Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 15: Thủy Quyền. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số con sông lớn trên Trái đất. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 10. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về..
BÀI 15: THỦY QUYỂN. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG. MỘT SỐ CON SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT. I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Biết được khái niệm thủy quyển - Hiểu và trình bày được vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất. - Phân tích được những nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông - Biết được đặc điểm và sự phân bố của 1 số sông lớn trên giới. 2. Kĩ năng: - Phân biệt được mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên với chế độ dòng chảy của 1 con sông. 3.Về thái độ: - Nhận thấy được vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, Cần tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên nước. 4. Định hướng các năng lực được hình thành. - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sơ đồ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1. Chuẩn bị của giáo viên: Hình 15 SGK, phiếu học tập, bản đồ tự nhiên thế giới. Phiếu học tập: Tên sông Nơi bắt nguồn Cửa sông đổ ra Chảy qua các đới khí hậu Diện tích lưu vực (km2) Chiều dài sông (km) Nguồn cung cấp nước chính Nin (Ch. Phi) A – ma - dôn (Ch. Mĩ) I – ê - nit - xây (Ch. Á) 2. Chuẩn bị của học sinh : Sgk, bút, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Không. 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Bước 1: Giao nhiệm vụ: Có người nói rằng: “Nước rơi xuống các lục địa, phần lớn do nước từ các đại dương bốc lên, rồi lại chảy về đại dương”, câu nói đó đúng hay sai? GV yêu cầu HS dựa vào hiểu biết cá nhân và kiến thức đã học để đưa ra nhận định về câu nói trên và giải thích. Bước 2. HS liệt kê, suy luận, giải thích sau đó GV gọi một số HS trả lời. Bước 3. GV đánh giá kết quả của HS và dẫn dắt HS vào bài học mới. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2: Tìm hiểu thuỷ quyển. 1. Mục tiêu: - Biết được khái niệm thủy quyển - Hiểu và trình bày được vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân. 4. Phương tiện dạy học: SGK, hình 15. 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - Gv: Bằng những hiểu biết của mình kết hợp SGK hãy cho biết hiểu thủy quyển là gì? - HS dựa vào những hiểu biết của mình kết hợp SGK để trả lời câu hỏi. - GV: chuẩn kiến thức và lưu ý cho HS: Nước ngọt trên Trái Đất chỉ chiém 3%, nước sông, hồ chỉ chiếm một phần nhỏ trong số đó. - GV: yêu cầu HS dựa vào hình 15 thảo luận cặp để trình bày vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn của nước trên Trái Đất. - Dựa vào hình 15 thảo luận cặp để trình bày - GV theo dõi các nhóm hoạt động. - Báo cáo kết quả và thảo luận. - GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung. - HS các nhóm cử đại diện trả lời. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và chuẩn kiến thức. I. Thuỷ quyển. 1. Khái niệm. Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển. 2. Tuần hoàn của nước trên Trái Đất. a) Vòng tuần hoàn nhỏ. Nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây gặp lạnh tạo thành mưa rơi xuống biển. → Nước chỉ tham gia vào hai giai đoạn: bốc hơi và nước rơi. b) Vòng tuần hoàn lớn. + Nước tham gia vào 3 giai đoạn: bốc hơi, nước rơi, dòng chảy, ngấm → dòng ngầm→biển, biển lại bốc hơi. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. 1. Mục tiêu: - Phân tích được những nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông - Phân biệt được mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên với chế độ dòng chảy của 1 con sông. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/nhóm. 4. Phương tiện dạy học: SGK. 