Dưới đây là mẫu giáo án bài 7: Ôn tập tập đọc nhạc TĐN Số 8. Nhạc lý Gam trưởng – giọng trưởng. Âm nhạc thường thức Nhạc sĩ Huy Du và bài hát đường chúng ta đi được soạn theo công văn 5512. Bài học nằm trong chương trình âm nhạc lớp 7. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Tuần Ngày soạn:
Tiết Ngày dạy:
Bài 7:
- Ôn tập tập đọc nhạc: TĐN Số 8
- Nhạc lý: Gam trưởng – giọng trưởng
- Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Huy Du và bài hát đường chúng ta đi
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
- Biết đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 8, biết vài nét về tiểu sử và sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ Huy Du.
- Hiểu được khái niệm và công thức cấu tạo của gam trưởng, giọng trưởng.
- Vận dụng gõ phách, nhịp khi TĐN số 8.
2.Năng lực
a.Năng lực chung:
- Hợp tác nhóm, ngôn ngữ, giao tiếp.
b.Năng lực chuyên biệt:
- Hoạt động học hát, kết hợp, hiểu biết, cảm thụ.
3.Phẩm chất:
- Giáo dục học sinh tình cảm, cảm nhận về vẻ đẹp của đất nước, trái đất nơi hàng nghìn triệu người sinh sống.
- Giáo dục học sinh tập trung, chú ý khi TĐN và hát lời ca.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Giáo viên:
- Đàn Oóc gan.
- Đàn, hát, đọc nhạc thuần thục bài TĐN số 8.
- Đĩa nhạc có bài hát Đường chúng ta đi.
- Tập hát một số trích đoạn các bài hát: Anh vẫn hành quân, Tình em để giới thiệu về những bài hát của nhạc sĩ Huy Du.
2.Học sinh:
- Vở, bút ghi, thanh phách, SGK Âm nhạc và mĩ thuật 7.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A.Hoạt động khởi động (1p)
a)Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
b)Nội dung: GV cho HS chơi trò chơi
c)Sản phẩm: Kết quả của HS
d)Tổ chức thực hiện:
- Nghe nhạc đoán câu hát?
B.Hoạt động hình thành kiến thức
HĐ 1: Ôn tập TĐN số 8 (15 phút)
a)Mục tiêu: HS ôn TĐN số 8
b)Nội dung: HS lắng nghe rồi hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c)Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi, luyện thanh và TĐN
d)Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV - HS |
Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập ? Bài TĐN số 8 có yêu cầu thể hiện như thế nào? Bài có mấy câu? Kết thúc bài ở đâu? * Luyện đọc gam: Đọc gam Đô trưởng. * Nghe giai điệu: Cho HS nghe lại giai điệu của bài TĐN số 8. * Ôn TĐN: - GV đàn, HS đọc và ghép lời hoàn chỉnh TĐN số 7. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trả lời Yêu cầu thể hiện hơi nhanh, vui, bài có 6 câu gồm cả nhắc lại, kết thúc bài ở cuối ô nhịp thứ 4. - HS đọc gam cùng đàn. - HS nghe và đọc nhạc nhẩm theo. - HS trình bày. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đưa ra nhận xét, đánh giá, phần biểu diễn bài hát và TĐN của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - Đánh giá, nhận xét, xếp loại, chốt kiến thức. |
I.ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN số 8: Chú chim nhỏ dễ thương
|
HĐ 2: Tìm hiểu nhạc lý (10 phút)
a)Mục tiêu: HS tìm hiểu nhạc lý Gam trưởng- Giọng trưởng
b)Nội dung: HS lắng nghe hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c)Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV - HS |
