Dưới đây là mẫu giáo án bài 6: Ôn tập bài hát Khúc ca bốn mùa. Ôn tập tập đọc nhạc TĐN số 7. Âm nhạc thường thức Vài nét về âm nhạc Thiếu nhi Việt Nam được soạn theo công văn 5512. Bài học nằm trong chương trình âm nhạc lớp 7. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Tuần                                                               Ngày soạn:

Tiết                                                                 Ngày dạy:

 

Bài 6:

  • Ôn tập bài hát: Khúc ca bốn mùa
  • Ôn tập tập đọc nhạc: TĐN số 7
  • Âm nhạc thường thức: Vài nét về âm nhạc Thiếu nhi Việt Nam

 

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức

  • HS biết: Hát đúng giai điệu, lời ca của bài Khúc ca bốn mùa.Biết hát kết hợp gõ đệm. Đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 7, kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp 3/4
  • HS hiểu: đôi nét về tên tác giả và một số bài hát thiếu nhi được yêu thích.
  • HS vận dụng: trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,…, đọc và kết hợp gõ phách, đánh nhịp bài TĐN số 7.

2.Năng lực

a.Năng lực chung

  • Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.

b.Năng lực chuyên biệt

  • Hiểu biết âm nhạc.
  • Thực hành âm nhạc.
  • Cảm thụ âm nhạc.

3.Phẩm chất

  • Yêu gia đình, quê hương, đất nước

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1.Giáo viên:

  • Đàn Oóc gan.
  • Đàn và hát thuần thục bài hát Khúc ca bốn mùa.
  • Đọc nhạc, đàn và hát thuần thục bài TĐN số 7.
  • Tập trình bày một số trích đoạn các ca khúc thiếu nhi như: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng, Em yêu trường em, Màu mực tím, Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác... để minh hoạ cho bài giảng.

2.Học sinh :

  • Vở, bút ghi, thanh phách, SGK Âm nhạc và mĩ thuật 7.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A.Hoạt động khởi động (5p)

a)Mục tiêu: Ôn lại bài cũ và tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.

b)Nội dung: GV giúp HS ôn lại bài TĐN số 7

c)Sản phẩm: HS ghép lời bài TĐN số 7 theo yêu cầu

d)Tổ chức thực hiện:

  • GV gọi HS đọc và ghép lời bài TĐN số 7 (2HS)?

B.HĐ hình thành kiến thức mới (30p)

HĐ 1: Ôn tập bài hát (10p)

a)Mục tiêu: : Ôn tập bài hát Khúc ca bốn mùa

b)Nội dung: HS lắng nghe và ôn lại bài hát

c)Sản phẩm: Trình bày của HS

d)Tổ chức thực hiện:

HĐ của GV - HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Các nhóm trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca hoặc tốp ca, có thể hiện hát lĩnh xướng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS luyện thanh khởi động giọng:

-  GV đàn, làm mẫu trước, bắt nhịp HS thực hiện.

- GV chỉ huy cho HS hát hoàn chỉnh bài hát

- GV nghe và sửa sai cho HS

- GV đệm đàn cho HS hát bài hát (lưu ý sắc thái của bài hát) kết hợp biểu diễn.

+ GV cần nhấn mạnh về nhịp, phách trước khi cho HS hát.

* GV hướng dẫn HS một vài động tác phụ hoạ cho bài hát để giờ sau kiểm tra.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Tập biểu diễn.

- HS nhận xét cách trình bày của bạn, góp ý, sửa sai.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị của các nhóm -> chốt và xếp loại.

I.Ôn tập bài hát: Khúc ca bốn mùa.

Nhạc và lời: Nguyễn Hải

 

HĐ 2: Ôn tập TĐN số 7

a)Mục tiêu: Ôn tập TĐN số 7 - Quê hương

b)Nội dung: HS lắng nghe và ôn tập theo yêu cầu GV giao

c)Sản phẩm: Trình bày của HS

d)Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Nhóm 1: Đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp gõ phách.

- Nhóm 2: Đọc nhạc kết hợp đánh nhịp.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đàn, HS đọc cao độ gam La thứ.

- Gọi 1-2 HS gõ lại tiết tấu bài TĐN.

- GV đàn giai điệu bài TĐN số 7

- GV đàn, HS đọc và ghép lời hoàn chỉnh bài TĐN số 7.

- GV nghe và sửa sai cho HS.

- GV kiểm tra HS đọc và ghép lời kết hợp gõ phách - gọi HS khác nhận xét, GV đánh giá cho điểm.

