Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Chương II. CÁC NƯỚC Á, PHI, MỸ LA TINH TỪ 1945 ĐẾN NAY Tiết 4: Bài 3: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ SỰ TAN RÃ CỦA HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: học sinh hiểu: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mĩ La -tinh. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích, sử dụng lược đồ. 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu chuộng hoà bình, ý thức đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc 4. Năng lực, phẩm chất hướng tới: - Năng lực chung: Năng lực ghi nhớ, năng lực phân tích, đánh giá, tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp..... - Năng lực chuyên biệt: Năng lực phân tích sự kiện lịch sử, năng lực tái hiện sự kiện lịch sử, năng lực đánh giá, nhận xét sự kiện lịch sử, thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình về vấn đề lịch sử..... II. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan,.. III. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên - Phương pháp:Trực quan,tổ chức các hoạt động nhóm,cá nhân,tập thể cho HS - Chương trình giáo dục,Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng - Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập - Bản đồ, tranh ảnh liên quan 2. Học sinh - Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan tới bài học theo sự định hướng của GV IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra Quá trình khủng hoảng và sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô đã diễn ra như thế nào? 3.Dạy học bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Sau chiến tranh thế giới thứ hai tình hình chính trị ở châu Âu có nhiều sự biến đổi với sự ra đời của hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.Còn ở châu Á, Phi, Mĩla-tinh có gì biến đổi không? Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra như thế .. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mĩ La -tinh. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt G:Treo bản đồ thế giới. Giới thiệu: Sau chiến tranh thế giới 2 một cao trào giải phóng dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở Châu á, Châu phi ,Mĩ latinh. Khởi đầu là ở các nước Đông nam á đông đảo nhân dân tham gia cuộc đấu tranh làm cho hệ thống thuộc địa của CNĐQ tan rã từng mảng lớn. G: Chỉ- giới thiệu trên bản đồ các nước có phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam á . ? Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam á có ý nghĩa như thế nào? G: Phong trào đấu tranh lan nhanh sang các nước Nam á, Bắc Phi. ? Nêu thời gian giành độc lập của một số nước? G: Trình bày kĩ cuộc cách mạng ở Cuba1959; năm 1960 là năm Châu Phi( 17 nước giành độc lập) ?Nhận xét về phong trào cách mạng ở những khu vực này? Tác dụng? G: Như vậy tới giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của CNĐQ về cơ bản đã bị sụp đổ. Lúc này, hệ thống của CNĐQ chỉ còn tồn tại ở các nước thuộc địa của Bồ Đào Nha và ở miền nam Châu Phi. ? Hãy xác định trên bản đồ thế giới vị trí các nước giành được độc lập đã nêu trong bài. H: Cả lớp tiếp nhận Cả lớp quan sát. H: Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở trên thế giới đặc biệt ở Châu Phi, Mĩ La tinh. H: Dựa vào Sgk trình bày. H: Diễn ra mạnh mẽ giành được thắng lợi.-> làm hệ thống thuộc địa của đế quốc thực dân bị sụp đổ H: Cả lớp nghe. H: Một Hs lên bảng xác định- Cả lớp theo dõi nhận xét. I) Giai đoạn từ năm 1945- giữa những năm 60 của thế kỉ XX. 1) Khu vực Đông Nam á. 2) Khu vực Nam á, Bắc Phi, Mĩ La tinh. - 1/1/1959: Cách mạng Cuba thắng lợi - 1960: 17 nước giành độc lập. G: Chỉ vị trí của ba nước trên bản đồ. ? Em hãy trình bày phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới giai đoạn này? ? Xác định vị trí của ba nước trên bản đồ. H: Cả lớp quan sát và ghi nhớ. H: Dựa vào Sgk trình bày. H: Một em lên bảng xác định. II) Giai đoạn từ giữa những năm 60- giữa những năm 70 của thế kỉ XX. * Phong trào ở Ăng gôla, Mô dămbich và Ghinêbit xao. G: Từ cuối những năm 70 chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới chế độ phân biệt chủng tộc. G: Giải thích ngắn gọn thế nào là: chế độ Apacthai và chỉ trên bản đồ ba nước tập trung chế độ này. ? Quá trình đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc diễn ra như thế nào?Nhận xét về quá trình đấu tranh. ? Kết quả, ý nghĩa? G: Liên hệ hiện nayvề chế độ phân biệt chủng tộc. ? Em hãy lấy ví dụ cụ thể chứng tỏ người ra đen có quền giữ những chức vụ cao trên thế giới? G: Như thế hệ thống thuộc địa của CNĐQ bị sụp đổ hoàn toàn. H: Hs cả lớp tiếp thu. H: Dựa vào SGK trình bày. - Gian khổ, căng thẳng, quyết liệt. H: Xoá bỏ được chế độ phân biệt chủng tộc-> có ý nghĩa quan trọng, một trang sử mới đã mở ra cho các nước Châu Phi. H: Lấy ví dụ cụ thể. Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thhé kỉ XX. * Đấu tranh chống chế độ phân biệt chủnh tộc( Apacthai) HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử - Em có nhận xét gì về phong trào giải phóng dân tộc ở Á -Phi - Mĩ La-tinh sau chiến tranh thế giới thứ 2? - Phong trào đã diễn ra với khí thế sôi nổi, mạnh mẽ từ ĐNA, Nam Á, Châu Phi... - Lực lượng tham gia đông đảo: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.(chủ yếu là công nhân và nhân dân) - Giai cấp lãnh đạo: Công nhân - Tư sản dân tộc (phụ thuộc lực lượng so sánh giaicấp ở mỗi nước). - Hình thức đấu tranh: Biểu tình, bãi công, nổi dậy, … HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử ?Nêu một cách khái quát các đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945.- HS khá, giỏi ) Lập bảng niên biểu phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.... Giai đoạn Châu Á Châu Phi Mĩ La-tinh ? ? ? ? HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học Lập bảng thống kê các giai đoạn của phong trào giải phóng dân tộc ở Á -Phi -Mĩ La –tinh sau CTTG 2 theo mẫu: giai đoạn, sự kiện tiêu biểu + Đọc, soạn tiếp Bài 4. Các nước châu Á