Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Bài học nằm trong chương trình Giáo dục công dân lớp 7. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn: .................................... Ngày dạy:…………………………… Tiết 27,28 Bài 16: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: -Hiểu thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. -Kể tên một số ngưỡng, tôn giáo chính ở nước ta. -Nêu được một số quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. 2.Kĩ năng: -Biết phát hiện và báo cho người có trách nhiệm về những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm những việc xấu. 3.Thái độ: -Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người khác. -Đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan và các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,... - Năng lực chuyên biệt: +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước. + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục: -KN phân tích, so sánh sự khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo, giữa tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan -KN thu thập và xử lý thông tin về tình hình tôn giáo ở nước ta và chính sách của Nhà nước ta về tôn giáo. -KN tư duy phê phán ĐV những việc làm lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. -KN kiên định, tự tin, biết từ chối không tham gia những hoạt động mê tín dị đoan. III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực: -Thảo luận nhóm. -Xử lý tình huống. -Trình bày 1 phút. -Đóng vai IV. Phương tiện dạy học: -Tranh ảnh, giấy khổ to. -Tình huống, bảng phụ. -Hiến pháp Việt Nam 1992- Điều 70. -Bộ luật hình sự - Điều 129. V. Tiến trình bài dạy: a) Kiểm tra bài cũ:Không kiểm tra b) Dạy nội dung bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo. ? Tại sao ở nước ta cũng như nhiều nước trên TG lại có hiện tượng có người thì theo tôn giáo này, có người thì theo TG khác, có người thì không theo 1 tôn giáo nào ? Ở gia đình em có bàn thờ tổ tiên không? Bố mẹ em có thường xuyên thắp hương thờ cúng tổ tiên không? Thờ cúng tổ tiên là hiện tượng tôn giáo hay tín ngưỡng ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu và trả lời các câu hỏi này. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. - Kể tên một số tín ngưỡng, tôn giáo chính ở nước ta. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học - Gv: yêu cầu học sinh đọc phần thông tin, sự kiện về tôn giáo ở Việt Nam. ? Tình hình tôn giáo ở Việt Nam có nét gì nổi bật. *Yêu cầu: Hãy kể tên một số tôn giáo mà em biết ! ? Em có nhận xét gì về những mặt tích cực của tôn giáo nước ta. ? Những tiêu cực của tôn giáo nước ta là gì. ? Chính sách pháp luật mà Đảng và nhà nước ta đối với tín ngưỡng là gì? - Gv: Chia lớp thành các nhóm, phát phiếu thảo luận theo nội dung các câu hỏi. - Gv: Nhận xét. - Hs: Đọc, theo dõi sgk - Hs: Trả lời các câu hỏi Học sinh kể tên một số tôn giáo như : Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Cao Đài..... Đa số các đồng bào tôn giáo là người lao động. - Có tinh thần yêu nước, cộng đồng - Mê tín và lạc hậu. - Bị kẻ xấu kích động, lợi dụng vào mục đích xấu. - Hs: Thảo luận trong nhóm sau đó các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình. - Hs: Các nhóm khác bổ sung ý kiến 1. Thông tin, sự kiện (19p) * Tình hình tôn giáo ở Việt Nam - Có nhiều loại tín ngưỡng, tôn giáo - Gồm: Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Cao Đài, Hoà Hảo, Tin Lành.... * Mặt tích cực của tôn giáo - Đại đa số các đồng bào tôn giáo là người lao động. - Có tinh thần yêu nước, cộng đồng - Góp nhiều công sức xây dựng, bảo vệ tổ quốc - Thực hiện tốt chính sách pháp luật... * Mặt tiêu cực của tôn giáo - Do trình độ văn hoá thấp mê tín và lạc hậu. - Bị kẻ xấu kích động, lợi dụng vào mục đích xấu. - Hành nghề mê tín dị đoan... * Chính sách của Đảng và nhà nước đối với tín ngưỡng: - Tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của dân - Đảm bảo cho các tôn giáo hoạt động bình thường - Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc - Tuyên truyền chống mê tín dị đoan.... - Gv: Chuyển ý bằng câu ca dao “ Dù ai đi ngược....... mười tháng ba” ? Câu ca dao nói về ngày giỗ tổ vậy tổ là ai? Vì sao phải giỗ tổ. ? Thờ cúng tổ tiên là hiện tượng tôn giáo hay tín ngưỡng - Gv: Nêu ví dụ- nhà Lan theo đạo Phật, nhà Mai theo đạo Thiên chúa thì thờ cúng ai? - Gv: Nêu kết luận ? Thế nào là tôn giáo và tín ngưỡng - Gv: Đưa ra một ví dụ về hiện tượng mê tín dị đoan xảy ra trong thực tế. Ví dụ: bói toán, uống “nước thánh”.... ? Mê tín dị đoan là gì? Tại sao phải chống mê tín dị đoan? *Yêu cầu: Em hãy nêu ví dụ về hiện tượng mê tín dị đoan và tác hại của nó mà em biết! - Gv: cùng hs rút ra kết luận Học sinh nghe câu ca dao Suy nghĩ, trả lời Bổ sung ý kiến - Hs: Trả lời câu hỏi là hình thức tín ngưỡng có hệ thống, tổ chức với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng Tin vào điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên... II. Nội dung bài học (20p) 1) Khái niệm: a. Tín ngưỡng: Là lòng tin vào một cái gì đó thần bí như thần linh, thượng đế, chúa trời.... b. Tôn giáo: là hình thức tín ngưỡng có hệ thống, tổ chức với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy -Tôn giáo còn gọi là Đạo ( đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Tin lành...) c. Mê tín dị đoan: Là tin vào điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên...dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân và cộng đồng... phải đấu tranh chống mê tín dị đoan TIẾT 2 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học (tiếp) (15p) - Gv: Tiếp tục cho HS tìm hiểu phần nội dung bài học ? Theo em, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thể hiện như thế nào. ? Những hành vi như thế nào là thể hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. ? Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương và qui định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. ? Trách nhiệm của công dân trong việc tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người khác. - Gv: Kết luận - Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào - Người đã theo...có quyền thôi hoặc bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác. - Hs: Lần lượt trả lời các câu hỏi II. Nội dung bài học 2. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân - Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào - Người đã theo...có quyền thôi hoặc bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác. 3. Trách nhiệm của công dân - Tôn trọng nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo ( đền, chùa, miếu, nhà thờ...) - Không gây mất đoàn kết, chia rẽ những người có tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau. - Không lợi dụng tín ngưỡng , tôn giáo để làm trái pháp luật. Gia đình các em cũng như bao gia đình khác trên đất nước ta có thể theo đạo phật, đạo thiên chúa… và có thể không theo đạo nào. Dù là đạo gì cũng là mục đích hướng vào điều thiện, tránh điều ác, việc làm đó thể hiện sự sùng bái, tôn kính, mhớ về cội nguồn, tổ tiên, tôn vinh người có công với nước. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo ? Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. ? Hành vi nào thể hiện sự mê tín ? Theo em, trong HS hiện nay có hiện tượng mê tíndị đoan không? Cho ví dụ. Theo em, làm cách nào để khắc phục hiện tượng đó. - Gv: Đưa bài tập mở rộng. ? Trong các hành vi sau hành vi nào cần phê phán? Vì sao? a. Nói năng thiếu văn hoá khi đi lễ chùa. b. Quần áo thiếu lịch sự khi đi lễ chùa. c. Tuân theo qui định của nhà chùa về thời gian, tác phong và hành vi khi đi lễ. d. Đi lễ nhà thờ muộn, đọc báo, hút thuốc khi cha giảng đạo. e. Cắm, đốt hương không có qui định. g. Hái lộc, bẻ ngọn cây ở chùa vào dịp tết? - Hs: Tự trả lời phần a,b,c,d - Hs: Làm bài tập e - Hs: Làm phần g - Hs: Nêu các hành vi cần phê phán III. Bài tập * Phần e (tr54): 1,2,3,4,5 * Có - VD kiêng kị khi đi thi * Hành vi sai: a,b,d,e,g HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo * Tình huống xử lý 1.Cứ vào ngày mùng một và ngày rằm mỗi tháng là mẹ Hà lại thắp hương cúng khấn ông bà, tổ tiên. Hơn thế nữa, hằng tháng mẹ và mấy cô bạn cùng cơ quan lại rủ nhau đi lễ chùa. Thấy vậy, Hà cho rằng việc làm của mẹ là mê tín dị đoan. Câu hỏi: Em có đồng ý với suy nghĩ của Hà không ? Vì sao ? Lời giải: Em không đồng tình với suy nghĩ của Hà. Bởi vì, việc thắp hương và đi lễ chùa không phải mê tín mà nó là nét đẹp trong văn hóa của người Việt. 2. Nhân dân ở xã X thuộc ba tôn giáo cùng sinh sống. Đã từ bao thế hệ, đồng bào các tôn giáo sống thân ái, đoàn kết, cùng chung sức xây dựng quê hương mình. Thế nhưng gần đây, có một vài người lại nói các tôn giáo khác nhau về quan điểm, về lễ nghi và về quyền lợi thì không thể đoàn kết được. Cứ thế, họ đã kích động gây chia rẽ đồng bào giữa ba tôn giáo nên đã có một số xích mích đáng tiếc xảy ra. Câu hỏi: 1/ Em có suy nghĩ gì về tình đoàn kết giữa các tôn giáo ? 2/ Pháp luật nghiêm cấm hành vi nào về thực hiện quyền tự do tôn giáo ? Lời giải: 1/ Tình đoàn kết giữa các tôn giáo là rất quan trọng, giúp các thành viên sống hòa thuận, sống tốt đời đẹp đạo. 2/ Những người kích động gây chia rẽ tôn giáo là vi phạm pháp luật, trái với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đoàn kết tôn giáo, phải bị xử lí thích đáng. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Tìm hiểu những phong tục tập quán và tín ngưỡng ở địa phương em 4. H­íng dÉn vÒ nhµ (2p) - Häc kÜ néi dung bµi häc - Lµm c¸c bµi tËp trong sgk - §äc tr­íc bµi 17.Nhà nước CHXHCN VN * Rút kinh nghiệm ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................