Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 2: Thực hành: Xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 10. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..

BÀI 2: THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. - Hiểu rõ được hệ thống kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng. 2. Kĩ năng: - Nhận biết một số phương pháp phổ biến để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: xác định các đối tượng địa lí và phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ tự nhiên, kinh tế. - Phát triển kỹ năng sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống. 3. Thái độ: - Có ý thức và thói quen sử dụng BĐ trong học tập, kiểm tra, thi cử va trong đời sống… 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, trình bày báo cáo. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Atlat Địa lí Việt Nam. - hình 2. 2, 2. 3, 2. 4 trong SGK. + Phiếu học tập: Phiếu học tập (Hình 2....): Tên bản đồ:................................................... Tên phương pháp Đối tượng được biểu hiện Ta biết được gì ? (Khả năng biểu hiện) 2. Chuẩn bị của học sinh: đồ dùng học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Trình bày vai trò của bản đồ trong học tập và trong đời sống? Câu 2: Nêu một số lưu ý khi sử dụng bản đồ, Alat trong học tập? 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học hãy nối nội dung ở cột A sao cho phù hợp với nội dung ở cột B. Đối tượng địa lí Phương pháp biểu hiện Trung tâm công nghiệp Phương pháp kí hiệu Hướng gió, dòng biển Mỏ khoáng sản Phương pháp chấm điểm Giá trị xuất-nhập khẩu Phân bố dân cư Phương pháp bản đồ -biểu đồ Sân bay Phương pháp kí hiệu đường chuyển động Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút. Bước 3. HS quan sát, liệt kê, suy luận sau đó GV gọi một số HS trả lời. Bước 4. GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Nội dung thực hành. 1. Mục tiêu: - Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. - Hiểu rõ được hệ thống kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng. - Nhận biết một số phương pháp phổ biến để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: xác định các đối tượng địa lí và phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ tự nhiên, kinh tế. - Phát triển kỹ năng sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/Nhóm 4. Phương tiện dạy học: SGK, lược đồ trong SGK 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: - GV nêu lên mục đích, yêu cầu của giờ thực hành. * Chuyển giao nhiệm vụ học tập. - Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu tất cả HS đọc nội dung bài thực hành kết hợp sử dụng hình 2.2, 2.3, 2.4 và phiếu học tập cùng với kiến thức của bản thân để thực hiện nhiệm vụ sau: Đối với từng bản đồ cần xác định lần lượt + Tên bản đồ. + Nội dung bản đồ + Các phương pháp biểu hiện đối tượng địa lí trên bản đồ: • Tên phương pháp biểu hiện. • Đối tượng biểu hiện. • Khả năng biểu hiện. - HS: Đọc nội dung bài thực hành kết hợp sử dụng hình 2.2, 2.3, 2.4 và phiếu học tập cùng với kiến thức của bản thân để thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: - Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 4 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm + Nhóm 1: hình 2.2. + Nhóm 2: hình 2.3. + Nhóm 3: hình 2.4 - HS thành lập nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký, thảo luận để hoàn thành sản phẩm học tập theo nhóm đã được phân công. - GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động. - Báo cáo kết quả và thảo luận. GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung . - HS các nhóm cử đại diện trả lời. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và chuẩn kiến thức. a/ Hình 2.2: - Bản đồ thể hiện công nghiệp điện Việt Nam. - Nội dung thể hiện: Các nhà máy điện, hệ thống truyền tải điện. - Được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu. - Phương pháp biểu hiện các đối tượng: nhà máy điện, đường dây truyền tải điện, các trạm biến áp. - Đặc tính của đối tượng được thể hiện: Sự phân bố, số lượng, quy mô, cấu trúc và chất lượng của đối tượng. b/ Hình 2.3: - Bản đồ gió và bão ở Việt Nam - Nội dung thể hiện: Các loại gió, hướng gió, tần suất bão. - Được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động. - Phương pháp biểu hiện các đối tượng: loại gió, hướng gió, tần suất bão, hướng bão. - Đặc tính của đối tượng được thể hiện: Hướng di chuyển, số lượng, chất lượng của đối tượng. c/ Hình 2.4: - Bản đồ phân bố dân cư Châu Á - Nội dung thể hiện: mật độ dân số - Được thể hiện bằng phương pháp chấm điểm. - Phương pháp biểu hiện sự phân bố dân cư của Châu Á. - Đặc tính của đối tượng được thể hiện: số lượng, chất lượng của đối tượng. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Các đối tượng địa lí nào sau đây trên bản đồ sử dụng phương pháp kí hiêu dạng? A. Rừng nhiệt đới, ôn đới. B. Than nâu, than đá. C. Vàng, chì, crôm. D. Vùng chăn nuôi. Câu 2: Để thể hiện qui mô các đô thị lớn ở nước ta người ta thường dùng phương pháp nào sau đây? A. Kí hiệu B. Bản đồ – biểu đồ C. Vùng phân bố D. Chấm điểm Câu 3: Trên bản đồ kinh tế – xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động là: A. Các nhà máy và sự trao đổi hàng hoá.. B. Các luồng di dân, các luồng vận tải.. C. Biên giới, đường giao thông.. D. Các nhà máy, đường giao thông.. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Đánh giá ưu và nhược điểm của phương pháp kí hiệu, chấm điểm. Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm Kí hiệu - Có khả năng biểu hiện tất cả các đặc tính của hiện tượng (số lượng, chất lượng, cấu trúc, động lực). - Có tính cụ thể, cao độ về mặt địa lí. Số liệu phải chi tiết và chính xác đối với từng điểm phân bố. Chấm điểm Thể hiện được sự phân bố về đặc tính số lượng, phân bố của hiện tượng và phong cảnh chung về sự phân bố Sự xác định vị trí không cao, mang tính khái quát- sử dụng trong các bản đồ có tỉ lệ nhỏ. 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/MỞ RỘNG - Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hcỏi có trong sgk. - Tìm hiểu trong cuộc sống bản đồ được dùng trong những lĩnh vực nào.