Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Tiết 28: BÀI 23 TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM 1945 VÀ SỰ THÀNH LẬP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: học sinh hiểu: - Nhật đầu hàng Đồng minh tạo ra thời cơ hết sức thuận lợi cho ta knghĩa giành chính quyền. - Chủ trương của Đảng, diễn biến chính Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng tranh ảnh, bản đồ lịch sử 3. Thái độ: Giáo dục lòng kính yêu Đảng và lãnh tụ, niềm tin vào thắng lợi của cách mạng, niềm tự hào dân tộc 4. Năng lực hướng tới: - Năng lực chung: Năng lực ghi nhớ, năng lực phân tích, đánh giá, tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp..... - Năng lực chuyên biệt: Năng lực phân tích sự kiện lịch sử, năng lực tái hiện sự kiện lịch sử, năng lực đánh giá, nhận xét sự kiện lịch sử, thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình về vấn đề lịch sử..... II. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan,.. III. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên - Phương pháp:Trực quan,tổ chức các hoạt động nhóm,cá nhân,tập thể cho HS - Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng - Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập - Bản đồ, tranh ảnh liên quan 2. Học sinh - Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan tới bài học theo sự định hướng của GV IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Tổ chức lớp 2. Kiểm tra Vì sao Nhật đảo chính Pháp ? Pháp thất bại như thế nào ? Đảng ta có chủ trương gì khi Nhật đảo chính Pháp ? 3. Dạy học bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2p) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Nghiên cứu bài này chúng ta cùng tìm hiểu xem: Đảng ta ban bố lệnh tổng khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào? CMT8 đã thắng lợi nhanh chóng như thế nào? Tại sao? ý nghĩa của CMT8? HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: - Nhật đầu hàng Đồng minh tạo ra thời cơ hết sức thuận lợi cho ta knghĩa giành chính quyền. - Chủ trương của Đảng, diễn biến chính Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Hoạt động của thầy Hoạt động1: Lênh tổng khởi nghĩa được ban bố *Mục tiêu: Hs nắm được tình hình thế giới, trong nước và chủ trương của Đảng G: Giải thích “ Tổng khởi nghĩa” ? Bằng kiến thức đã học ở lớp 8 em hãy nêu tình hình thế giới thời gian này? Nhận xét G: Giới thiệu hoàn cảnh trong nước. G: Giới thiệu hội nghị toàn quốc của Đảng và giới thiệu tranh đình làng Hồng Thái và cây đa Tân Trào. G: Đọc cho hs nghe 1 đoạn trong lời hiệu triệu của tổng bộ Việt Minh. ? Đảng ta ban bố lệnh tổng khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào. G:Kết luận:Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố trong hoàn cảnh thời cơ CM đã xuất hiện. ? Theo em tại sao đảng ta lại chọn ngày 14/8 phát động lệnh tổng khởi nghĩa,sao không chọn ngày 13/8 hay 16/8?( GV hướng dẫn hs thảo luận) G: Nhận xét và kết luận: Đây là thời cơ (14/8) tốt nhất cho CM nước ta. Nếu chon 13/8: thời cơ chưa chín muồi -> sẽ tổn thất lớn. Nếu chọn 16/8: Quân đồng minh kéo vào Đông Dương. ? Nhận xét gì về chủ trương của Đảng. G: Đây chính là sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta trong CMT8. ? Sự kiện Thái Nguyên được giải phóng có ý nghĩa như thế nào. HĐ2: Giành chính quyền ở Hà Nội *Mục tiêu: Học sinh nắm được một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. G:Giới thiệu không khí cách mạng sôi sục trong cả nước, điều đó khẳng định nhân dân ta đã chuẩn bị chu đáo và sãn sàng nổi dậy giành chính quyền. G: Lược thuật KN ở Hà Nội trên bản đồ kết hợp với trang 38 sgk. ? Mô tả không khí khởi nghĩa tại Hà Nội qua H39. ? Nhận xét về khởi nghĩa ở Hà Nội( Thời cơ, lực lượng, hình thức đấu tranh, diễn biến, thời gian?) ? ý nghĩa của khởi nghĩa ở Hà Nội? Vì sao. G: Dùng lược đồ tường thuật qua các cuộc khởi nghĩa ở Huế, Sài Gòn. G: Đưa vấn đề để Hs thảo luận: ? Nhóm1: Em hãy chỉ ra điểm khác của khởi nghĩa ở Huế so với khởi nghĩa ở Hà Nội,ý nghĩa. Nhóm2:? Khởi nghĩa ở Sài Gòn có gì khác ? vì sao. G: Liên hệ với khởi nghĩa ở Hải Phòng( Kiến An -> An Lão). G: Giới thiệu bức ảnh H40. G: Sưu tầm đoạn băng, Bác đọc tuyên ngôn độc lập. Bật cho học sinh nghe. ? ý nghĩa của tuyên ngôn độc lập. HĐ3: ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám. * Hoc sinh tìm hiểu ý nghĩa nguyên nhân CMT8. G: Cho hs thảo luận. N1: Tại sao nói CMT8 thắng lợi là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc. N2: Tại sao nói CMT8 thắng lợi đã thúc đẩy PTCMTG phát triển. G: Chốt. ? Nguyên nhân thắng lợi của CMT8? Theo em, trong hai nguyên nhân trên nguyên nhân nào quyết định thắng lợi? Vì sao. Hoạt động của trò HĐ: Cả lớp. Hs: Huy động kiến thức cũ trả lời-> Vô cùng thuận lợi tạo thời cơ cho nhân dân ta vùng lên dành độc lập. - Cả lớp tiếp thu và quan sát - Học sinh khái quát lại. HĐ: Nhóm- Thảo luận- đại diện trình bày- nhóm khác nhận xét bổ sung. H: Cả lớp tiếp thu HĐ: Cả lớp - Sáng suốt kịp thời biết chớp thời cơ. - Chiến thắng mở màn, cổ vũ nhân dân kháng chiến và nó quyết định của Đảng ta là đúng đắn. HĐ: Cả lớp tiếp thu -Cả lớp theo dõi. H: Không khí sôi động, trong ảnh, biểu tượng trung tâm lổi bật là hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng cỡ lớn phủ từ tầng hai của nhà hát thành phố-> còn cho ta thấy một rừng cờ và biển người tham dự cuộc mít tinh. HĐ: Cá nhân: đưa ra nhận xét. - Thời cơ: chín muồi. - Lực lượng: mọi tầng lớp nhân dân + lực lượng vũ trang thủ đô. - Hình thức:mít tinh, biểu tình - Diễn biến: nhanh chóng giành được thắng lợi. - Thời gian: sớm nhất so với cả nước. - Cổ vũ cả nước làm kẻ thù hoang mang, dao động. -> Hà Nội là cơ quan đầu não của cả nước, trung tâm chính trị của ĐD thời thuộc Pháp. HĐ: Nhóm: Thảo luận trình bày ý kiến. - N1: Là cố đô Huế kinh đô của triều Nguyễn, ông vua Bảo Đại-> là ông vua cuối cùng của chế độ PK Việt Nam-> sự sụp đổ của chế độ PK chuyên chế Việt Nam. - N2: Khởi nghĩa vũ trang do chính quyền Trần Trọng Kim ngoan cố,đối phó-> kiên quyết bằng hình thức vũ trang - Cả lớp tiếp thu. HĐ: Cả lớp - Khai sinh ra nước Việt Nam DCCH-> mới ra một thời kì mới cho CNVN. HĐ: Nhóm( trả lời theo yêu cầu của nhóm) - Dựa vào sgk trình bày. HĐ: Cả lớp: dựa vào SGK trình bày. - Nguyên nhân chủ quan. -> Nó quyết định thắng lợi điều kiện khách quan chỉ góp phần quan trọng có thời cơ đánh nhanh hơn. Nội dung I) Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố. 1) Hoàn cảnh . a) Thế giới. b) Trong nước. - 14-15/8/45: Hội nghị toàn quốc: tổng khởi nghĩa. - Uỷ ban khởi nghĩa được thành lập. - 16/8: Đại hội quốc dân. * 16/8: Giải phóng Thái Nguyên. II) Tiến trình cách mạng tháng 8/1945. 1) Khởi nghĩa ở Hà Nội ( 19/8/45) cổ vũ nhân dân cả nước và nó quyết định của Đảng ta là đúng đắn. 2) Khởi nghĩa ở Huế (23/8/1945). 3) Khởi nghĩa Sài Gòn (25/8/1945) 4) 28/8/1945: 4 tỉnh cuối cùng giải phóng. * 2/9/1945: nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. III) ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng 8. 1) Kết quả, ý nghĩa lịch sử. * Đối với dân tộc? *Đối với thế giới? 2) Nguyên nhân thắng lợi. a) nguyên nhân khách quan. b) Nguyên nhân chủ quan. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử : Sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám/1945 được thể hiện ở những điểm nào? * Em có nhận xét gì về vai trò của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám 1945? *Gv: Giáo dục cho học sinh niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh; niềm tin vào sự thắng lợi của cách mạng và niềm tự hoà dân tộc. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử lập niên biểu về những sự kiên trong bài: Thời gian Sự kiện HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học Sưu tầm một số hình ảnh về cuộc cách mạng + Học bài cũ theo câu hỏi SGK + Đọc, soạn Bài. 24. Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền …(1945-1946)