Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Việt Nam đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946). Bài học nằm trong chương trình Lịch sử lớp 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Chương IV: VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN Tiết 29+30: CHỦ ĐỀ: VIỆT NAM ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945-1946) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: - Thuận lợi và khó khăn của nước VNDCCH sau cách mạng tháng Tám 1945 - Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ Tịch chúng ta đã phát huy thắng lợi, khắc phục khó khăn giữ vững và củng cố chính quyền nhân dân 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần c mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích, đánh giá vấn đề lịch sử 4. Năng lực hướng tới: - Năng lực chung: Năng lực ghi nhớ, năng lực phân tích, đánh giá, tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp..... - Năng lực chuyên biệt: Năng lực phân tích sự kiện lịch sử, năng lực tái hiện sự kiện lịch sử, năng lực đánh giá, nhận xét sự kiện lịch sử, thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình về vấn đề lịch sử..... II. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan,.. III. CHUẨN BỊ - GV: máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, bảng hoạt động nhóm, sưu tầm và chọn lọc tư liệu dạy học. Các tranh ảnh về giai đoạn lịch sử 1945-1946 - HS: Hoàn thành nhiệm vụ được giao theo nhóm (Sưu tầm tài liệu; tìm hiểu trước thông tin kiến thức liên quan đến chủ đề; vở ghi,…) - Liên hệ thực tế: Vấn đề thời sự liên quan đến chính sách và chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Hãy điền thời gian vào chỗ trống trước những sự kiện tương ứng sau: Thời gian Sự kiện Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện Hội nghị toàn quốc của Đảng. Đại hội quốc dân Tân Trào Quân giải phóng tiến công giải phóng Thái Nguyên Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội Khởi nghĩa thắng lợi ở Huế Khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập ? Hs2: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của CMT8. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Sử dụng PP trực quan và kĩ thuật tia chớp, cho HS quan sát các tranh ảnh về giai đoạn lịch sử 1945-1946 và trả lời nội dung bức tranh. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: - Thuận lợi và khó khăn của nước VNDCCH sau cách mạng tháng Tám 1945 - Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ Tịch chúng ta đã phát huy thắng lợi, khắc phục khó khăn giữ vững và củng cố chính quyền nhân dân Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử HĐ của thầy G: Tổ chức dẫn dắt Hs nắm được tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám. ? Sau CMT 8 nước ta gặp phải khó khăn gì? Nhận xét? G:Kết luận và bổ sung sau CMT8 chúng ta chỉ chiếm được kho bạc với 1320.000 đồng, trong đó gần nửa số tiền là rách nát không thể lưu hành được. Ta không kiểm soát được ngân hàngĐD (có độc quyền giấy bạc)->tình thế như hàn cân treo sợi tóc ? Tại sao nói: Nước Việt Nam DCCH ngay sau khi thành lập đã ở tình trạng ngàn cân treo sợi tóc. G: Cho học sinh thảo luận. ? Bên cạnh đó nước ta còn có những thuận lợi gì? Tác dụng. G: Tuy nhiên sau cách mạng tháng 8 nước ta gặp nhiều khó khăn là chủ yếu. Hoạt động2: Bước đầu xây dựng chế độ mới. *Mục tiêu: Hs nắm được chủ trương của Đảng nhằm củng cố chính quyền. G: Một chế độ chính trị vững mạnh phải được XD toàn diện, quân sự...nhưng trước hết và quan trọng nhất là xây dựng chính quyền nhà nước vững mạnh, thực sự là nhà nước của dân do dân, vì dân. ? Để xây dựng một chính quyền nhà nước vững mạnh thì công việc đầu tiên nhân dân ta phải làm gì. G: Giới thiệu những việc làm để xây dựng chế độ mới. G: giới thiệu H41 trong SGKvà yêu cầu HS nhận xét. ? Sự kiên hội liên hiệp quốc dân VN ra đời có ý nghĩa như thế nào. G: Tiểu kết. Hoạt động3: Diệt giặc đói và giặc dốt, giải quyết khó khăn về tài chính. *Mục tiêu: Hs nắm được chủ trương của đảng để giải quyết khó khăn. G: Nhiệm vụ trước mắt cấp bách của đảng sau CMT8 là giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính. G: Cho Hs hoạt động nhóm. N1: Nêu những biện pháp để diệt giặc đói? Kết quả. N2: Nêu những biện pháp để diệt giặc dốt? Kết quả. N3: Giải quyết khó khăn về taì chính Kết quả? G: Chốt ý đúng. ? Những kết quả đạt được có ý nghĩa như thế nào G: Chốt ý đúng. HĐ của trò HĐ: Cả lớp Hs: Dựa vào sgk trả lời. - Khó khăn về nạn ngoại xâm. -Nan đói. - Nạn dốt. - Chính quyền còn non trẻ -> Ngàn cân treo sợi tóc. HĐ: Nhóm: thảo luận nhanh - Nước ta lúc đó gặp rất nhiều khó khăn về CT, KT, XH. Đặc biệt là về ngoại xâm chưa bao giờ nước ta có nhiều ngoại xâm như thế - Nhân dân lao động đã dành được quyền làm chủ, tích cực xây dựng và bảo vệ chính quyền CM. - Đảng đứng đầu là Hồ Chí Minh được nhân dân tin yêu và ủng hộ. - Liên Xô và các lực lượng đã chiến thắng -> cổ vũ và ủng hộ. -> Từng bước khắc phục khó khăn. - Học sinh cả lớp nghe. - Tất cả mọi người dân từ 18 tuổi trở nên được quyền bầu cử những người đại diện tiêu biểu vào các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương( hội đồng nhân dân các cấp: tỉnh, huyện, xã). - Tăng cường và mở rộng khối đoàn kết toàn dân. - Nhân dân rất hăng hái, phấn khởi, vui vẻ.... HĐ: Nhóm: Dựa vào SGK trả lời- Nhóm khác nhận xét bổ sung. HĐ: Cả lớp -Hs1: Nhân dân ta đã vượt qua những khó khăn to lớn, củng cố và tăng cường sức mạnh của chính quyền nhà nước, làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Hs2; Thể hiện bản chất cách mạng tính chất ưu việt của chế độ mới-> cổ vũ động viên nhân nhân ta quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng, độc lập tự do vừa mới giành được. Hs3: Chuẩn bị về vật chất và tinh thần cho toàn dân ta chống ngoại xâm. NỘI DUNG I) TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CMT8. 1) Khó khăn. * Ngoại xâm * Nạn đói * Nạn dốt * Chính quyền còn non trẻ, tệ nạn xã hội. -> Ngàn cân treo sợi tóc. 2) Thuận lợi. a) Chủ quan. - Nhân dân lao động đã dành được quyền làm chủ - Đảng đứng đầu là Hồ Chí Minh được nhân dân tin yêu và ủng hộ. b) Khách quan. - Liên Xô và các lực lượng đã chiến thắng -> cổ vũ và ủng hộ. -> Từng bước khắc phục khó khăn. II) Bước đầu xây dựng chế độ mới. - 8/9/1945: Tổng tuyển cử. - 6/1/1946: bầu cử quốc hội. - Bầu cử hội đồng nhân dân các cấp. - 29/5/1946: hội liên hiệp quốc đân Việt Nam. III) Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính. 1) Diệt giặc đói. - Biện pháp trước mắt là tiết kiệm... - Biện pháp lâu dài: tăng ra sản xuất, chia lại ruộng đất. 2) Diệt giặc dốt. - 8/9/1945: lập Nha bình dân học vụ, xoá nạn mù chữ. 3) Giải quyết khó khăn về tài chính. - 31/1/1946: phát hành tiền Việt Nam. => ý nghĩa. Hoạt động của thầy G: Trình bày hành động xâm lược của thực dân Pháp dưới sự giúp đỡ của quân Anh. ? Vì sao thực dân Pháp lại quay trở lại xâm lược nước ta? Nhận xét âm mưu của chúng. ? Đảng và chính phủ, nhân dân ta có thái độ như thế nào trước hành động xâm lược của thực dân Pháp. G: Trình bày một số phong trào. G: Kể chuyện về liệt sĩ lê Vân Tám ? Nhận xét về phong trào. G: Trước tình hình đó trung ương Đảng, chính phủ đã phát động phong trào “Nam Tiến”. ? Nêu một số đóng góp của nhân dân MB, HP với MN. G: Kết luận và minh hoạ thêm một số tranh ảnh về những đoàn quân Nam tiến Hoạt động2: Đấu tranh chống bọn quân Tưởng và bọn phản cách mạng. * Mục tiêu: Hs nắm được sách lược của Đảng với bọn Tưởng. ? Quân Tưởng kéo vào nước ta với âm mưu gì? Nhận xét G: Nhận xét và kết luận. ? Trước âm mưu của quân Tưởng, ta có những chủ trương, sách lược gì? Nhận xét. ? Em hãy cho biết vì sao ta lại chọn sách lược này? Tác dụng. G: Kết luận Hoạt động 3: Hiệp định sơ bộ và Tạm ước. * Mục tiêu: Hs nắm được Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước Việt – Pháp (14/9/1946). G: Trình bày hoàn cảnh ta kí hiệp định sơ bộ 6/3/1946 ? Theo em, tại sao ta chuyển từ đánh Pháp sang hoà hoãn nhân nhượng với Pháp. G: Hướng dẫn Hs thảo luận. G: Nhận xét. ? Đọc nội dung của hiệp ước và cho biết nội dung cơ bản. ? Sau hiệp định sơ bộ, thái độ của Pháp ra sao? Nhận xét. ? Trước tình hình đó ta có chủ trương gì. ? Chính phủ ta kí hiệp định và Tạm ước nhắm