Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Bài viết số 6. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 10 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..

Ngày soạn: Ngày dạy: Dạy lớp:………………………………… ………………………………… Tuần 24 – Tiết 71, 72: BÀI VIẾT SỐ 6 I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Viết được bài văn thuyết minh chuẩn xác, hấp dẫn, sát đúng với yêu cầu của đề. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh văn học. 3. Thái độ: Có ý thức coi trọng bài làm văn thuyết minh về văn học. II. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh: 1. Giáo viên: - Soạn giáo án: ra đề, đáp án. - Giao đề cho HS về nhà tự làm bài. 2. Học sinh: Ôn tập chuẩn bị kiến thức để kiểm tra. III. Hình thức đề kiểm tra: Tự luận IV. Ma trận đề kiểm tra: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 1 Đọc hiểu văn bản Xác định được phần văn bản nằm trong tác phẩm nào, của tác giả nào? Xác định vị trí và vai trò của phần văn bản trong tác phẩm Chỉ ra được các phép liên kết của văn bản Xác định được nội dung ý nghĩa mà tác giả gửi gắm trong văn bản Viết được đoạn văn đảm bảo về mặt hình thức. Các câu trong đoạn văn phải tuân thủ theo một chủ đề nhất định Vận dụng thao tác nghị luận để làm một vấn đề cần nghị luận Số điểm Tỉ lệ% 1 10% 1 10% 0,5 5% 1,5 15% 4 40% Chủ đề 2 Làm văn Văn thuyết minh văn học Xác định đúng yêu cầu của đề - Nắm được những yêu cầu của bài thuyết minh Biết triển khai một bài văn thuyết minh theo đúng kết cấu mở - thân -kết Biết vận dụng thấu đáo các phương pháp và hình thức kết cấu của một văn bản thuyết minh khi làm bài Số điểm Tỉ lệ% 0,5 5% 0,5 5% 0,5 5% 4,5 45% 6 60% ĐỀ BÀI I. Phần Đọc – hiểu: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Ai về thăm mẹ quê ta Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm... Bầm ơi có rét không bầm! Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bầm lại thương con mấy lần. Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu! Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe! Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. (Tố Hữu) Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn thơ trên? (0,5 đ) Câu 2: Xác định chủ đề của bài thơ? (0,5đ) Câu 3:Chỉ ra và nêu tác dụng của 2 trong số biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ trên? (1,0đ) Câu 4: Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào? (Trình bày thành 1 đoạn văn từ 5-7 dòng) (1,0đ) II. Phần Làm Văn (7,0 điểm) Anh (chị) hãy phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kỳ mạn lục) của Nguyễn Dữ. ĐÁP ÁN I. Phần Đọc – hiểu: Câu 1: (0.5đ) Thể thơ: lục bát Câu 2: (0,5đ) Chủ đề bài thơ: Viết về tình cảm chân thành của người chiến sĩ cách mạng với người mẹ quê tần tảo, thương con./ Viết về người mẹ, tình mẹ Câu 3: Biện pháp nghệ thuật:(1,0đ) - Sử dụng từ láy: heo heo, lâm thâm, sớm sớm chiều chiều => thấy được sự khắc nghiệt của thời tiết và nỗi vất vả của người mẹ. - Điệp ngữ: “con đi”, “chẳng bằng” => Nhấn mạnh khó nhọc của người mẹ Câu 4: (1,0đ) - Đoạn văn cần đảm bảo bố cục, có liên kết chặt chẽ - HS cảm nhận được hình ảnh người mẹ (bầm) hiện lên với sự tảo tần hôm sớm, luôn lo lắng cho con. II. Phần Làm Văn: a) Yêu cầu về kĩ năng: Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng về nghị luận văn học để viết bài nghị luận văn học về một nhân vật văn học yêu thích. Diễn đạt mạch lạc, dùng từ, đặt câu chính xác, không mắc lỗi chính tả,... b) Yêu cầu kiến thức: HS có thể cảm nhận về một nhân vật yêu thích bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo được các ý sau: * Giới thiệu chung (1,5đ): - Khái quát về tác giả (nếu có) và tác phẩm. - Giới thiệu khái quát về nhân vật. * Cảm nhận về nhân vật: - Lai lịch, hoàn cảnh (1,5đ) - Đặc điểm về ngoại hình, tính cách (1,5đ) - Vẻ đẹp về nhân phẩm (2,5đ) - Vai trò của nhân vật trong tác phẩm (1,5đ) * Đánh giá về nhân vật (1,5đ)