Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Khoan dung. Bài học nằm trong chương trình Giáo dục công dân lớp 7. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn: .................................... Ngày dạy:…………………………… Tuần: 10 Tiết: 10 KHOAN DUNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: - Hiểu được thế nào là khoan dung. - Kể được một số biểu hiện của lòng khoan dung - Nêu được ý nghĩa của lòng khoan dung. 2. Kĩ năng: - Biết thể hiện lòng khoan dung trong quan hệ với mọi người xung quanh. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ - Kĩ năng tư duy phê phán - Kĩ năng giao tiếp ứng xử 3. Thái độ: Khoan dung độ lượng với mọi người, phê phán sự định kiến hẹp hòi cố chấp trong quan hệ giữa người với người. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,... - Năng lực chuyên biệt: +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước. + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội. II/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục: -KN tư duy phê phán -KN tự nhận thức - Kĩ năng đặt mục tiêu III.Chuẩn bị : GV: - Tình huống và việc làm thể hiện lòng khoan dung. - Phiếu học tập, SGK HS: - Phiếu học tập, SGK IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà 3. Dạy nội dung bài mới (35’) HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo. Hoa vµ Hµ häc cïng tr­êng, nhµ ë c¹nh nhau. Hoa häc giái, ®­îc b¹n bÌ yªu mÕn. Hµ ghen tøc vµ th­êng hay nãi xÊu Hoa víi mäi ng­êi. NÕu lµ Hoa, em sÏ c­ xö nh­ thÕ nµo ®èi víi Hµ." - Một sự nhịn là chín sự lành. - Những người đức hạnh thuận hòa Đi đâu cũng được người ta tôn sùng HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: - Hiểu được thế nào là khoan dung. - Kể được một số biểu hiện của lòng khoan dung - Nêu được ý nghĩa của lòng khoan dung. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học Cho HS đọc truyện . ? Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô giáo như thế nào? ? Cô giáo Vân đã có việc làm như thế nào trước thái độ của Khôi? ? Vì sao Khôi lại có sự thay đổi đó? Chia nhóm thảo luận: ? Em có nhận xét gì về việc làm và thái độ của cô giáo Vân ? ? Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên? GV kết luận ? Theo em, đặc điểm của lòng khoan dung là gì - HS đọc truyện "Hãy tha lỗi cho em". - Cô giáo Vân không những không giận HS mà còn nỗ lực hết mình để tập viết nắn nót từng chữ. Bị HS phát hiện cô không trách móc - Sau khi nhìn thấy cô giáo tập viết trên bảng bằng cánh tay bị thương Khôi cảm thấy ân hận về thái độ của mình lúc trước. - Hs trả lời - Nhẹ nhàng góp ý giúp bạn sửa chữa lỗi; nhường nhịn bạn bè em nhỏ; chấp nhận cá tính của người khác; không hẹp hòi cố chấp. - Hs trả lời - Khoan dung là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sử chữa lỗi lầm. 1. Truyện đọc: Hãy tha lỗi cho em * Thái độ của Khôi - Lúc đầu: đứng dậy, nói to - Về sau: Chứng kiến cô tập viết. Cúi đầu, rơm rớm nước mắt, giọng nghèn nghẹn, xin cô tha lỗi. * Cô Vân: - Đứng lặng người, rơi phấn, xin lỗi học sinh. - Cô tập viết. - Tha lỗi cho học sinh. *Khôi có sự thay đổi đó là vì: - Khôi đã chứng kiến cảnh cô Vân tập viết. - Biết được nguyên nhân vì sao cô viết khó khăn như vậy. *. Nhận xét: Cô Vân kiên trì, có tấm lòng khoan dung, độ lượng và tha thứ. * Bài học: Qua câu chuyện: - Không nên vội vàng, định kiến khi nhận xét người khác. - Cần biết chấp nhận và tha thứ cho người khác * Đặc điểm của lòng khoan dung - Biết lắng nghe để hiểu người khác. - Biết tha thứ cho người khác. - Không chấp nhặt, không thô bạo. - Không định kiến, không hẹp hòi khi nhận xét người khác. - Luôn tôn trọng và chấp nhận người khác Cho HS đọc nội dung bài học SGK/25. ? Em hiểu thế nào là khoan dung? Cho HS nêu VD ? ý nghĩa của khoan dung là gì? ? Chúng ta cần làm gì để rèn luyện lòng khoan dung? Hướng dẫn học sinh giải thích câu tục ngữ trong SGK. HS đọc nội dung bài học SGK/25. Tìm hiểu ND bài học và trả lời Nêu VD cụ thể Tìm hiểu ND bài học và trả lời Liên hệ bản thân và trả lời Đọc và giải thích. 2. Nội dung bài học 1, Khái niệm: - Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. 2. Biểu hiện: - Tôn trọng và thông cảm với người khác. - biết tha thứ cho người khác. 3, ý nghĩa: - Là một đức tính quý báu của con người. - Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến tin cậy. - Quan hệ của mọi người trở nên lành mạnh, dể chịu. 4, Rèn luyện để có lòng khoan dung. - Sống cởi mở, gần gũi với mọi người. - Cư xử chân thành, cởi mở. - Tôn trọng cá tính, thói quen, sở thích của người khác. Giáo viên Khoan dung là một đức tính cao đẹp và có ý nghĩa to lớn. Nó giúp con người dễ dàng sống hoà nhập trong đời sống cộng đồng, nâng cao vai trò và uy tín cá nhân trong xã hội. Khoan dung làm cho đời sống xã hội trở nên lành mạnh, tránh được bất đồng gây xung đột căng thẳng có hại cho cá nhân và xã hội. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo - Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Gợi ý để các em làm. - Giáo viên hướng dẫn cách xử lý tình huống. - Điều chỉnh suy nghĩ đúng đắn của học sinh. - Học sinh chú ý phải kể tấm gương có thực để có tính thuyết phục cao. - Học sinh đọc yêu cầu bài tập b. - Làm cá nhân, các em khác nhận xét, bổ sung. - Học sinh đọc yêu cầu. - Xử lý cá nhân trả lời trước lớp. - Học sinh kể tấm gương có thể ở lớp, trường, trong sách vở. - Học sinh đọc tình huống. - Suy nghĩ, trả lời theo ý mình. 3. Bài tập: b, Các hành vi đúng về khoan dung. c, Xử lý tình huống. d, Tấm gương về lòng khoan dung. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo * Vận dụng xử lý tình huống T là một cậu bé đã từng phạm lỗi gây rối trật tự công cộng và được đưa đi trường giáo dưỡng. Cậu mới được trở về nhà sau 6 tháng học tập tại đó. Cậu tỏ vẻ hối lỗi và ít nghịch ngợm hơn trước, nhưng nhiều người lớn trong khu phố vẫn cấm con em họ chơi với T, vì họ cho rằng cậu là đứa trẻ hư hỏng. Câu hỏi : 1/ Em có tán thành thái độ của những người lớn trong khu phố trên không ? Vì sao ? 2/ Nếu ở gần T thì em sẽ cư xử thế nào với T ? Lời giải: 1/ Em không tán thành thái độ của những người lớn trong khu phố trên. Đó là suy nghĩ ích kỉ, hẹp hòi, không biết bao dung độ lượng. 2/ Nếu ở gần T em sẽ động viên T và giúp T hòa nhập với cộng đồng được tốt hơn. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Em hãy kể 1 việc làm thể hiện lòng khoan dung của em. Một việc làm của em thiếu khoan dung đối với bạn 4 .Dặn dò: - Học nội dung bài học. - Làm phần c, d. - Đọc và xem trước bài: "Xây dựng gia đình văn hoá".