Dưới đây là mẫu giáo án tiết 13: Ôn tập bài hát Khúc hát chim sơn ca. Nhạc lí Cung và nửa cung được soạn theo công văn 5512. Bài học nằm trong chương trình âm nhạc lớp 7. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Tuần Ngày soạn:
Tiết Ngày dạy:
Tiết 13
- Ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca.
- Nhạc lí: Cung và nửa cung - Dấu hoá.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- HS biết:
- Hát thuộc bài Khúc hát chim sơn ca và thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát.
- HS có khái niệm về cung, nửa cung và nhận biết được ba loại dấu hóa thông dụng.
- HS hiểu và biết cách xác định số cung, nửa cung trong các bậc âm cơ bản, các bậc âm có dấu hoá.
- HS vận dụng lí thuyết nhạc lí làm một số bài tập.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.
b.Năng lực chuyên biệt
Hiểu biết âm nhạc.
Thực hành âm nhạc.
Cảm thụ âm nhạc.
3. Phẩm chất
Yêu gia đình, quê hương, đất nước
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Giáo viên:
- Soạn bài, sgk, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN.
- Nhạc cụ.
- Máy chiếu.
2.Học sinh:
- Tìm hiểu bài trước khi lên lớp.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5p):
a)Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
b)Nội dung: HS hát bài hát theo yêu cầu của GV
c)Sản phẩm: HS thực hiện nhiệm vụ
d)Tổ chức thực hiện:
Cảm nhận của em về nội dung bài hát Khúc hát chim sơn ca?
B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (30p):
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Khúc hát chim sơn ca.(10p)
a)Mục tiêu: Ôn tập lại bài hát Khúc hát chim sơn ca
b)Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập
c)Sản phẩm: HS lắng nghe và trả lời câu hỏi
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV - HS |
Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS luyện thanh khởi động giọng - Mẫu âm - Gv đàn, làm mẫu trước, bắt nhịp HS thực hiện. - G chỉ huy cho HS hát hoàn chỉnh bài hát - Gv nghe và sửa sai cho HS - Gv đệm đàn ho Hs hát bài hát (lưu ý sắc thái của bài hát) + Gv cần nhấn mạnh về nhịp, phách trước khi cho HS hát. * GV hướng dẫn HS một vài động tác phụ hoạ cho bài hát để giờ sau kiểm tra. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS luyện thanh - Thực hiện ôn tập theo Gv hướng dẫn. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Tập biểu diễn bài hát. - HS nhận xét cách trình bày của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá cách cảm nhận của hs. - Chốt kiến thức - Gv đánh giá cho điểm |
1.Ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca - Đỗ Hoà An -
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cung và nửa cung, dấu hóa.
a)Mục tiêu: Tìm hiểu về cung và nửa cung, dấu hóa
b)Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu
c)Sản phẩm: HS lắng nghe và trả lời câu hỏi
d)Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn h/s tìm hiểu bài: H: Em có thể đo được chiều cao của mình không? Đo bằng dụng cụ gì? Đơn vị đo là gì? - Gv giới thiệu : Trong mỗi lĩnh vực khoa học đều có những đại lượng riêng của nó: Như cm, dm, m…. Trong âm nhạc có một đại lượng riêng để giúp ta xác định được khoảng cách giữa các bậc âm với nhau đó chình là Cung và nửa cung. H: Em hiểu thế nào là cung và nửa cung? H: Gam Cdur có bao nhiêu cung và bao nhiêu nửa cung? - Gv cho HS nghe trên đàn khoảng cách 1 cung và 1/2 cung. - Gv cho HS quan sát các phím đàn khoảng cách 1 cung và nửa cung. - Gv treo bảng phụ yêu cầu HS quan sát 3 loại dấu hoá thường sử dụng. + Dấu thăng: # + Dấu giáng: b + Dấu bình: - Khái niệm: H : Thế nào là dấu hoá? + Gv bổ sung: Tác dụng của từng loại dấu hoá: - Gv đàn cho HS nghe cao độ của các nốt bị thăng, giáng, dấu bình để HS phân biệt và thầy được tác dụng của dấu hoá. H : Em có nhận xét gì về cao độ giữa 2 nốt son thường và son#, GV đàn..... + Dấu hoá suốt. - Quan sát đoạn nhạc sau H : Em có nhận xét gì về vị trí của dấu hoá trong đoạn nhạc trên? - Gv bổ sung : Dấu hoá đứng ở đầu khuông nhạc, sau khoá nhạc gọi là dấu hoá suốt hay hoá biểu. + Dấu hoá bất thường. - Quan sát đoạn nhạc sau : H : Em có nhận xét gì về vị trí dấu hoá trong đoạn nhạc trên ? - Dấu hoá đứng trước nốt nhạc, có giá trị với nốt nhạc cùng tên đứng sau nó trọng phạm vi 1 ô nhịp. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tìm hiểu cá nhân kiến thức bài nhạc lí. - Nghe và nhận biết Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. - HS nhận xét kết quả báo cáo của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Gv nhận xét kết quả báo cáo, cách đọc bài của h/s, góp ý, bổ sung. - Gv chốt kiến thức. |
2.Nhạc lí : cung và nửa cung - dấu hoá. a. Cung và nửa cung. - Khái niệm : SGK - Kí hiệu : + 1 cung : +1/2 cung : b.Dấu hoá. - Có 3 loại dấu hóa: + Dấu thăng: # + Dấu giáng: b + Dấu bình: - Khái niệm: Cung và nửa cung là đơn vị dùng để chỉ khoảng cách về độ cao giữa 2 nốt đi liền bậc. Một cung bằng 2 nửa cung. * Dấu hoá suốt.
* Dấu hoá bất thường
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5-7p):
a)Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành hát.
b)Nội dung: Hs hát và gõ phách
c)Sản phẩm: HS biết gõ phách và thể hiện bài hát
d)Tổ chức thực hiện:
H : HS trình bày lại nội dung đã học trong giờ học?
H : Cho ví dụ về dấu hoá suốt và dấu hoá bất thường?
- Cho HS tìm những BH sử dụng dấu hoá suốt và dấu hoá bất thường.
D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG(4p):
a)Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.
b)Nội dung: Hs trả lời câu hỏi
c)Sản phẩm: Trình bày của HS
d)Tổ chức thực hiện:
GV: Trong bài hát và bài TĐN có sử dụng các cung và nửa cung, có sử dụng dấu hóa suốt hay dấu hóa bất thường, các em tự sưu tầm và tìm hiểu thêm.
Dấu hóa suốt hay dấu hóa bất thường đặt ở đâu? Có tác dụng như thế nào?
Cung và nửa cung là gì? Ký hiệu như thế nào? Có mấy loại dấu hóa? Nêu tác dụng của từng loại?
GV Gọi một số HS lên bảng viết ký hiệu cung và nửa cung.
GV Đàn: HS hát với tình cảm vui, rộn rã kết hợp gõ phách bài hát: Khúc hát chim sơn ca.
* Hướng dẫn về nhà
- Khoảng cách trong 2 nhịp đầu tiên của bài hát “Khúc hát chim sơn ca” là: Son- Pha là 1 cung, Pha- Mi là nửa cung.
- Những câu hát có giai điệu giống nhau trong bài hát “Khúc hát chim sơn ca”:
- Tiếng sơn ca ngân nga đâu đây - giống: Giữa không gian bao la thơ ngây.
- Ngỡ trên cao tiếng sáo diều - giống: Tiếng sơn ca dâng cho đời.