Dự kiến sản phẩm |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập ? Hãy nghiên cứu kỹ nội dung trong SGK T55 và trả lời câu hỏi sau: Đơn vị đo cao độ trong âm nhạc là gì? (Cung và nửa cung) Gam trưởng là hệ thống 7 bậc âm được sắp xếp liền bậc hình thành dựa trên công thức cung và nửa cung như sau: I II III IV V VI VII (I) Âm ổn định nhất trong gam gọi là âm chủ (Bậc I) VD: Gam Đô trưởng ? Trong gam Đô trưởng âm chủ là nốt nào? (Nốt Đô) Giáo viên thuyết trình: Khi sử dụng các bậc âm trong gam trưởng để xây dựng một bài hát, bản nhạc người ta gọi đó là giọng trưởng kèm theo tên âm chủ. Cách xác định bản nhạc viết ở giọng Đô trưởng là: Hoá biểu không có dấu thăng, dấu giáng và nốt kết thúc bài là nốt Đô. Tuy nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ, giọng Đô trưởng nhưng bản nhạc không kết thúc bằng nốt Đô (Những kiến thức đó dành cho những người học chuyên sâu về âm nhạc). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu SGK và trả lời. - HS ghi bài. - HS theo dõi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đưa ra nhận xét, đánh giá, phần tìm hiểu về Gam trưởng – Giọng trưởng. - HS nhận xét chéo, bổ sung kiến thức. Bước 4: Kết luận, nhận định - Đánh giá, nhận xét, xếp loại, chốt kiến thức. |
II.NHẠC LÝ: Gam trưởng- Giọng trưởng
|
HĐ 3: Tìm hiểu âm nhạc thường thức (12 phút)
a)Mục tiêu: HS tìm hiểu Nhạc sĩ Huy Du và bài hát Đường chúng ta đi
b)Nội dung: HS lắng nghe hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c)Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV - HS |
Dự kiến sản phẩm |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Đàn cho HS nghe bài TĐN số 4 (Lớp 6) SGK (Tr 55 )® bản nhạc viết giọng Đô trưởng. Trong các bài học trước các em đã được làm quen với hai nhạc sĩ là: Hoàng Việt và Đỗ Nhuận. Hôm nay chúng ta sẽ làm quen với nhạc sĩ Huy Du người viết nhiều tác phẩm âm nhạc mà những tác phẩm đó của ông có sức sống lâu bền cùng với thời gian. - Đọc to, diễn cảm phần giới thiệu về nhạc sĩ Huy Du trong SGK (Tr 56) ? Em hãy giới thiệu tóm tắt về nhạc sĩ Huy Du? - Trình bày các trích đoạn tác phẩm: Anh vẫn hành quân, Tình em để giới thiệu về các bài hát của nhạc sĩ Huy Du. - Đọc phần giới thiệu về bài hát Đường chúng ta đi. - Cho HS nghe bài hát Đường chúng ta đi trên đĩa nhạc. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe. - HS ghi nhớ. - HS dựa sgk. - HS nghe và cảm nhận. - HS nghe Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đưa ra nhận xét, đánh giá, phần biểu diễn bài hát và TĐN của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - Đánh giá, nhận xét, xếp loại, chốt kiến thức. |
III.ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: Nhạc sĩ Huy Du và bài hát Đường chúng ta đi
|
C.Hoạt động luyện tập (4p)
a)Mục tiêu: Củng cố kiến thức, phát triển cảm thụ âm nhạc
b)Nội dung: HS phát biểu cảm nhận
c)Sản phẩm: Kết quả của HS
d)Tổ chức thực hiện:
- Hãy phát biểu cảm nhận của em sau khi nghe bài hát Đường chúng ta đi?
D.Hoạt động vận dụng (4p)
a)Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức âm nhạc.
b)Nội dung: HS trả lời câu hỏi
c)Sản phẩm: Trình bày của HS
d)Tổ chức thực hiện:
- Hãy kể tên một số bài hát viết giọng Đô trưởng mà em biết.
* Hướng dẫn về nhà
- Ôn bài TĐN số 8
- Đọc trước nội dung bài mới