẩn dụ, hoán dụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp. - Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận - Học sinh trả lời. - Học sinh khác thảo luận, nhận xét. - GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên nhận xét,chuẩn hóa kiến thức TRẢ LỜI 1=b 2=d 3=b Hoạt động 5: Mở rộng, sáng tạo Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Em hãy tìm những câu ca dao sử dụng những thủ pháp nghệ thuật hoặc môtip quen thuộc và có nội dung phê phán nam giới như bài ca dao trên? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp. - Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận - Học sinh trả lời. - Học sinh khác thảo luận, nhận xét. - GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên nhận xét,chuẩn hóa kiến thức Gợi ý : - Làm trai cho đáng nên trai Ăn cơm với vợ lại nài vét niêu - Làm trai cho đáng nên trai Vót đũa cho dài ăn vụng cơm con - Làm trai cho đáng nên trai Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào. B. ĐỌC THÊM: LỜI TIỄN DẶN (TRÍCH: TIỄN DẶN NGƯỜI YÊU) I. Mục tiêu bài học: - Nhận biết: Giúp HS hiểu đoạn trích. - Thông hiểu: Cảm nhận Tình yêu tha thiết , thủy chung và khát vọng tự do yêu đương của các chàng trai,cô gái Thái. - Vận dụng thấp: Cảm thông với nỗi đau khổ của chàng trai, cô gái Thái trong truyện - Vận dụng cao: Thấy được đặc điểm nghệ thuật của truyện thơ dân tộc Thái thể hiện qua đoạn trích: sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình, cách diễn tả tâm trạng nhân vật 2. Kĩ năng: - Biết làm: Nắm được phương pháp tìm hiểu truyện thơ - Thông thạo: Có kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện thơ theo đặc trưng thể loại. 3. Thái độ: a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về truyện thơ c/ Hình thành nhân cách: - Yêu thương con người - Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc - Sống tự chủ - Sống trách nhiệm II. Trọng tâm: 1. Kiến thức - Nỗi xót thương của chàng trai và niềm đau khổ tuyệt vọng của cô gái. - Khát vọng hạnh phúc, tình yêu chung thủy của chàng trai, cô gái. - Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình, cách thể hiện tâm trạng nhân vật. 2. Kĩ năng a. Kĩ năng : Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. b. Về kĩ năng sống: Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm. 3. Về thái độ, phẩm chất: - Thái độ: Trân trọng tâm hồn lạc quan, yêu đời của người lao động và yêu quý tiếng cười của họ trong ca dao. - Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm... 4. Phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông - Năng lực riêng: + Năng lực tự học + Năng lực giao tiếp + Năng lực hợp tác… III. Chuẩn bị: GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo IV. Tổ chức dạy và học bài mới 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Tổ chức dạy và học bài mới Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Khởi động Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ: + Cho hs xem tranh ảnh về văn hoá của dân tộc Thái +Chuẩn bị bảng lắp ghép * HS: + Nhìn hình đoán các chi tiết trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh suy nghĩcâu trả lời vào bảng lắp ghép Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận - Học sinh trả lời. - Học sinh khác thảo luận, nhận xét. - GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên nhận xét,chuẩn hóa kiến thức GV dẫn vào bài mới: Truyện thơ Tiễn dặn ngời yêu đợc đánh giá là truyện thơ hay nhất trong số những truyện thơ hay của các dân tộc anh em.Ngời Thái luôn tự hào cho rằng: “ Hát Tiễn dặn lên,gàấp phải bỏổ, cô gái quên hái rau,chàng trai đi cày quên cày,..Tại sao truyện thơ này lại làm say mê lòng ngời và hấp dẫn như vậy?Để tìm được câu trả lời chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu đoạn trích Lời tiễn dặn . - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. - Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. - Có thái độ tích cực, hứng thú. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh đọc thêm: Lời tiễn dặn Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu thêm giá trị của truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” và những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Lời tiễn dặn”. - Kĩ thuật dạy học: công não – thông tin phản hồi, thảo luận nhóm. - Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập kết hợp với làm việc nhóm. - Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành 4 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ. Câu hỏi chung: Em hãy nêu những nét khái quát về truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” và đoạn trích “Lời tiễn dặn”. Câu hỏi thảo luận nhóm: Nhóm 1: Phân tích những câu thơ mô tả hành động, tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng. Cách mô tả ấy biểu lộ tình yêu của chàng trai đối với cô gái như thế nào? Nhóm 2: Diễn biến tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn người yêu về nhà chồng như thế nào? Hãy phân tích những câu thơ, những dẫn chứng thể hiện tâm trạng đó. Nhóm 3: Phân tích những câu thơ, những chi tiết thể hiện thái độ, cử chỉ ân cần của chàng trai đối với cô gái trong những ngày anh còn lưu lại ở nhà chồng của cô ? Nhóm 4: Đoạn trích sử dụng rất nhiều câu thơ có dùng phép điệp, hãy tìm và nhận xét giá trị biểu cảm của những câu thơ đó. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp. - Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận - Học sinh trả lời. - Học sinh khác thảo luận, nhận xét. - GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên nhận xét,chuẩn hóa kiến thức Thao tác 2: Tổng kết Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Qua việc tìm hiểu đoạn trích,em hãy nhận xét một cách khái quát về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của đoạn trích ?. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp. - Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận - Học sinh trả lời. - Học sinh khác thảo luận, nhận xét. - GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên nhận xét,chuẩn hóa kiến thức Đọc thêm: Lời tiễn dặn 1. Khái quát chung - “Tiễn dặn người yêu” (Xống chụ xon xao) là truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái. - Truyện thơ này gồm 1846 câu thơ, là lời nhân vật trong cuộc kể lại câu chuyện tình yêu – hôn nhân của vợ chồng mình. - Tóm tắt: sách giáo khoa (93). - Đoạn trích “Lời tiễn dặn” miêu tả tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn cô gái về nhà chồng và chứng kiến cảnh cô bị cồng đánh đập. 2. Hướng dẫn đọc thêm a. Hành động, tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng - Vừa đi vừa ngoảnh lại, vừa đi vừa ngóng trông => dùng dằng, chùng chình, nấn ná, không muốn rời xa người mình yêu. - Cô gái cũng muốn níu kéo cho dài ra những giây phút được ở bên người yêu: đầu “ngoảnh lại”, mắt “ngoái trông”, chân bước càng xa thì lòng càng đau. Mỗi lần đi qua một cánh rừng cô gái đều coi là cái cớ để dừng lại chờ người yêu, lòng đầy khắc khoải. Hình tượng : Lá ớt,lá cà ,lá ngón tượng trưng cho những điều không may mắn =>Con đường về nhà chồng => trở thành con đường khắc khoải, ngóng trông tình xưa, người cũ. b. Tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn người yêu về nhà chồng - Gọi cô gái “người đẹp anh yêu” -> tình yêu trong chàng vẫn còn thắm thiết. - Mong muốn “được nhủ đôi câu”, “được dặn đôi lời”, được “kề vóc mảnh”, được “ủ hương người” => quyến luyến, thể hiện tình cảm sâu đậm, mãnh liệt, thủy chung. - Cử chỉ: “con nhỏ hãy đưa anh ẵm/ bé xinh hãy đưa anh bồng” => ân cần, chu đáo, vị tha, cao thượng. - Lời thề son sắt, thủy chung: “Không lấy được nhau mùa hạ ta sẽ lấy nhau mùa đông/ không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già”. c. Tâm trạng của chàng trai khi chứng kiến người mình yêu bị đánh đập, giày vò - “Đầu bù anh chải cho/ tóc rối đưa anh búi hộ”, “tơ rối ta cùng gỡ” => cử chỉ ân cần. - Lời lay gọi ấm áp, chân tình: “Dậy đi em, dậy đi em ơi! Dậy rũ áo kẻo bọ! Dậy phủi áo kẻo lấm” => Nỗi đau của cô gái như được xoa dịu bởi một tấm lòng bao dung, độ lượng. c. Nghệ thuật - Điệp cấu trúc: nhấn mạnh tình cảm yêu thương, sâu đậm của chàng trai dành cho cô gái. III. Tổng kết: 1. Nội dung văn bản Đoạn trích thể hiện tâm trạng của chàng trai, cô gái ; tố cáo tập tục hôn nhân ngày xưa, đồng thời là tiếng nói chứa chan tình cảm nhân đạo, đòi quyền yêu đương cho con người 2. Nghệ thuật - Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh thể hiện đặc trưng, gần gũi với đồng bào Thái. - Cách miêu tả tâm trạng nhân vật chi tiết, cụ thể qua lời nói đầy cảm động, qua hành động săn sóc ân cần, qua suy nghĩ, cảm xúc mãnh liệt.. Hoạt động 3: Luyện tập Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV giao nhiệm vụ: Câu hỏi 1: Chàng trai và cô gái trong Tiễn dặn người yêu nhận ra nhau qua kỉ vật nào? a. Đàn môi b. Sáo c. Khăn tay d. Khèn Câu hỏi 2: Tác phẩm nào sau đây không phải là sử thi: a. Đăm săn b. Ramayana c. Tiễn dặn người yêu d. Đẻ đất đẻ nước. Câu hỏi 3: Tình yêu của chàng trai và cô gái trong Tiễn dặn người yêu tan vỡ là vì: a. Chàng trai phụ bạc b. Cô gái có người yêu khác giàu có hơn c. Cha mẹ chàng trai không chấp nhận d. Cha mẹ cô gái chê chàng trai nghèo, gả con cho người giàu có Câu hỏi 4: Bị từ chối hôn nhau, chàng trai quyết chí đi buôn để trở về giành lại người yêu. Chàng đã trao kỷ vật làm tin cho cô gái, đó là : a.Chiếc khăn b. Chiếc vòng bạc c. Chiếc khèn d. Chiếc đàn môi Câu hỏi 5: Trong Tiễn dặm người yêu, sau bao nhiêu đoạ đày, cô gái đã bị nhà chồng đem ra chợ bán rao. Người ta đã đổi cô để lấy : a.Vàng thoi b.Bạc nén c. Một cuộn lá dong d. Một nắm lá ngón Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh suy nghĩ câu trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận - Học sinh trả lời. - Học sinh khác thảo luận, nhận xét. - GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên nhận xét, chuẩn hóa kiến thức Trả lời: 1= a 2= c 3= d 4 = c 5 = b Hoạt động 4: Vận dụng Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV giao nhiệm vụ: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: "Em tới rừng ớt, ngắt lá ớt ngồi chờ, Tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi, Tới rừng lá ngón ngóng trông. Anh tới nơi, em bẻ lá xanh em ngồi” ( Trích Lời tiễn dặn, SGK Ngữ văn 10, tập I, trang 94, NXBGD 2006) 1. Nêu nội dung chính của văn bản ? 2. Trong các loại loại lá ở 4 dòng thơ trên, lá nào là lá có độc tố nhiều nhất ? Nêu ý nghĩa sự xuất hiện của loại lá đó ? 3. Các từ chờ, đợi, trông đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào trong việc diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh suy nghĩcâu trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận - Học sinh trả lời. - Học sinh khác thảo luận, nhận xét. - GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên nhận xét,chuẩn hóa kiến thức Gợi ý: 1. Nội dung chính của văn bản : Diễn tả tâm trạng bồn chồn, đau khổ không yên của cô gái Thái, chân bước theo chồng nhưng lòng vẫn hướng về người yêu. 2. Trong các loại loại lá ở 4 dòng thơ trên, lá ngón là lá có độc tố nhiều nhất . Ý nghĩa sự xuất hiện của loại lá ngón trong văn bản: vừa gợi màu sắc dân tộc, vừa khắc hoạ một không gian đặc trưng vùng núi, vừa dự cảm niềm hy vọng mong manh được gặp lại người yêu của cô gái. Lần tiễn đưa này là lần gặp cuối giữa cô và người yêu. 3. Các từ chờ, đợi, trông đạt hiệu quả nghệ thuật trong việc diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình : Về hình thức, các từ trên xuất hiện cuối mỗi dòng theo theo cấp độ tăng tiến để diễn tả tâm trạng. Về nội dung, các từ trên gợi tình trạng đáng thương của cô gái, đó là cuộc hôn nhân không có tình yêu, không có hạnh phúc. Cô chờ đợi, trông ngóng chàng trai - người yêu trong day dứt, bồn chồn. Qua đó, tác giả dân gian có cái nhìn cảm thông với nỗi đau thân phận của người phụ nữ miền núi, ca ngợi khát vọng tình yêu, hạnh phúc của họ. Hoạt động 5: Mở rộng, sáng tạo Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV giao nhiệm vụ: Viết một đoạn văn diễn tả cử chỉ và tâm trạng của cô gái trong 9 câu đầu đoạn trích truyện thơ Tiễn dặn người yêu Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh suy nghĩcâu trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận - Học sinh trả lời. - Học sinh khác thảo luận, nhận xét. - GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên nhận xét,chuẩn hóa kiến thức Gợi ý: Để viết được đoạn văn thuật lại cử chỉ và tâm trạng của cô gái bị ép duyên trong đoạn trích truyện thơ Tiễn dặn người yêu, cần chú ý diễn tả các cử chỉ và tâm trạng sau : - Cử chỉ : cất bước theo chồng, vừa đi vừa ngoảnh lại, vừa đi vừa ngoái trông, khi tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ, khi tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi,… - Tâm trạng : lòng càng đau càng nhớ, chờ, đợi,… Lưu ý : Khi viết, cần biết kết hợp giữa diễn tả cử chỉ và tâm trạng, tả cử chỉ cũng là để lột tả tâm trạng luyến lưu, buồn đau của người con gái phải lìa xa người yêu về nhà chồng. Bước 4: Giao bài và hướng dẫn bài, chuẩn bị bài ở nhà - Học bài, học thuộc những câu thơ tiêu biểu. - Soạn: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam