Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 7: Cấu trúc của Trái đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 10. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..
BÀI 7: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. THẠCH QUYỂN. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức. - Nêu được sự khác nhau giữa các lớp cấu trúc của Trái Đất (lớp vỏ, lớp manti, nhân Trái Đất) về tỉ lệ thể tích, độ dày, thành phần vật chất cấu tạo chủ yếu, trạng thái - Biết được khái niệm thạch quyển, phân biệt được thạch quyển và vỏ Trái Đất 2. Kĩ năng. - Nhận xét cấu trúc bên trong của Trái Đất qua hình vẽ: vị trí và độ dày của các lớp cấu trúc Trái Đất 3.Về thái độ: - Say mê nghiên cứu, tìm hiểu cấu trúc của trái đất. Giải thích các sự vật, hiện t¬ợng tự nhiên có liên quang. 4. Định hướng các năng lực được hình thành. - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác. - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh SGK II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, bản đồ cách tiếp xúc các mảng kiến tạo. 2. Chuẩn bị của học sinh : Sgk, bút, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Giải thích câu ca dao:“ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối.” 3. Bài mới. 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học ở chương trình đia lí lớp 6 và kiến thức bản thân để trả lời các câu hỏi sau: Con người có thể đi từ bán cầu này sang bán cầu kia thông qua một đường hâm xuyên qua lòng Trái Đất không? Vì sao? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút. Bước 3. HS quan sát, liệt kê, suy luận sau đó GV gọi một số HS trả lời. Bước 4. GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Cấu trúc của Trái Đất. 1. Mục tiêu: Nêu được sự khác nhau giữa các lớp cấu trúc của Trái Đất (lớp vỏ, lớp manti, nhân Trái Đất) về tỉ lệ thể tích, độ dày, thành phần vật chất cấu tạo chủ yếu, trạng thái 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp, thảo luận, báo cáo. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân/ nhóm 4. Phương tiện dạy học: SGK, hình 7.1, 7.2. 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: - GV giới thiệu về một số phương pháp đã được dùng để nghiên cứu cấu trúc Trái Đất và yêu cầu HS đọc nội dung kênh chữ và quan sát hình 7.1 cho biết: + Cấu tạo Trái Đất từ ngoài vào trong có đồng nhất không? + Cấu tạo bên trong Trái Đất bao gồm mấy lớp? - HS quan sát hình 7.1 và dựa vào SGK để trả lời câu hỏi. - GV chuẩn kiến thức. Chuyển giao nhiệm vụ học tập. - Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu tất cả HS đọc nội dung phần 1,2,3 kết hợp sử dụng hình 7.1; 7.2, phiếu học tập cùng với kiến thức của bản thân để trả lời hoàn thiện câu hỏi sau: + Vị trí của từng lớp ở đâu? + Mỗi lớp có giới hạn như thế nào? + Đặc điểm của mỗi lớp ra sao? - HS lắng nghe chuẩn bị các học liệu cần thiết. - HS: dựa vào hình 7.1; 7.2, phiếu học tập cùng với kiến thức của bản thân để hoàn thành tất cả các câu hỏi. - HS thành lập nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký, thảo luận để hoàn thành sản phẩm học tập theo nhóm đã được phân công. Bước 2: - Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 4 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm + Nhóm 1: báo cáo lớp vỏ. + Nhóm 2: báo cáo lớp Manti. + Nhóm 3: Báo cáo lớp nhân. - GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động. - Báo cáo kết quả và thảo luận. GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung . - HS các nhóm cử đại diện trả lời. - Các nhóm khác nhận xét. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và chuẩn kiến thức. - GV: Yêu cầu HS quan sát hình 7.2 cho biết sự khác nhau giữa vỏ lục địa và đại dương? - HS trả lời Gv chuẩn KT: Lớp vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất nhưng lại rất quan trọng vì đây là nơi tồn tại các thành phần khác của Trái Đất như không khí, nước, các sinh vật… I. Cấu trúc của Trái Đất. - Trái Đất có cấu tạo không đồng nhất, có 3 lớp chính: + Lớp vỏ Trái Đất: vỏ đại dương, vỏ lục địa + Lớp Manti: manti trên, manti dưới + Lớp nhân: nhân ngoài, nhân trong 1. Lớp vỏ Trái Đất: - Trạng thái: Vỏ cứng - Độ dày từ 5km -> 70km. - Thành phần vật chất gồm 3 tầng: tầng trầm tích do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành; tầng granít gồm đá granít và các loại đá nhẹ; tầng bazan gồm đá bazan và các loại đá nặng. - 2 kiểu: vỏ lục địa, vỏ đại dương. 