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG a) GV giao nhiệm vụ cho HS (4 nhóm, giao nhiệm vụ ở nhà) + Nhóm 1: Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm - Ảnh hưởng của chế độ mưa, bằng tuyết và nước ngầm đối với chế độ nước sông? Ví dụ. + Nhóm 2: Địa thế - Ảnh hưởng của địa hình đối với chế độ nước sông? - Giải thích tại sao ở miền Trung nước ta lũ các sông lên rất nhanh? + Nhóm 3: Thực vật - Ảnh hưởng của thực vật tới chế độ nước sông? - Ở lưu vực sông, rừng phòng hộ được trồng ở đâu? + Nhóm 4: Hồ, đầm - Hồ đầm có tác dụng điều hòa nước sông như thế nào? - Tại sao chế độ nước sông Mê Công điều hòa hơn chế độ nước sông Hồng? b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá nhân, sau đó trao đổi nhóm và chuẩn bị báo cáo.(Thời gian 7 phút) c) GV gọi 1 HS báo cáo kết quả thảo luận, cả lớp lắng nghe và bổ sung thêm. d) GV chuẩn kiến thức và nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện của HS. (Cho HS xem các hình ảnh về các nhân tố trên để thấy rõ vai trò của chúng.) II. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước của sông. 1. Chế độ mưa, bằng tuyết và nước ngầm + Ở miền khí hậu nóng: Nguồn cung cấp nước cho sông ngòi là nước mưa, nên chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa. + Ở miền ôn đới lạnh, miền núi cao: Nguồn cung cấp nước cho sông ngòi là do băng tuyết tan nên sông ngòi nhiều nước vào mùa xuân. + Ở những vùng đất đá thấm nước: Nước ngầm có tác dụng điều hòa chế độ nước của sông. 2. Địa thế, thực vật và hồ đầm a) Địa thế + Ở miền núi nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng do độ dốc của địa hình. b) Thực vật + Tác dụng điều hòa dòng chảy cho sông ngòi, làm giảm lũ lụt c) Hồ, đầm + Tác dụng điều hòa chế độ nước sông: Khi nước sông lên, một phần chảy vào hồ đầm; khi nước sông xuống chảy ngược lại. Hoạt động 3: Một số sông lớn trên Trái Đất. 1. Mục tiêu: - Biết được đặc điểm và sự phân bố của 1 số sông lớn trên giới. 2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận. 3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cặp. 4. Phương tiện dạy học: SGK. 5. Tiến trình hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - GV: Yêu cầu HS dựa vào kiến thức cá nhân, kiến thức SGK và khả năng về tìm kiếm công nghệ thông tin để hoàn thành các nhiệm vụ sau + Hãy viết một bài báo cáo ngắn về một số con sông lớn trên Trái Đất dựa vào các gợi ý sau. • Nơi bắt nguồn • Đại dương sông đổ ra. • Chảy qua các đới khí hậu. • Diện tích lưu vực (km2) • Chiều dài sông (km) • Nguồn cung cấp nước chính - HS dựa vào kiến thức cá nhân, kiến thức SGK và khả năng về tìm kiếm công nghệ thông tin để hoàn thành các nhiệm vụ + Tìm kiếm trên internet một đoạn video ngắn nói về một số con sông lớn trên Trái Đất. - GV chia nhóm + Nhóm 1: Sông Nin. + Nhóm 2: Sông A-ma-zôn. + Nhóm 3: Sông I-ê-nit-xây. - GV có thể gợi ý một số trang thông tin uy tín cho HS tham khảo và hướng dẫn HS trong quá trình tìm hiểu. - GV cho HS thời gian 1 tuần để hoàn thành sản phẩm. III. Một số sông lớn trên Trái Đất. – Sông Nin: Từ hồ Victoria, đổ ra Địa Trung Hải, chảy qua xích đạo, cận xích đạo, cận nhiệt châu Phi, diện tích lưu vực 2.881.000 km2 dài 6.685 km, nguồn cung cấp nước chính (nước mưa, nước ngầm). – Sông Amadôn: Từ dãy Anđet đổ ra Đại Tây Dương, chảy qua xích đạo châu Mĩ, lưu vực 7.170.000 km2 dài 6.437 km, nguồn cung cấp chính (nước mưa, nước ngầm). – Sông Lênítxây: dãy Xaian đổ ra biển ca ra thuộc Bắc Băng Dương chảy qua ôn đới lạnh châu Á, diện tích lưu vực 2.580.000 km, dài 4.102, nguồn cung cấp (băng tuyết tan, mưa). 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) GV giao nhiệm vụ cho HS: - Vẽ sơ đồ về vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất. - Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông? b) HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp. Trường hợp hết thời gian GV hướng dẫn HS học ở nhà 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi: Câu 1: Địa thế (hình dạng sông) lại ảnh hưởng như thế nào đến chế độ nước sông? Dựa vào kiến thức đã học và bản đồ tự nhiên Việt Nam, hãy cho biết vì sao mực nước lũ ở các sông ngòi miền Trung nước ta thường lên rất nhanh? Câu 2. Dựa vào kiến thức đã học và bản đồ tự nhiên Việt Nam, em hãy cho biết vì sao mực nước lũ ở các sông ngòi miền Trung nước ta thường lên rất nhanh? Câu 3: Vì sao sông Mê Công lại có chế độ nước điều hoà hơn sông Hồng? 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/MỞ RỘNG - Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong sgk. - Tìm hiểu về sóng thần và hoạt động của thủy triều.