Dưới đây là giáo án âm nhạc 7 hướng phát triển năng lực gồm 4 hoạt động. Giáo án này được soạn theo hướng dẫn trong công văn 5512. Đây là mẫu giáo án mới nhất. Được biên soạn trong word và có thể tải về. Được soạn chi tiết, đúng mẫu 5512. Giáo án âm nhạc 7 hướng PTNL tracnghiem.vn..
Thông tin:
-Dưới đây là bản demo âm nhạc lớp 7 để bạn đọc xem trước. Những tiết còn lại được soạn đúng với mẫu demo - xem trước này
-Giáo án môn âm nhạc 7 hướng PTNL bao gồm 4 bước, 4 hoạt động trong bài. Soạn đúng chuẩn công văn 5512. Đây là bản giáo án mới nhất, chưa có trên mạng, được biên soạn kì công, chất lượng.
-Khi tải về, thầy cô sẽ dùng được luôn hoặc cần chỉnh sửa rất ít. Từ đó sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian làm những công việc nghiên cứu khác
Phí giáo án:
-Mức phí: 150k/lớp
-Trọn bộ âm nhạc cấp THCS: 500k
Cách tải:
-Bước 1: Gửi phí vào tài khoản: 10711017 - Chu Van Tri - Ngân hàng ACB
-Bước 2: Add Zalo hoặc gọi điện tới số: 0386 168 725 để nhận tài liệu
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Demo giáo án Âm nhạc 7 hướng PTNL lực gồm 4 hoạt động
Tuần Ngày soạn:
Tiết Ngày dạy:
Bài 5
Ôn tập bài hát: Đi cắt lúa.
Tập đọc nhạc: TĐN số 6.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
-HS biết: hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát Đi cắt lúa. Biết hát kết hợp với gõ đệm.
-HS hiểu: bài TĐN số 6 – Xuân về trên bản là sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ.
-HS vận dụng: Đọc đúng tên nốt nhạc, đọc đúng giai điệu, ghép lời ca, đọc kết hợp gõ tiết tấu. Trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca…
2. Năng lực
a. Năng lực chung
-Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.
b. Năng lực chuyên biệt
-Hiểu biết âm nhạc.
-Thực hành âm nhạc.
-Cảm thụ âm nhạc.
3. Phẩm chất
-Yêu gia đình, quê hương, đất nước
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
-Nhạc cụ, băng hình có nhạc đệm bài Đi cắt lúa.
-Bảng trình chiếu bài TĐN số 6.
-Máy chiếu.
2. Học sinh:
-Học thuộc bài hát Đi cắt lúa.
-Tìm hiểu bài TĐN số 6.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động (5p):
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
b) Nội dung: GV giới thiệu chung về bài học
c) Sản phẩm: HS lắng nghe
d) Tổ chức thực hiện:
-GV cho HS hát 1 bài hát tập thể.
-GV cho cả lớp xem một đoạn clip.
H. Qua những hình ảnh và giai điệu vừa xem các em nhớ đến bài hát nào đã học?
-Tiết học hôm nay cô cùng các em sẽ cùng quay trở lại miền đất Tây Nguyên anh hùng qua bài hát: “Đi cắt lúa” và cùng đến với những bản làng thơ mộng qua bài TĐN số 6: “Xuân về trên bản” của nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ.
B. HĐ hình thành kiến thức mới (30p)
HĐ của GV - HS
Sản phẩm dự kiến
HĐ1: Ôn bài hát: (10p)
a) Mục tiêu: Ôn bài hát Đi cắt lúa
b) Nội dung: HS lắng nghe hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi và ôn bài hát
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
1. Ôn bài hát: Đi cắt
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
+ Tiết học trước và qua phân môn Địa Lý các em đã làm quen với vùng đất Tây Nguyên
H. Em có cảm nhận gì về vùng đất này?
- Vùng rừng núi Tây Nguyên (gồm các tỉnh: Gia Lai, Kom Tum, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng ) là nơi sinh sống của nhiều dân tộc ít người như Ba - na, Gia - rai, Xê - Đăng, H’rê, Cơ - ho v.v…
+ GV cho học sinh nghe bài hát Đi cắt lúa.
