Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố sinh vật. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 10. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..
BÀI 18: SINH QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ SINH VẬT. I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Hiểu được khái niệm sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật. 2. Kĩ năng: - Sử dụng tranh ảnh để nhận biết các thảm thực vật chính trên Trái Đất: đài nguyên, rừng lá kim, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên 3.Về thái độ: - Quan tâm đến thực trạng suy giảm diện tích rừng ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay, tích cực trồng rừng, chăm sóc cây xanh và bảo vệ các loài động, thực vật. 4. Định hướng các năng lực được hình thành. - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng hình ảnh, liên hệ thực tế. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Hình 18 SGK. 2. Chuẩn bị của học sinh : Sgk, bút, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Thổ nhưỡng là gì? Thổ nhưỡng quyển là gì? Trình bày một số nhân tố hình thành đất? 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Bước 1: Giao nhiệm vụ: Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, hãy trả lời các câu hỏi sau: Hãy kể tên một số cây trồng, vật nuôi ở sứ lạnh, xứ nóng mà em biết? Theo em nếu đưa cây trồng, vật nuôi ở xứ nóng lên xứ lạnh trồng thì chúng có sinh trưởng và phát triển bình thường không? Bước 2. HS liệt kê, suy luận, giải thích sau đó GV gọi một số HS trả lời. Bước 3. GV đánh giá kết quả của HS và dẫn dắt HS vào bài học mới. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu về Sinh quyển 1. Mục tiêu: Hiểu được khái niệm sinh quyển 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân. 4. Phương tiện dạy học: SGK, hình 25.1. 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - GV: yêu cầu HS dựa vào hình 25.1, kênh chữ SGK, vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi: - Sinh quyển là gì? - SV có phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển hay không? Vì sao? - HS quan sát hình 25.1 và dựa vào SGK để trả lời câu hỏi. + GV: chuẩn kiến thức I. Sinh quyển - Là quyển chứa toàn bộ các sinh vật sinh sống (gồm thực vật, động vật, vi sinh vật) - Phạm vi của sinh quyển: tuỳ thuộc vào giới hạn phân bố của sinh vật. Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh quyển 1. Mục tiêu: - Hiểu được khái niệm sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật - Sử dụng tranh ảnh để nhận biết các thảm thực vật chính trên Trái Đất: đài nguyên, rừng lá kim, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm/báo cáo 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân. 4. Phương tiện dạy học: SGK. 5. Tiến trình hoạt động Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Giao nhiệm vụ: + GV chia lớp ra làm 3 nhóm và giao nhiệm vụ: - Nhóm 1: tìm hiểu nhân tố khí hậu - Nhóm 2: tìm hiểu nhân tố đất, địa hình - Nhóm 3: tìm hiểu nhân tố sinh vật, con người Nội dung: Nhóm … Nhân tố:…. Ảnh hưởng …. Cho VD … - Trả lời các câu hỏi ở cuối mỗi nhân tố. - GV yêu cầu nhóm trưởng phân việc cụ thể cho từng nhóm thành viên. + Nhóm tìm hiểu nhân tố ảnh hưởng. + Nhóm lấy ví dụ chứng minh. HS nhận nhiệm vụ: HS trả lời + HS làm việc cá nhân về nhân tố của nhóm mình trong 2 phút sau đó mới thảo luận nhóm để rút ra kết luận thảo luận chung của nhóm. + HS: thảo luận trong vòng 4 phút, sau đó đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung. Đánh giá và chốt kiến thức: GV đặt một số câu hỏi để chuẩn kiến thức. GV cho HS xem một số hình ảnh về chặt phá rừng cũng như trồng rừng để HS thấy được ảnh hưởng to lớn của con người đến SV, từ đó hình thành ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ TNTN cho HS. II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật. 1. Khí hậu Ảnh hưởng trực tiếp thông qua nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng. - Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật. - Nước và độ ẩm: quyết định đến sự sống của sinh vật, tác động trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật - Sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ dẫn đến sự thay đổi thực vật theo vĩ độ - Ánh sáng ảnh hưởng mạnh mẽ đén sự quang hợp của thực vật 2. Đất Ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển và phân bố sinh vật do khác nhau về đặc tính lí, hoá, độ ẩm. 3. Địa hình - Độ cao, hướng sườn, độ dốc ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật vùng núi. - Vành đai sinh vật thay đổi theo độ cao. - Lượng nhiệt ẩm ở các hướng sườn khác nhau nên độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật khác nhau. 4. Sinh vật - Thức ăn quyết định đến sự phát triển và phân bố của động vật. - Mối quan hệ giữa thực vật và động vật rất chặt chẽ vì: thực vật là nơi cư trú của động vật, thực vật còn là thức ăn của động vật. 5. Con người - Ảnh hưởng lớn đến phân bố sinh vật - Mở rộng hay thu hẹp phạm vi phân bố của sinh vật - Việt Nam: diện tích rừng bị suy giảm. 3.3. hoạt động luyện tập Câu 1: Nối các ý ở cột A và cột B sao cho hợp lí Nhân tố (A) Vai trò (B) 1.Sinh vật a. Ảnh hưởng trực tiếp thông qua nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,ánh sáng. 2. Khí hậu b. Mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi phân bố của sinh vật 3. Con người c. Ảnh hưởng mạnh mẽ đến quang hợp của thực vật 4. Địa hình d. Quyết định hoạt động, sự sống, phát triển và phân bố của thực vật 5. Đất e. Hình thành vành đai sinh vật thay đổi theo độ cao Câu 2: Quyển chứa toàn bộ các sinh vật sinh sống của trái đất được gọi là: a. Thạch quyển b. Thổ nhưỡng quyển c. Sinh quyển d. Quyển thực vật Câu 3: Hệ động, thực vật bị suy giảm chủ yếu do những hoạt động của con người như a. khai thác khoáng sản. b. mở đường giao thông. c. thâm canh lúa nước. d. khai thác rừng bừa bãi. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Hãy tìm những nguyên nhân có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài sinh vật ở địa phương của em. 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/MỞ RỘNG - HS về nhà tìm hiểu về mối quan hệ giữa nhân tố khí hậu, đất với sinh vật ở địa phương e ( đặc điểm khí hậu địa phương? Loại đất chủ yếu ở địa phương? sinh vật phát triển như thế nào?) giờ sau báo cáo trước lớp. - Làm bài tập cuối bài và đọc trước nội dung bài 19 SGK