mục đích gì. ? ý nghĩa của việc kí hai hiệp ước trên. G: Kết luận. ? Nhận xét về những chủ trương của Đảng ta. Hoạt động của trò HĐ: Cả lớp - Cả lớp nghe. - Chúng dã tâm hòng cướp nước ta một lần nữa-> ngoan cố và thâm độc. - Đã anh dũng đánh trả bọn xâm lược ngay từ đầu bằng mọi hình thức vũ khí. - Sôi nổi thể hiện sự quyết tâm kháng chiến của nhân dân ta. - Hs liên hệ: ủng hộ lương thực, thuốc, người.... HĐ: Cả lớp: - Chống phá cách mạng, lật đổ chính phủ ta... - Dựa vào SGK trình bày. - Mềm dẻo trong sách lược, cứng rắn về nguyên tắc chiến lược. HĐ: Cá nhân: tự nêu ý kiến Hs1:- Vì ta biết quân Tưởng chưa thể làm gì được, tình thế đang khủng hoảng, ta tránh đụng độ một lúc với nhiều kẻ thù. -Hs2: Tập trung lược lượng đánh Pháp ở Nam Bộ-> tranh thủ thời gian hoà hoãn để chống Pháp. - Cả lớp tiếp thu. - HĐ: nhóm- thảo luận trả lời. - Vì do Pháp và Tưởng câu kết với nhau chống lại ta kí hiệp ước Hoa – Pháp (28/2/1946) theo đó quân Pháp ra Bắc để cho quân Tưởng rút về nước. Trong tình đó nếu ta đánh Pháp ở MB khi quân Tưởng chưa về nước thì Tưởng đứng về phía Pháp đánh lại ta. Nếu hoà với Pháp -> tránh được cuộc chiến đấu bất lợi và đuổi được quân Tưởng ra khỏi nước ta. - Đọc to trả lời. HĐ: Cả lớp - Liên tiếp bội ước, gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ, khiêu khích -> trắng trợn, phản ước.... - Tiếp tục kí Tạm ước14/9/46 - Tranh thủ thời gian hoà hoãn cần thiết để ta chuẩn bị xây dựng lực lượng đánh Pháp lâu dài. - Ta buộc được chúng công nhận VN là một quốc gia (dân tộc) tự do làm cơ sở pháp lí để ta tiếp tục đấu tranh với Pháp. - Phá tan được âm mưu của Pháp trong việc câu kết với Tưởng-> tránh được cuộc đấu tranh bất lợi và đuổi. - Thêm thời gian hoà bình, củng cố lực lượng đánh Pháp lâu dài. - Chứng tỏ thiện chí hoà bình đáp ứng lòng mong mỏi của thế giới-> tranh thủ sự ủng hộ. -> Sáng suốt, kịp thời đúng đắn. Nội dung IV) Nhân dân Nam Bộ chống thực dân Pháp trở lại xâm lược. 1) Thực dân Pháp trở lại xâm lược. - 23/9/1945? 2) Cuộc đấu tranh của nhân dân ta. - Kiên quyết đánh trả. - Phong trào “ Nam tiến”. V) Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn Phản CM. a. Âm mưu của địch: b. Chủ trương của ta: - Hoà hoãn, nhân nhượng chúng một số quyền lợi về chính trị và kinh tế. - Cương quyết trừng trị bọn phản CM. -> Vừa mềm dẻo, vừa cương quyết. VI) Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và Tam ước Việt Pháp 14/9/1946. 1) Hoàn cảnh . a) Pháp? b) Ta? 2) Nội dung( SGK) * 14/9/1946: Tam ước Việt – Pháp. 3) ý nghĩa. - Tranh thủ thời gian hoà hoãn cần thiết để ta chuẩn bị xây dựng lực lượng - Ta buộc được chúng công nhận VN là một quốc gia (dân tộc) tự do - Phá tan được âm mưu của Pháp trong việc câu kết với Tưởng -> Sáng suốt, kịp thời đúng đắn. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Câu 1: Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”? A. Kẻ thù đông và mạnh, nền độc lập, tự do của đất nước bị đe doạ nghiêm trọng. B. Sự non yếu của chính quyền mới thành lập. C. Những di hại do chế độ thực dân, phong kiến để lại trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, tài chính, văn hoá, xã hội. D. Cả A,B,C đều đúng. Câu 2: Sự kiện nào trong năm 1945-1946 khẳng định chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố, nền móng của chế độ mới được xây dựng? A. Tổng tuyển cử trong cả nước 6/1/1946. B. Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. C. Thành lập ủy ban hành chính các cấp. D. Cả A,B,C đều đúng. Câu 3: Đảng, Chính phủ và nhân dân ta đã làm gì trước âm mưu và hành động xâm lược của thực dân Pháp? HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Câu 1: Tại sao nói Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là nhà nước của dân, do dân và vì dân? HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học 1. Tìm đọc một số trang web sau: - http://tailieu.vn/doc/giao-an-lich-su-9-bai-24-cuoc-dau-tranh-bao-ve-va-xay-dung-chinh-quyen-dan-chu-nhan-dan-1945-194-1650998.html 2. Sưu tầm tư liệu tranh ảnh về cuộc tổng tuyển cử Quốc hội khóa I của nước ta. - Hoàn thành các bài tập: - Học bài cũ. - Đọc Bài 25 sgk.