Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 21: Dân cư và sự gia tăng dân số. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 10. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..
BÀI 21: DÂN CƯ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích được xu hướng biến đổi quy mô dân số thế giới và hậu quả của nó - Biết được các thành phần cấu tạo nên sự gia tăng dân số là gia tăng tự nhiên (sinh thô, tử thô) - Biết được các thành phần cấu tạo nên sự gia tăng dân số là gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học (nhập cư, xuất cư) 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích biểu đồ, lược đồ, bảng số liệu về tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng tự nhiên 3.Về thái độ: - Có nhận thức đúng đắn về vấn đề dân số, ủng hộ và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện các biện pháp, chính sách dân số của quốc gia và địa phương 4. Định hướng các năng lực được hình thành. - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sơ đồ, biểu đồ, số liệu thống kê. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, hình 22.1, 22.2. 22.3, sơ đồ trang 85/SGK. 2. Chuẩn bị của học sinh : Sgk, bút, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày nguyên nhân và biểu hiện của quy luật địa đới? 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV nêu ra một số câu hỏi nhằm định hướng hoạt động nhận thức của HS, Ví dụ: Dân số Thế giới luôn có sự biến động, quy mô dân số ở các nước, các vùng lãnh thổ không giống nhau, vì sao? Sự gia tăng dân số không hợp lí có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.? Bước 2. HS liệt kê, suy luận, giải thích sau đó GV gọi một số HS trả lời. Bước 3. GV đánh giá kết quả của HS và dẫn dắt HS vào bài học mới. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu Dân số và tình hình phát triển dân số thế giới 1. Mục tiêu: Trình bày và giải thích được xu hướng biến đổi quy mô dân số thế giới và hậu quả của nó 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/Cá nhân 4. Phương tiện dạy học: SGK, biểu đồ, bảng số liệu. 5. Tiến trình hoạt động Hoạt động của GV và hs nội dung - GV: yêu cầu HS đọc mục 1 trong SGK để nhận xét quy mô dân số thế giới. Cho dẫn chứng minh. - HS đọc mục 1 trong SGK để nhận xét. - GV chuẩn kiến thức. - GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu dân số thế giới (1804-2005), thảo luận cặp nhận xét về tình hình phát triển dân số thế giới. - HS dựa vào bảng số liệu thảo luận cắp để nhận xét về tình hình phát triển dân số thế giới. - GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động. - Báo cáo kết quả và thảo luận. GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và chuẩn kiến thức và nhấn mạnh Quy mô dân số có sự chênh lệch giữa hai nhóm nước phát triển và đang phát triển: Năm 2005 nhóm nước đang phát triển chiếm 81,3% dân số thế giới, nhóm nước phát triển chiếm 18,7% dân số thế giới. I. Dân số và tình hình phát triển dân số thế giới 1. Dân số thế giới - Dân số thế giới 6.477 triệu người (2005) - Quy mô dân số của các nước rất khác nhau 2. Tình hình phát triển dân số trên thế giới - Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người và thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn → Nhận xét: Tốc độ gia tăng dân số nhanh; quy mô dân số thế giới ngày càng lớn và tốc độ tăng dân số ngày càng nhanh Hoạt động 2: Tìm hiểu Gia tăng dân số 1. Mục tiêu: - Biết được các thành phần cấu tạo nên sự gia tăng dân số là gia tăng tự nhiên (sinh thô, tử thô) - Biết được các thành phần cấu tạo nên sự gia tăng dân số là gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học (nhập cư, xuất cư) - Rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích biểu đồ, lược đồ, bảng số liệu về tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng tự nhiên. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Phương pháp đàm thoại vấn đáp/ thảo luậ nhóm/báo cáo 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/Cá nhân/nhóm 4. Phương tiện dạy học: SGK, 22.1, 22.2. 22.3, sơ đồ trang 85. 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: - Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK, hiểu biết bản thân, Hình 22.1, 22.2. 22.3, sơ đồ trang 85/SGK. Hãy thực hiện các nhiệm vụ sau + Gia tăng tự nhiên: + Tỉ suất sinh thô: ng/c tỉ suất sinh, khai thác biểu đồ trong sách và cột 4 bảng phụ lục. + Tỉ suất tử thô: ng/c tỉ suất tử, khai thác biểu đồ trong sách và cột 5 bảng phụ lục. + Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên: gn/c gia tăng tự nhiên, khai thác lược đồ và cột 6 bảng phụ lục. + Ảnh hưởng của gia tăng dân số đến phát triển KT-XH + Gia tăng dân số cơ học: Gia tăng cơ học là gì? Nguyên nhân gây nên các luồng di chuyển dân cư - Dựa vào kiến thức SGK, hiểu biết bản thân, Hình 22.1, 22.2. 22.3, sơ đồ trang 85/SGK thực hiện các nhiệm vụ - Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 5 nhóm, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 4 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm + Nhóm 1: Trình bày tỉ suất sinh thô + Nhóm 2: Trình bày tỉ suất tử thô + Nhóm 3: Trình bày tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên + Nhóm 4: Trình bày ảnh hưởng của gia tăng dân số đến phát triển KT-XH. + Nhóm 5: Gia tăng cơ học - HS thành lập nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký. - GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động. - Báo cáo kết quả và thảo luận. - HS các nhóm cử đại diện trả lời. Các nhóm nhận xét. - GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và chuẩn kiến thức. - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK và hiểu biết cá nhân hãy cho biết gia tăng dân số được xác định như thế nào? Đơn vị là gì? - HS dựa vào kiến thức SGK và hiểu biết cá nhân để trả lời. - GV chuẩn kiến thức. II. Gia tăng dân số 1. Gia tăng tự nhiên a)Tỉ suất sinh thô + Khái niệm: (SGK). + TSST có xu hướng giảm. Nhóm nước phát triển giảm mạnh và thấp hơn nhóm nước đang phát triển (13% giai đoạn 2004-2005) +Yếu tố tác động: - Tự nhiên- sinh học - Phong tục, tập quán và tâm lí xã hội - Trình độ phát triển KT-XH - Chính sách DS của từng quốc gia. b.Tỉ suất tử thô + Khái niệm: (SGK) + TSTT trên TG và các khu vực có xu hướng giảm rõ rệt + Yếu tố tác động: - Mức sống - Môi trường sống - Trình độ y học - Cơ cấu dân số - Chiến tranh, tệ nạn xã hội… c) Tỉ suất gia tăng tự nhiên + Khái niệm:(SGK). + Gia tăng tự nhiên có 4 mức khác nhau.: - GTTN < 0: Nga, Đông Âu - GTTN chậm, < 0,9%: Bắc Mĩ, Tây Âu, Ôtrâylia - GTDS trung bình, 1-1,9%: T.Quốc, V.Nam, ÂĐộ, Braxin… - GTDS cao, > 2% (> 3%): Châu Phi, Trung Đông, một số quốc gia Trung-Nam Mĩ +Tỉ suất GTTN được coi là động lực phát triển dân số. d) Hậu quả của gia tăng dân số Gây sức ép đối với sự phát triển kinh tế - xã hôi – môi trường. 2.Gia tăng cơ học - Sự di chuyển của dân cư từ nơi này đến nơi khác => sự biến động cơ học của dân cư. - Tỉ suất gia tăng cơ học được xác định bằng hiệu số giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư. - Gia tăng cơ học không ảnh hưởng lớn đến vấn đề dân số trên thế toàn thế giới. 3.Gia tăng dân số - Tỉ suất gia tăng dân số được xác định bằng tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học. - Đơn vị tính: phần trăm 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ tư duy. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Câu 1: Dựa vào bảng số liệu TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DÂN SỐ THẾ GIỚI Năm 1804 1927 1959 1974 1987 1999 2025 (dự báo) Số dân trên thế giới (tỉ người) 1 2 3 4 5 6 8 Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người (năm) 123 32 15 13 12 Thời gian dân số tăng gấp đôi (năm) 123 47 47 Dựa vào bảng trên, em hãy nhận xét tình hình tăng dân số trên thế giới và xu hướng phát triển dân số thế giới trong tương lai. Câu 2. Nêu những hiểu biết của bản thân về đặc điểm dân số Việt Nam? 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/MỞ RỘNG - Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong sgk. - Xem lại cách phân chia cơ cấu dân số theo tuổi, theo giới.