+ GV cho học sinh luyện thanh.
+ GV cho học sinh hát bài hát.
+ Trò chơi: Cùng làm ca sĩ.
- GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm lựa chọn một hình thức biểu diễn hoặc song ca, đơn ca. Khán giả sẽ bình chọn xem tiết mục nào hay nhất.
H: Em hãy nhắc lại nội dung bài hát?
+ GV cho học sinh nghe một bản dịch khác của bài Đi cắt lúa.
+ GV cho học sinh quan sát clip về mùa xuân trên bản làng.
H. Những hình ảnh đó gợi cho em liên tưởng đến thời gian nào trong năm và ở vùng nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
lúa
Dân ca Hrê (Tây Nguyên)
- HS tìm hiểu bài
+ Học sinh luyện thanh
+ Học sinh ôn bài hát theo hướng dẫn của giáo viên.
+ Học sinh quan sát, ghi nhớ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS biểu diễn bài hát theo nhóm
- HS nhận xét cách trình bày của nhóm bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét và chốt kiến thức.
=> Cô cùng các em sẽ đến với không khí của mùa xuân trên bản làng qua bài TĐN số 6: Xuân về trên bản.
HĐ2: TĐN SỐ 6. (20p)
a) Mục tiêu: HS học bài TĐN SỐ 6
b) Nội dung: HS lắng nghe hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi và tập đọc nhạc
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
a. Giới thiệu bài TĐN số 6.
+ GV cho học sinh quan sát bài TĐN số 6 và giới thiệu sơ lược về nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ.
2. Tập đọc nhạc: TĐN số 6: Xuân về trên bản.
- Nhịp
- Kí hiệu:
+ Dấu: luyến, chấm dôi.
- Ông sinh năm 1936 –Tỉnh Nghệ An.
- Các tác phẩm của ông là: Xa khơi, Tiếng hát giữa rừng Pắc Pó….
- Bài TĐN số 6 được trích trong bản hợp xướng : Xuân về trên bản.
b. Tìm hiểu về bài TĐN số 6.
+ GV chia lớp thành 4 nhóm và các nhóm sẽ làm theo yêu cầu của giáo viên vào phiếu học tập.
Nhóm 1: Bài TĐN viết ở nhịp gì? Nêu khái niệm nhịp đó?
Nhóm 2: Về cao độ bài TĐN gồm những hình nốt gì?
Nhóm 3: Về trường độ bài TĐN gồm những hình nốt gì?
Nhóm 4: Bài TĐN chia làm mấy câu?
=> GV tổng hợp các ý kiến, nhận xét, bổ sung.
H: Tác giả sử dụng thang 5 âm hay thang 7 âm để viết bài TĐN này?
+ Đây là bài TĐN viết ở giọng La thứ (âm chủ nốt La, hóa biểu không có dấu thăng, giáng).
- Chia câu: 4 câu
+ GV giới thiệu hình nốt ở nhịp 15.
+ GV cho học sinh đọc tên nốt nhạc của bài TĐN.
c. Luyện cao độ.
+ GV cho học sinh luyện thang âm La thứ và thang 5 âm.
d. Luyện tiết tấu.
+ GV hướng dẫn học sinh luyện tiết tấu.
e. Tập đọc từng câu.
+ GV đàn giai điệu bài TĐN số 6 để học sinh hình dung trước giai điệu của bài.
+ GV tiến hành dạy bài theo lối móc xích. Mỗi câu giáo viên đàn 3 lần, học sinh nghe nhẩm, đọc theo. Dạy câu 1,2 ghép câu, tiếp tục câu 3,4 ghép câu, sau đó ghép cả bài.
g. Tập đọc cả bài.
+ GV đàn giai điệu cho học sinh đọc cả bài TĐN.
+ GV gọi một số học sinh đọc bài.
+ GV cho cả lớp đọc kết hợp gõ tiết tấu.
h. Ghép lời ca.
+ GV đàn giai điệu, nửa lớp đọc nhạc, nửa lớp ghép lời, sau đó đổi lại.
f. Củng cố.
+ GV cho học sinh tham gia trò chơi: Những nốt nhạc xinh.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tìm hiểu về bài TĐN số 6.
