Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 10. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..
BÀI 17: THỔ NHƯỠNG QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Biết được khái niệm thổ nhưỡng, độ phì của đất, thổ nhưỡng quyển. - Trình bày được vai trò của các nhân tố hình thành đất. 2. Kĩ năng: - Sử dụng tranh ảnh để nhận biết và trình bày vị trí lớp vỏ thổ nhưỡng 3.Về thái độ: - Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ đất tronh sản xuất và đời sống. 4. Định hướng các năng lực được hình thành. - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác. - Năng lực chuyên biệt: sử dụng hình ảnh, liên hệ thực tiễn. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, đồ dùng dạy học 2. Chuẩn bị của học sinh : Sgk, bút, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Trình bày sự phân bố của các dòng biển trên Trái Đất? Câu 2: Sóng biển là gì? Thuỷ triều là gì? Nguyên nhân tạo thành các hiện tượng này? 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Bước 1: Giao nhiệm vụ: Tây Nguyên được xem thủ phủ của cây cà phê và một số loại cây CN khác nhờ vào tài nguyên đất. Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết cá nhân và kiến thức đã học hãy cho biết đất ở Tây Nguyên chủ yếu là đất nào? Em biết gì về loại đất đó? Bước 2. HS liệt kê, suy luận, giải thích sau đó GV gọi một số HS trả lời. Bước 3. GV đánh giá kết quả của HS và dẫn dắt HS vào bài học mới. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu về thổ nhưỡng 1. Mục tiêu: - Biết được khái niệm thổ nhưỡng, độ phì của đất, thổ nhưỡng quyển. - Sử dụng tranh ảnh để nhận biết và trình bày vị trí lớp vỏ thổ nhưỡng 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân. 4. Phương tiện dạy học: SGK, hình 17.1 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - GV: yêu cầu HS dựa vào hình 17.1, kênh chữ trong SGK, vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi: - Trình bày khái niệm: Thổ nhưỡng (đất), độ phì của đất, thổ nhưỡng quyển. - HS quan sát hình 17.1 và dựa vào SGK để trả lời câu hỏi. - GV: chuẩn kiến thức. - GV yêu cầu dựa vào kiến thức SGK bản thân hãy cho biết vai trò của lớp phủ thổ nhưỡng đối với hoạt động sản xuất và đời sống của con người HS dựa vào kiến thức SGK bản thân hãy cho biết vai trò của lớp phủ thổ nhưỡng đối với hoạt động sản xuất và đời sống của con người - GV: chuẩn kiến thức. I. Thổ nhưỡng( đẩt) + Thổ nhưỡng là lớp vật chẩt tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng cơ bản bởi độ phì. + Độ phì là khả năng cung cấp nước, khí, nhiệt và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển. + Thổ nhưỡng quyển: lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp trên bề mặt các lục địa. Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhân tố hình thành đất 1. Mục tiêu: - Trình bày được vai trò của các nhân tố hình thành đất. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại thảo luận nhóm/báo cáo. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/nhóm. 4. Phương tiện dạy học: SGK. 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: - Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK, hiểu biết bản thân để trả lời các câu hỏi sau - Đá mẹ + Đá mẹ là gì? + Đá mẹ có vai trò như thế nào đến hình thành đất? - Khí hậu + Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến hình thành đất qua những nhân tố nào và tác động như thế nào? + Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến hình thành đất qua những nhân tố nào và tác động như thế nào? - Sinh vật Sinh vật đóng vai trò như thế nào trong hình thành đất (thực vật, vi sinh vật, động vật sống trong đất)? - Địa hình: Ở các vùng núi cao, địa hình dóc, nơi đia hình bằng phẳng quá trình hình thành như thế nào? - Thời gian + Tuổi đất là gì? + Tuổi tuyệt đối của đất là gì? - Con người: Thông qua các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp làm biến đổi tính chất đất như thế nào? - HS dựa vào kiến thức SGK, hiểu biết bản thân để trả lời các câu hỏi. Bước 2: - Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 4 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm + Nhóm 1: báo cáo nhân tố đá mẹ, khí hậu. + Nhóm 2: báo cáo nhân tố sinh vật, địa hình. + Nhóm 3: báo cáo nhân tố thời gian và con người. - GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động. - Báo cáo kết quả và thảo luận. - GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung. - HS các nhóm dựa vào kiến thức đã học, đọc thảo luận nội dung được giao và cử đại diện trình bày kết quả. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và chuẩn kiến thức. GV liên hệ thực tế hiện trạng sử dụng đất Việt Nam: hiện nay vẫn còn tình trạng đôt rừng làm rẫy, lối sống du canh du cư, việc lamk dụng phân hoá học trong sản xuất, tình trạng nhiễm phèn, niễm mặn … làm thay đổi hướng phát triển của đất. Việt Nam hiện có 13 triệu ha đất trống đồi núi trọc. Diện tích rừng giảm và phân bố không đều, độ che phủ của rừng gần 30% II. Các nhân tố hình thành đất 1. Đá mẹ + Là những sản phẩm được phong hoá từ đá gốc. + Vai trò: là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng trực tiếp tới các tính chất lí, hoá của đất. 2. Khí hậu + Các yếu tố nhiệt, ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trinhf hình thành đất: Nhiệt độ, độ ẩm làm đá bị phá huỷ trở thành sản phẩm bị phong hoá; hoà tan, rửa trôi, tích tụ, phân giải, tổng hợp chất hữu cơ. 3. Sinh vật + Đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất. + Thực vật: cung cấp xác vật chất hữu côch đất, phá huỷ đá. + Vi sinh vật: Phân giải xác vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn. + Động vật: Góp phần làm thay đổi tính chất vật lí của đất. 4. Địa hình + Ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình hình thành đất thông qua sự thay đổi lượng nhiệt và độ ẩm. + Vùng núi: Lớp đất mỏng và bạc màu + Vùng bằng phẳng: đất màu mở 5. Thời gian + Thời gian hình thành đất là tuổi đất. + Đất có tuổi già nhất ở miền nhiệt đới và cận nhiệt, tuổi trẻ nhất ở cực và ôn đới. 6. Con người + Hoạt động của con người làm gián đoạn hoặc thay đổi hướng phát triển của đất. + Đất bị xói mòn do đốt rừng, làm rẫy. + Đất mất cấu tượng do quả trình canh tác lúa nước. + Việc thau chua, rửa mặn, bón phân hữu cơ sẽ làm cho đất tốt hơn. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống lại các nhân tố hình thành đất. - HS vẽ ra giấy A3 và trình bày sản phẩm 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: - Hãy lấy một vài ví dụ về ảnh hưởng của đá mẹ đến đặc điểm của đất mà em biết. - Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã có biện pháp gì để làm tăng độ phì của đất (làm cho đất tốt). Hãy trình bày một số biện pháp làm tăng độ phì mà em biết? 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/MỞ RỘNG - Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong sgk. - Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật.