Dưới đây là mẫu giáo án bài 3: Thực hiện tính toán trên trang tính được soạn theo công văn 5512. Bài học nằm trong chương trình tin học lớp 7. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết..
BÀI 3: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH
I - MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Cung cấp cho HS cách đặt các phép tính đơn giản trên bảng tính.
- HS hiểu khái niệm ô, khối ô, địa chỉ ô.
2. Năng lực
- Năng lực chung: tự học, tư duy, giao tiếp, học nhóm, sử dụng ngôn ngữ của môn học
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực nhận biết, thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT.
+ Năng lực về đạo đức hành vi phù hợp khi sử dụng CNTT.
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Giáo trình, Phòng máy.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
c) Sản phẩm: Hs quan sát và lắng nghe GV nói.
d) Tổ chức thực hiện:
Chiếu slide. Để tính trung bình tiền điện, tiền nước hằng tháng em phải làm gì?
Học sinh: Thực hiện tình toán.
Chúng ta sẽ tìm hiểu về cách thực hiện tính toán trên trang tính. Giới thiệu nội dung chung của bài.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1:Sử dụng công thức để tính toán.
a) Mục tiêu: Cung cấp cho HS cách đặt các phép tính đơn giản trên bảng tính.
b) Nội dung: Hỏi và trả lời, trao đổi nhóm.
c) Sản phẩm: HS nắm được kiến thức bài học
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HỌC SINH |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV: Chương trình bảng tính có khả năng rất ưu việt đó là tính toán. - Trong bảng tính ta có thể dùng các công thức để thực hiện các phép tính. GV: Lấy VD: 3 + 5 GV: Giới thiệu các phép toán. Mỗi phép toán GV lấy 1 VD vàlưu ý cho HS các ký hiệu phép toán. + Vị trí của các phép toán trên bàn phím. ? Trong toán học, ta có thứ tự thực hiện các phép tính như thế nào? GV: Lấy VD: {(12 + 5)-8}*2 GV: Yêu cầu HS quan sát H22 trong SGK. GV vẽ hình minh hoạ lên bảng. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và thảo luận + GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần - Bước 3: Báo cáo, thảo luận + HS đứng dậy trình bày kết quả + GV gọi HS đứng dậy nhận xét, bổ sung đáp án cho bạn. - Bước 4: Kết luận, nhận định + GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. |
1. Sử dụng công thức để tính toán. - Trong bảng tính có thể sử dụng các phép tính +, - , *, /, ^, % để tính toán. - Trong bảng tính cũng cần phải thực hiện thứ tự phép tính: + Với biểu thức có dấu ngoặc: Ngoặc ( ) à { }à ngoặc nhọn. + Các phép toán luỹ thừa -> phép nhân, phép chia à phép cộng, phép trừ.
|
Hoạt động 2: Nhập công thức
a) Mục tiêu: HS biết Nhập công thức
b) Nội dung: Hỏi và trả lời, trao đổi nhóm.
c) Sản phẩm: HS nắm rõ kiến thức bài học
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HỌC SINH |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV: Lấy VD: {(12 + 5)-8}*2 GV: Yêu cầu HS quan sát H22 trong SGK. GV vẽ hình minh hoạ lên bảng. - Yêu cầu HS thực hành: + Mở máy + Chạy chương trình EXCEL + Mở 1 File mới + Gõ Công thức sau: (40 – 12)/7+ ( 58+24)*6 GV: Kiểm tra các bước thực hiện trên máy của HS GV: Đưa ra chú ý cho HS: Nếu chọn 1 ô không có công thức và quan sát Thanh công thức, em sẽ thấy nội dung trên thanh công thức giống với dữ liệu trong ô. Tuy nhiên, nếu trong ô đó có công thức, các nội dung này sẽ khác nhau. VD các em quan sát H23 SGK - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và thảo luận + GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần - Bước 3: Báo cáo, thảo luận + HS đứng dậy trình bày kết quả + GV gọi HS đứng dậy nhận xét, bổ sung đáp án cho bạn. - Bước 4: Kết luận, nhận định + GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. |
2. Nhập công thức - Để nhập công thức vào 1 ô cần làm như sau: + Chọn ô cần nhập công thức + Gõ dấu = + Nhập công thức + Nhấn Enter chấp nhận
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức để hoàn thành BT.
b) Nội dung: Trao đổi, giải quyết vấn đề, thực hiện hoạt động nhóm.
c) Sản phẩm: Kết quả BT của HS
d) Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Trong Excel, Các kí hiệu dùng để kí hiệu các phép toán
A. + - . :
B. + - * /
C. ^ / : x
D. + - ^ \
Các phép toán +, - , x, :, trong toán học được kí hiệu trong Excel là +, -, *, /.
Đáp án: B
Câu 2: Thông thường trong Excel, dấu phẩy (,) được dùng để phân cách hàng nghìn, hàng triệu…, dấu chấm (.) để phân cách phần nguyên và phần thập phân.
A. Đúng
B. Sai
Thông thường trong Excel, dấu phẩy (,) được dùng để phân cách hàng nghìn, hàng triệu…, dấu chấm (.) để phân cách phần nguyên và phần thập phân.
Đáp án: A
Câu 3: Khi gõ công thức vào một ô, kí tự đầu tiên phải là:
A. Ô đầu tiên tham chiếu tới
B. Dấu ngoặc đơn
C. Dấu nháy
D. Dấu bằng
Khi gõ công thức vào một ô, kí tự đầu tiên phải là dấu bằng (=).
Đáp án: D
Câu 4: Giả sử cần tính tổng giá trị của các ô B2 và E4, sau đó nhân với giá trị trong ô C2. Công thức nào trong số các công thức sau đây là đúng:
A. =(E4+B2)*C2
B. (E4+B2)*C2
C. =C2(E4+B2)
D. (E4+B2)C2
Để nhập công thức trước tiên nhập dấu bằng và sau đó nhập công thức. và các phép toán +, - , x, :, trong toán học được kí hiệu trong Excel là +, -, *, /.
Đáp án: A
Câu 5: Ở một ô tính có công thức sau: =((E5+F7)/C2)*A1 với E5 = 2, F7 = 8 , C2 = 2, A1 = 20 thì kết quả trong ô tính đó sẽ là:
A. 10
B. 100
C. 200
D. 120
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Giúp những học sinh vận dụng và mở rộng thêm kiến thức của mình.
b) Nội dung: Trao đổi, giải quyết vấn đề, thực hiện hoạt động cá nhân
c) Sản phẩm: Kết quả BT của HS
d) Tổ chức thực hiện:
GV chia lớp thành nhiều nhóm
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập
? Để nhập một công thức vào 1 ô ta phải chú ý đến điều gì đầu tiên?
(Đánh dấu = trước công thức)
? Hãy nhập một công thức gồm các biểu thức có chứa phép toán cộng, trừ, nhân chia vào 1 ô. sau đó nhấn Enter để hoàn tất. Sau đó quan sát trên thanh công thức và so với dữ liệu trong ô vùa nhập.
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
*HƯỚNG DẪN BÀI TẬP VỀ NHÀ
- Đọc thông tin hướng dẫn SGK
- Chú ý các bước GV đã hướng dẫn.
- Luyện tập ở nhà nếu có điều kiện