Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 14: Thực hành: Đọc bản đồ sự phân hóa các đới và các kiểu khí hậu trên Trái đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 10. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..
BÀI 14: THỰC HÀNH ĐỌC BẢN ĐỒ SỰ PHÂN HÓA CÁC ĐỚI VÀ CÁC KIỂU KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT. PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ MỘT SỐ KIỂU KHÍ HẬU I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Hiểu rõ sự phân hóa các đới khí hậu trên Trái Đất. - Nhận xét sự phân hóa các kiểu khí hậu ở đới khí hậu nhiệt đới chủ yếu theo vĩ độ; ở đới ôn hòa chủ yếu theo kinh độ. - Hiểu rõ một số kiểu khí hậu tiêu biểu của 3 đới. 2. Kĩ năng: - Đọc bản đồ xác định ranh giới của các đới, sự phân hóa các kiểu khí hậu ở nhiệt và ôn đới. - Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt địa trung hải, ôn đới hải dương, ôn đới lục địa. 3. Thái độ: - Áp dụng các đặc điểm khí hậu vào sản xuất. 4. Định hướng các năng lực được hình thành - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp. - Năng lực chuyên biệt: sử dụng biểu đồ, lược đồ SGK. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Bản đồ Khí hậu thế giới. - Hình 14.2 SGK. - Máy chiếu, bài giảng điện tử. 2. Chuẩn bị của học sinh : Sgk, bút, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: - Hãy trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa? - Dựa vào lược đồ hãy trình bày tình hình phân bố lượng mưa theo vĩ độ? 3. Bài mới 3.1.HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Bước 1: Giao nhiệm vụ: Dựa vào kiến thức đã học ở chương trình Địa lí lớp 6, 7 và hiểu biết cá nhân để trả lời các câu hỏi sau: Khi nhắc đến một đới khí hậu theo em có những yếu tố nào tạo nên đặc trưng của đới khí hậu đó? Vậy với những yếu tố đó, theo các em các đới khí hậu sẽ phân bố theo chiều kinh tuyến hay chiều vĩ tuyến? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút. Bước 3. HS liệt kê, suy luận sau đó GV gọi một số HS trả lời. Bước 4. GV đánh giá kết quả của HS, phân tích để dẫn dắt HS vào bài học mới. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu về đọc các đới khí hậu. 1. Mục tiêu: - Hiểu rõ sự phân hóa các đới khí hậu trên Trái Đất. Nhận xét sự phân hóa các kiểu khí hậu ở đới khí hậu nhiệt đới chủ yếu theo vĩ độ; ở đới ôn hòa chủ yếu theo kinh độ. - Đọc bản đồ xác định ranh giới của các đới, sự phân hóa các kiểu khí hậu ở nhiệt và ôn đới. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cặp 4. Phương tiện dạy học: SGK, bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất, máy chiếu. 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - GV chiếu bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất hoặc hình 14.1 yêu cầu HS thảo luận cặp hòa thành các câu hỏi sau: + Nêu tên và xác định được vị trí cụ thể của các đới khí hậu trên Trái Đất? + Trong từng đới có các kiểu khí hậu nào? + Sự khác biệt trong phân hóa các kiểu ở ôn đới và nhiệt đới? - HS dựa vào hình 14.1 SGK và bản đồ nêu trả lời các câu hỏi. - GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động. - Báo cáo kết quả và thảo luận. - HS các nhóm cử đại diện trả lời. Các nhóm nhận xét. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và chuẩn kiến thức và yêu cầu HS ghi nhớ (ranh giới có màu đỏ, phạm vi một số đới không liên tục từ đông sang tây) 1. Đọc các đới khí hậu. - Mỗi bán cầu có 7 đới khí hậu: Cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, cận xích đạo và xích đạo. - Trong mỗi đới có các kiểu khí hậu khác nhau. - Các đới khí hậu phân bố gần đối xứng nhau qua xích đạo - Kiểu khí hậu ôn đới phân hóa theo kinh độ còn nhiệt đới phân hóa theo vĩ độ. Hoạt động 2: Phân tích các kiểu khí hậu, biểu đồ khí hậu 1. Mục tiêu: - Hiểu rõ một số kiểu khí hậu tiêu biểu của 3 đới. - Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt địa trung hải, ôn đới hải dương, ôn đới lục địa. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/nhóm 4. Phương tiện dạy học: SGK, H14.2, máy chiếu. 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1 - Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu HS quan sát H 14.2- kết hợp kiến thức của bản thânđể hoàn thiện các câu hỏi sau: Ở mỗi biểu đồ nhận xét: + Nằm ở đới khí hậu nào? + Phận tích nhiệt độ: • Nhiệt độ tb, tháng cao nhất, tháng thấp nhất. • Biên độ nhiệt năm. + Phân tích lượng mưa • Tổng lượng mưa cả năm • Tháng mưa nhiều, tháng mưa ít - HS quan sát H14.2- kết hợp kiến thức của bản thân để hoàn thiện các câu hỏi. Bước 2: - Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 4 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm + Nhóm 1: báo cáo biểu đồ khí hậu ở Hà Nội + Nhóm 2: báo cáo biểu đồ khí hậu ở U-pha. - HS thành lập nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký. - GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động. - Báo cáo kết quả và thảo luận. - GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung. - HS các nhóm cử đại diện trả lời. - Các nhóm nhận xét. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và chuẩn kiến thức. - GV hướng dẫn HS về nhà nhận xét 2 biểu đồ Va-len-xi-a và U-pha a. Phân tích kiểu khí hậu, biểu đồ khí hậu (bảng) b/ So sánh.(giảm tải) 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Hoàn thành bài thực hành 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Câu 1. Dựa vào hình 14.1 Bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất (SGK Địa lí 10): Cho biết Việt Nam nằm ở kiểu khí hậu nào sau đây? Câu 2: Việt Nam nằm ở đới và kiểu khí hậu nào? Trình bày đặc điểm của khí hậu Việt Nam Câu 3: Việt Nam cùng vĩ độ với các nước Tây Phi và Tây Á tuy nhiên Vì sao Việt Nam không bị khô hạn như các nước cùng vĩ độ ở Bắc Phi và Tây Á. 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/MỞ RỘNG - Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong sgk. - Chuẩn bị nội dung bài 15: Tìm hiểu các con sông lớn trên thế giới.