- Các nhóm thảo luận. thống nhất ý kiến.
- Học sinh luyện thang âm.
- Học sinh đọc nhạc theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Học sinh đọc và ghép lời
- HS nhận xét cách đọc của nhóm bạn.
- Học sinh tham gia trò chơi.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét kết quả báo cáo của HS, bổ sung kiến thức.
- GV chốt kiến thức
C. Hoạt động luyện tập (3p)
a) Mục tiêu: Thực hành luyện tập đọc nhạc kết hợp gõ phách.
b) Nội dung: HS đọc nhạc, đáp lời và gõ phách theo dãy.
c) Sản phẩm: Kết quả của các dãy.
d) Tổ chức thực hiện:
H: Ngày hôm nay chúng ta học những nội dung gì?
-GV đàn: Dãy A đọc nhạc - Dãy B hát lời kết hợp gõ phách
(2 dãy đọc, hát đổi lại - GV nx chung).
-GV đàn: HS đọc nhạc - hát lời đối đáp kết hợp gõ phách.
Nam đọc - hát câu 1 và câu 3; Nữ đọc - hát câu 2 và câu 4.
(2nhóm đọc, hát đổi lại - GV nx chung).
D. Hoạt động vận dụng (4p)
a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức, ghi nhớ giai điệu bài hát.
b) Nội dung: HS chơi trò chơi và ôn bài hát
c) Sản phẩm: Trình bày các câu nhạc của HS
d) Tổ chức thực hiện:
H. Nội dung lời ca bài TĐN số 6?
-HS: Lời ca bài TĐN ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên và mùa xuân, vì vậy các em phải yêu quý và bảo vệ môi trường thiên nhiên - yêu mến quê hương của mình.
+GV cho HS chơi trò luyện tai nghe: GV đàn một số câu nhạc ngắn trong bài TĐN số 6: Đó là câu nhạc nào? Em hãy đọc câu nhạc đó?
+GV đàn: HS hát với tình cảm vui khỏe kết hợp gõ phách bài hát “Đi cắt lúa”.
* Hướng dẫn về nhà
- Học hát bài “Mái trường mến yêu”
- Đọc trước nội dung bài mới
Tuần Ngày soạn:
Tiết Ngày dạy:
Bài 8:
- Ôn tập bài hát: Tiếng ve gọi hè
- Ôn tập tập đọc nhạc: TĐN số 9
- Âm nhạc thường thức: Vài nét về dân ca một số dân tộc ít người
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
-HS biết: Hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát Tiếng ve gọi hè. Biết hát kết hợp gõ đệm. HS đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 9, kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp 3/4.
-HS hiểu: nêu được tên một số bài dân ca đã học, hát được 1 - 2 câu trong các bài đó.
-HS vận dụng: trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,....
2. Năng lực
a. Năng lực chung
-Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.
b. Năng lực chuyên biệt
-Hiểu biết âm nhạc.
-Thực hành âm nhạc.
-Cảm thụ âm nhạc.
3. Phẩm chất
-Yêu gia đình, quê hương, đất nước
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
-Soạn bài, SGK, Tài liệu chuẩn KT-KN.
-Nhạc cụ.
-Sưu tầm 1 số bài hát thiếu nhi ở các giai đoạn lịch sử.
2. Học sinh:
-Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động (5p)
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
b) Nội dung: GV cho HS hát
c) Sản phẩm: HS hát
d) Tổ chức thực hiện:
-GV cho HS hát 1 bài hát.
B. HĐ hình thành kiến thức mới (30-35p)
HĐ của GV - HS
Sản phẩm dự kiến
HĐ 1. Ôn tập bài hát (10p)
a) Mục tiêu: HS ôn tập bài hát Tiếng ve gọi hè
b) Nội dung: HS lắng nghe hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c) Sản phẩm: HS trình bày
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS luyện thanh khởi động giọng
- Mẫu âm
- GV đàn,làm mẫu trước,bắt nhịp HS thực hiện.
- GV chỉ huy cho HS hát hoàn chỉnh bài hát.
1. Ôn tập bài hát: Tiếng ve gọi hè.
- Trịnh Công Sơn -