2. Lớp Manti: - Từ vỏ -> 2900km, chiếm 80% thể tích, 68,5% khối lượng Trái Đất. - Thành phần vật chất gồm 2 tầng: Manti trên vật chất ở trạng thái quánh dẻo, Manti dưới vật chất ở trạng thái rắn.) - Thạch quyển là lớp vỏ cứng ở ngoài cùng Trái Đất, được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau. Thạch quyển bao gồm cả vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti (đến độ sâu khoảng 100 km) 3. Nhân Trái Đất: - Độ dày 3470km. - Nhân ngoài vật chất ở trạng thái lỏng, nhân trong vật chất ở trạng thái rắn. Hoạt động 2: Thuyết kiến tạo mảng. 1. Mục tiêu: Biết được khái niệm thạch quyển, phân biệt được thạch quyển và vỏ Trái Đất 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp, thảo luận, báo cáo. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cặp đôi. 4. Phương tiện dạy học: SGK, hình 7.3, 7.4 5. Tiến trình hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - GV giới thiệu khái quát về nội dung và hạn chế của thuyết trôi dạt lục địa sau đó hướng dẫn HS quan sát, nhận xét về sự ăn khớp của bờ đông các lục địa Bắc Mĩ, Nam Mĩ với bờ tây lục địa Phi trên bản đồ Tự nhiên thế giới. - HS lắng nghe chuẩn bị các học liệu cần thiết. - GV yêu cầu HS quan sát các hình 7.3, 7.4 kết hợp nội dung SGK thảo luận cặp nhận xét, phân tích và giải thích nội dung của thuyết kiến tạo mảng theo những gợi ý sau: - Tên 7 mảng kiến tạo lớn của Trái Đất. - Nêu một số đặc điểm của các mảng kiến tạo, kết quả? - Nêu nguyên nhân của sự dịch chuyển các mảng kiến tạo. - HS thành lập nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký, thảo luận để hoàn thành sản phẩm học tập theo nhóm đã được phân công. - GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động. - Báo cáo kết quả và thảo luận. GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung . - HS các nhóm cử đại diện trả lời. - Các nhóm khác nhận xét. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và chuẩn kiến thức. II. Thuyết kiến tạo mảng. Nội dung của thuyết kiến tạo mảng: + Thạch quyển được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo. + Các mảng kiến tạo không đứng yên mà dịch chuyển. + Nguyên nhân dịch chuyển của các mảng kiến tạo: do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng Manti trên. + Ranh giới, chổ tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo là vùng bất ổn, thường xảy ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa… 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP GV giới thiệu luật chơi ”vòng quay may mắn” Câu 1. Để biết được cấu trúc của lớp vỏ Trái Đất người ta chủ yếu dựa vào A. việc khoan sâu xuống lòng đất. C. phương pháp địa chấn. B. nguồn gốc hình thành Trái Đất. D. nghiên cứu hẻm vực sâu ở đáy đại dương. Câu 2. Lãnh thổ Việt Nam thuộc mảng kiến tạo A. Âu- Á. C. châu Á. B. Thái Bình Dương. D. Á- Thái Bình Dương. Câu 3: Quốc gia nào ở châu Á có lãnh thổ nằm trên một mảng kiến tạo riêng biệt? A. Inđônêxia. B. Philippin. C. Nhật Bản. D. Ấn Độ. Câu 4. Hai mảng kiến tạo xô vào nhau là A. mảng Âu- Á và mảng Thái Bình Dương. C. mảng Thái Bình Dương và mảng Nazca. B. mảng Âu- Á và mảng Bắc Mĩ. D. mảng Phi và mảng Nam Mĩ. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Tai sao Nhật Bản là quốc gia hay có động đất, núi lửa, sóng thần xảy ra? - Tại sao nói lớp vỏ Trái Đất có vai trò rất quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống con người? 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/MỞ RỘNG - Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong sgk. -Tìm các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất và xác định nguồn gốc hình thành.