+ Củng cố bài TĐN.

- GV yêu cầu HS lên bảng ghi lại âm hình tiết tấu của bài TĐN.- HS đọc gam Am

- HS gõ tiết tấu.

- HS ôn tập theo hướng dẫn của GV.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày cặp đôi, nhóm....

- HS nhận xét cách trình bày của bạn, góp ý, sửa sai.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét cách trình bày của các nhóm -> chốt và xếp loại.

II.Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 7 - Quê hương.

 

HĐ 3: Tìm hiểu về ÂNTT (10p)

a)Mục tiêu: HS tìm hiểu về Vài nét về âm nhạc Thiếu nhi Việt Nam.

b)Nội dung: GV giới thiệu về âm nhạc thiếu nhi

c)Sản phẩm: Trình bày của HS

d)Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Trình bày hiểu biết về âm nhạc thiếu nhi Việt Nam.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

* Giới thiệu về âm nhạc thiếu nhi:       

- Âm nhạc nói chung và nghệ thuật ca hát nói riêng là nhu cầu hết sức cần thiết đối với con người, đối với TN âm nhạc càng trở lên quan trọng, đó là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với các em.

- GV cho HS thảo luận nhóm (3p)

+ N1: Theo em âm nhạc thiếu nhi có ảnh hưởng thế nào đối với nhu cầu của các bạn thiếu nhi? Âm nhạc thiếu nhi được hình thành khi nào? Em có nhận xét gì về số lượng ca khúc thời gian này?

+ N2: Sau Cách mạng tháng 8 đến nay âm nhạc  TN có những bước tiến như thế nào (chia làm 3 giai đoạn)?

+ N3: Em hãy kể tên một số ca khúc được sáng tác qua các giai đoạn lịch sử?

 + N4: Em có nhận xét gì về giai điệu, lời ca trong các bài hát thiêu nhi cừa nghe? Em có đánh giá như thế nào về vai trò của âm nhạc thiếu nhi trong  nền âm nhạc cách mạng Việt Nam hiện đại?

- GV: Âm nhạc là một bộ phận không thể tách rời trong nền âm nhạc VN hiện đại.

- GV cho HS nghe một số bài hát: Em đi giữa biển vàng, Ai yêu Bác hồ...

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS báo cáo kết quả thảo luận.

- HS nhận xét kết quả thảo luận của bạn, góp ý, sửa sai.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị của các nhóm -> chốt và xếp loại.

III.Âm nhạc thường thức: Vài nét về âm nhạc thiếu nhi Việt Nam.

 1.Nhu cầu của trẻ em đối với âm nhạc và ca hát.

- Âm nhạc nói chung và ca hát nói riêng là nhu cầu hết sức cần thiết đối với các em.

2.Những bài hát thiếu nhi tiêu biểu qua các giai đoạn.

a.Giai đoạn trước Cách mạng tháng 8.

- Bài hát dành cho trẻ em rất ít.

b, Giai đoạn cách mạng tháng 8 đến năm 1954.

c, Giai đoạn 1954 đến năm 1975.

d, Giai đoạn 1975 đến nay.

3.Âm nhạc thiếu nhi là một bộ phận trong nền âm nhạc  cách mạng VN hiện đại.

 

C.Hoạt động luyện tập (3p)

a)Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành TĐN và biết thêm các bài hát thiếu nhi

b)Nội dung: HS hát và kể tên các ca khúc thiếu nhi

c)Sản phẩm: Kết quả của HS.

d)Tổ chức thực hiện:

GV đàn, HS đọc và ghép lời bài TĐN số 7.

H: Hãy hát một bài hát thiếu nhi mà em biết?

H: Kể tên một số ca khúc thiếu nhi VN?

D.Hoạt động vận dụng (3p)

a)Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức trong đời sống.

b)Nội dung: HS trả lời câu hỏi

c)Sản phẩm: Trình bày của HS

d)Tổ chức thực hiện:

Em hãy cho biết âm nhạc đối với đời sống tinh thần của thiếu nhi như thế nào?

HS: Âm nhạc nói chung và ca hát nói riêng là nhu cầu về tinh thần hết sức cần thiết đối với thiếu nhI.Từ bao đời nay, trong dân gian đã lưu truyền biết bao câu ca dao - những bài đồng dao - những câu nói vần - nói vè đầy tính âm nhạc cho trẻ em chơi và hát.

* Hướng dẫn về nhà

- Ôn tập các bài đã học