Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến những năm 90 của thế kỉ XX. Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Tuần 3 Tiết 3 Bài 2 LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN ĐẦU NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KỈ XX. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh - Biết được nguyên nhân, quá trình khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết. Hệ quả cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu. - Biết đánh giá một số thành tựu đã đạt được và một số sai lầm, hạn chế của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. - Nhận xét về tình hình ở Liên Xô từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX. Xác định tên các nước SNG trên lược đồ. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng nhận biết sự biến đổi của lịch sử từ tiến bộ sang phản động bảo thủ, từ chân chính sang phản bội quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động của các các nhân giữ trọng trách lịch sử. - Biết cách khai thác các tư liệu lịch sử để nắm chắc sự biến đổi của lịch sử. 3. Thái độ - Cần nhận thức đúng sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu là sự sụp đổ củamô hình không phù hợp chứ không phải sự sụ đổ của lí tưởng XHCN. - Phê phán chủ nghĩa cơ hội của M.Gooc-ba-chốp và một số người lãnh đạo cao nhất của Đảng cộng sản và Nhà nước Liên Xô cùng các nước XHCN Đông Âu. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt + Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. + Biết đánh giá một số thành tựu đã đạt được và một số sai lầm, hạn chế của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Nhận xét về tình hình ở Liên Xô từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX. Xác định tên các nước SNG trên lược đồ. II. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan,.. III. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án word và Powerpoint. - Tư liệu, tranh ảnh về sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu và tranh ảnh về một số nhà lãnh đạo Liên Xô và các nước Đông Âu. 2. Chuẩn bị của học sinh - Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh một số nhà lãnh đạo Liên Xô và các nước Đông Âu. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: GV dùng các câu hỏi phần luyện tập tiết 2 để kiểm tra. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là tình hình các nước Đông Âu sau chiến tranh, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử - Tổ chức hoạt động: GV trực quan hình 3 trang 9. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: EM hiểu gì khi nhìn bức tranh này? - Dự kiến sản phẩm: Đó là cuộc biểu tình đòi li khai và độc lập ở Lit-va. Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã đạt những thành tựu nhất định về mọi mặt. Tuy nhiên, nó cũng bộc lộ những hạn chế, sai lầm và thiếu sót, cùng với sự chống phá của các thế lực đế quốc bên ngoài CNXH đã từng tồn tại và phát triển hơn 70 năm đã khủng hoảng và tan rã. Để tìm hiểu nguyên nhân của sự tan rã đó như thế nào? Quá trình khủng hoảng tan rã ra sao chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay để lí giải những vấn đề trên. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: - Biết được nguyên nhân, quá trình khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết. Nhận xét về tình hình ở Liên Xô từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX và xác định tên các nước SNG trên lược đồ. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt ? Bước sang những năm đầu 70 của thế kỉ XX hoàn cảnh lịch sử của thế giới có sự thay đổi như thế nào? G: Trong bối cảnh đó, ban lãnh đạo Liên Xô đã không tiến hành các cải cách cần thiết, không khắc phục những khuyết điểm trước đây. ? Điều này dẫn tới hậu quả gì? Lấy dẫn chứng để chứng minh ? ? Theo em, đứng trước tình hình này nhà nước Liên Xô cần phải làm gì? G: Giới thiệu sự kiện 3/ 1985 ? Nguyên nhân nào dẫn tới cuộc cái tổ ở Liên Xô? ? Nội dung cải tổ ở Liên Xô là gì? Nhận xét về những nội dung đó? G: giải thích chế độ đa nguyên ? Hậu quả cả công cuộc cải tổ ở Liên Xô như thế nào G:Chỉ trên lược đồ các nước SNG H: Năm 1973 cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã mở đầu cho cuộc khủng hoảng nhiều mặt của thế giới. H: Dựa vào Sgk trình bày. H: Trình bày theo ý riêng: - Cải tổ nền kinh tế. - Cải cách về xã hội. H: Đất nước Liên Xô lâm vào khủng hoảng toàn diện. H: Dựa vào Sgk trình bày và nêu nhận xét. H: trình bày theo nội dung sgk I) Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết. 1) Nguyên nhân: * Khách quan ? * Chủ quan? 2) Quá trình khủng hoảng và tan rã. - 3/1985: Goocbachôp thực hiện cải tổ. * Nội dung cải tổ: - Kinh tế? - Chính trị? 3) Hậu quả: - 19/8/1991: đảo chính -21/ 12/ 1991: Thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập(SEG G: Giới thiệu các nước đông Âu trên lược đồ. ? Em hãy lấy dẫn chứng để chứng minh sự khủng hoảng của các nước Đông Âu G: Giới thiệu quá trình khủng hoảng và chú ý phân tích âm mưu của bọn đế quốc. ? Cuộc khủng hoảng ở các nước Đông Âu dẫn tới hậu quả gì? G: Cung cấp sự kiện28/6/1991và 1/7/1991 ? Nhận xét về những tổn thất này ? Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đổ của chế độ CNXH ở Liên Xô và các nướcĐông Âu G: Đây là tổn thất nặng nề của phong trào cách mạng thế giới. Nhưng sự phục hưng của phong traò XHCN, chủ nghĩa cộng sản là tất yếu, nó là một quá trình lâu dài, các nước này đang tìm cách khắc phục và đi lên H: Cả lớp quan sát H: Dựa vào SGK trình bày. H: - Đảng cộng sản các nước Đông Âu mất quyền lãnh đạo - Thực hiện đanguyên về chính trị; chínhquyền mới tuyên bố từ bỏ CNXH và chủ nghĩa Mác Lê nin H: Hết sức nặng nềvới phong trào cách mạng thế giớivà các lực lượng tiến bộ, các dân tộc bị áp bức H:- Mô hình CNXH có nhiều khuyết tật và bị duy trì quá lâu. - Sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động II) Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCn ở các nước Đông Âu. 1) Quá trình - 1988:khủng hoảng lên tới đỉnh cao. 2) Hậu quả - Đảng cộng sản mất quyền lãnh đạo - 1991: Hệ thống các nước XHNN tan rã và sụp đổ 28/6/1991: Khối SEV chấm dứt hoạt động HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết và Hệ quả của cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử - Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm). Câu 1. Nội dung cơ bản của công cuộc "cải tổ" của Liên Xô là gì? A. Cải tổ kinh tế triệt để. B. Cải tổ hệ thống chính trị. C. Cải tổ xã hội. D. Cải tổ kinh tế và xã hội. Câu 2. Nguyên nhân cơ bản nào làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ? A. Các thế lực chống CNXH trong và ngoài nước chống phá. B. Chậm sửa chữa những sai lầm. C. Nhận thấy CNXH không tiến bộ nên muốn thay đổi chế độ. D. Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội không phù hợp. Câu 3. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô là A. sự sụp đổ của chế độ XHCN. B. sự sụp đổ của mô hình XHCN chưa khoa học. C. sự sụp đổ của một đường lối sai lầm. D. sự sụp đổ của tư tưởng chủ quan, nóng vội. Câu 4. Liên Xô tiến hành công cuộc cải tổ đất nước trong những năm 80 của thế kỉ XX vì A. đất nước lâm vào tình trạng “trì trệ” khủng hoảng. B. đất nước đã phát triển nhưng chưa bằng Tây Âu và Mĩ. C. cải tổ để sớm áp dụng thành tựu KH-KT thế giới. D. các thế lực chống CNXH trong và ngoài nước luôn chống phá. Câu 5. Trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chung trên toàn thế giới trong những năm 70 của thế kỉ XX Liên Xô đã làm gì? A. Tiến hành cải cách kinh tế, chính trị, xã hội cho phù hợp. B. Kịp thời thay đổi để thích ứng với tình hình thế giới. C. Không tiến hành những cải cách về kinh tế và xã hội. D. Có cải cách kinh tế, chính trị nhưng chưa triệt để. Câu 6. Công cuộc xây dựng XHCN của các nước Đông Âu đã mắc phải một số thiếu sót và sai lầm là A. uu tiên phát triển công nghiệp nặng. B. tập thể hóa nông nghiệp. C. thực hiện chế độ bao cấp về kinh tế. D. rập khuôn, cứng nhắc theo Liên Xô. Câu 7. Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) bị giải thể do nguyên nhân nào? A. Do "khép kín" cửa trong hoạt động. B. Do không đủ sức cạnh tranh với Mĩ và Tây Âu C. Do sự lạc hậu về phương thức sản xuất. D. Do sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. Câu 8. Hãy nối các niên đại ở cột A cho phù hợp với sự kiện ở cột B A B 1. 1949 a. Hội đồng tương trợ kinh tế giải thể. 2. 1957 b. Công cuộc cải tổ ở Liên Xô bắt đầu. 3. 1991 c. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo. 4. 1985 d. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử. 5. 1955 e. Thành lập tổ chức Hiệp ước Phòng thủ Vac-sa-va. A. 1d, 2c, 3a, 4b, 5e. B. 1b, 2c, 3a, 4e, 5d. C. 1e, 2a, 3c, 4b, 5d. D. 1a, 2c, 3d, 4e, 5b. - Dự kiến sản phẩm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐA B D B A C D D A HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Biết đánh giá một số sai lầm, hạn chế của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử - Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới. ? Em có nhận xét gì về sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu? - Thời gian: 5 phút. - Dự kiến sản phẩm HS trả lời. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học - GV giao nhiệm vụ cho HS + Liên hệ những mối quan hệ ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng. + Học bài cũ, soạn bài 3: Quá trình phát triển phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa và trả lời câu hỏi cuối SGK Sưu tầm một số hình ảnh