Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Tự tin. Bài học nằm trong chương trình Giáo dục công dân lớp 7. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: .................................... Ngày dạy:…………………………… Tuần: 14 Tiết: 14 BÀI 11: TỰ TIN I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Nêu được một số biểu hiện của tự tin - Nêu được ý nghĩa của tính tự tin 2. Kĩ năng Biết thể hiện sự tự tin trong những công việc cụ thể. 3. Thái độ: Tin ở bản thân mình, không a dua, dao động trong hành động. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,... - Năng lực chuyên biệt: +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước. + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội. II/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục: -KN tư duy phê phán -KN tự nhận thức - Kĩ năng đặt mục tiêu -KN lập kế hoạch III. Chuẩn bị của gv và hs a, GV: - Tranh ảnh, băng hình. b, HS: - Phiếu học tập, SGK IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) - Vì sao phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ? Cần phê phán biểu hiện sai trái gì? - Chúng ta phải làm gì để phát huy những truyền thống tốt đẹp của dòng họ? 3. Dạy nội dung bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo. - Dám nghĩ, dám làm - Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo - Có cứng mới đứng đầu gió - Em hãy giải thích câu tục ngữ " Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo" " Có cứng mới đứng đầu gió" + Giải thích: - Khuyên chúng ta phải có lòng tự tin trước những khó khăn, thử thách, không nản lòng, chùn bước. - Nhờ có lòng tự tin và quyết tâm thì con người mới có khả năng và dám đương đầu với khó khăn, thử thách. GV: Như vậy lòng tự tin sẽ giúp con người có thêm sức mạnh và nghị lực để làm nên sự nghiệp lớn. Vậy tự tin là gì ? Chúng ta phải rèn luyện tính tự tin ntn? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: - một số biểu hiện của tự tin - ý nghĩa của tính tự tin Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học Cho HS đọc truyện. ? Bạn Trịnh Hải Hà học tiếng Anh trong điều kiện và hoàn cảnh như thế nào? ? Do đâu bạn Hà được tuyển đi du học ở nước ngoài? ? Em hãy nêu biểu hiện sự tự tin ở bạn Hà? Chia nhóm và thảo luận ? Nêu những việc làm thể hiện sự tự tin và thiếu tự tin nên không hoàn thành công việc.? GV kết luận HS đọc truyện. Tìm hiểu ND truyện và trả lời. Tìm hiểu ND truyện và trả lời. Tìm hiểu ND truyện và trả lời. Chia nhóm thảo luận, cử đại diện nhóm trình bày. Các nhóm nhận xét, bổ sung. 1. Truyện đọc *. Bạn Hà học tiếng Anh trong điều kiện, hoàn cảnh: - Góc học tập là căn gác xép nhỏ ở ban công, giá sách khiêm tốn, máy cát sét cũ kĩ. - Không đi học thêm, chỉ học SGK, học sách nâng cao và học theo chương trình dạy tiếng Anh trên ti vi.Cùng anh trai nói chuyện với người nước ngoài. * Bạn Hà được đi du học ở nước ngoài là do: - Là một học sinh giỏi toàn diện. - Nói tiếng Anh thành thạo - Đã vượt qua kì thi tuyển chon của người Xing-ga-po. - Là người chủ động và tự tin * Biểu hiện của sự tự tin ở bạn Hà - Bạn tin tưởng vào khả năng của bản thân mình. - Chủ động trong học tập: Tự học - Là người ham học Cho HS đọc ND bài học ? Tự tin là gì? ? Tự tin có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? ? Em sẽ rèn luyện tính tự tin như thế nào? HS đọc ND bài học Tìm hiểu ND bài học và trả lời Tìm hiểu ND bài học và trả lời Tìm hiểu ND bài học . Liên hệ bản thân và trả lời 2. Nội dung bài học a. Khái niệm Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động mọi việc, tự quyết định và hành động chắc chắn không dao động, hoang mang b.Ý nghÜa: Tự tin giúp con người có them sức mạnh, nghị lực và sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn. c. Cách rèn luyện - Luôn chủ động, tự giác trong học tập và tham gia hoạt động tập thể để nâng cao tính tự tin, khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm, ba phải. -GV: Chuẩn bị bài trên bảng phụ 1. Hãy phát biểu ý kiến của em về các nội dung sau: a. Người tự tin chỉ một mình quyết định công việc, không cần nghe ai và không cần hợp tác với ai. b. Em hiểu thế nào là tự học, tự lập, từ đó nêu mối quan hệ giữa tự học, tự tin và tự lập? c. Tự tin khác với tự cao, tự đại, tự ti, rụt rè, ba phải, a dua?. GV: Chốt lại kiến thức - HS phát biểu ý kiến. -HS: cá nhân lần lượt nêu ý kiến và nhận định của bản thân, lớp nhận xét và kết luận. Bài tập a. Người tự tin chỉ một mình quyết định công việc, không cần nghe ai và không hợp tác với ai là không đúng vì: có ý kiến đóng góp, xây dựng của người khác sẽ có tác dụng lớn đến công việc. Sự hợp tác đúng sẽ giúp chúng ta thành công trong công việc, sẽ giúp chúng ta thành công trong công việc, sẽ giúp chúng ta có thêm sức mạnh và kinh nghiệm. b. Tự lực là tự làm lấy và giải quyết các công việc của bản thân mình. c. Tự lập là tự xây dựng cuộc sống cho mình, không sống dựa vào người khác. d. Tự tin, tự lập, tự lực có mối quan hệ chặt chẽ, người có tính tự tin mới có tính tự lập, tự lực trong cuộc sống HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo ? Có ý kiến cho rằng: “Người tự tin là người không cần lắng nghe ý kiến, không cần sự hợp tác của ai” Em có đồng ý với ý kiến đó không; Vì sao? * Tình huống Bình học vào loại khá trong lớp, nhưng hầu như chẳng bao giờ tự giơ tay phát biểu ý kiến. Có nhiều câu hỏi, bài tập, tuy đã có thể trả lời đúng hoặc giải được rồi, nhưng Bình cứ chần chừ, không dám nói gì. Bạn bè góp ý thì Bình nói : Mình hiểu bài, học tốt là được rồi, còn giơ tay phát biểu thì nên để các bạn nào bạo dạn hơn, mình không quen, ngại lắm. Giải quyết: Câu hỏi: 1/ Em có nhận xét gì về biểu hiện của Bình ? 2/ Theo em, học sinh trung học cơ sở có cần rèn lụyện tính tự tin không ? Rèn luyện như thế nào ? Lời giải: 1/ Biểu hiện của Bình là thiếu tự tin, ngại phát biểu. Sẽ làm Bình không có nghị lực phấn đấu, cố gắng. 2/ Theo em dù ở độ tuổi nào cũng cần rèn luyện tính tự tin. Đối với học sinh trung học có thể rèn luyện bằng cách chăm phát biểu xây dựng bài, góp ý thảo luận trong các buổi sinh hoạt, ăn mặc đẹp và phù hợp với hoàn cảnh... HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo GV: Em hãy tự nhận xét về bản than và các bạn của em đã thể hiện tính tự tin chưa? Em cần làm gì để có được tự tin trong khi học tập cũng như trong lao động và trong sinh hoạt hàng ngày? ? Kể những chuyện mà em hoặc bạn em gặp phải khi giải quyết công việc? Việc làm đó đã gây ra hậu quả gì? 4. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc nội dung bài học. - Chuẩn bị nội dung ôn tập. * Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ...................................................................................................................................