B. Bài tập và hướng dẫn giải
I. Bài tập đọc hiểu
Ca Huế
(Theo dsvh.gov.vn)
1. Đánh dấu v vào các phương án trả lời đúng cho câu hỏi: “Vì sao văn bản Ca Huế là văn bản thông tin?”:
a) Vì văn bản cung cấp cho người đọc thông tin về hoạt động ca Huế
b) Vì văn bản nêu lên các quy định về cách tiến hành hoạt động ca Huế
c) Vì văn bản giới thiệu cảnh đẹp của con người và thiên nhiên xứ Huế
d) Vì văn bản nêu lên quy định về nhạc cụ, nhạc công trong hoạt động ca Hué
e) Vì văn bản phát biểu những cảm xúc và suy nghĩ của người viết về ca Hue
2. Tóm tắt nội dung chính của văn bản Ca Huế bằng 1 – 2 câu ngắn gọn.
3. (Câu hỏi 3, SGK) Văn bản giới thiệu các đặc điểm của ca Huế, nhưng cũng chính là nêu lên các quy tắc, luật lệ trong hoạt động ca Huế. Hãy làm sáng tỏ điều đó bằng cách nêu quy định cụ thể của các quy tắc, luật lệ ở phần (2) theo mẫu sau:
Quy tắc, luật lệ |
Quy định cụ thể |
Môi trường diễn xướng |
|
Số lượng người trình diễn cho một buổi ca Huế |
|
Số lượng nhạc công |
Mẫu: Khoảng từ 8 đến 10 người |
Số lượng nhạc cụ |
|
Phong cách biểu diễn |
|
Số lượng người nghe ca Huế |
|
4. (Câu hỏi 4, SGK) Câu văn nào trong văn bản đã khái quát được giá trị của ca Huế?
5. Nếu cần giới thiệu cho người khác nghe và hiểu đúng hoạt động ca Huế, em sẽ nêu lên những nội dung chính nào?
6. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Khởi động
Trong vòng 1 phút, mỗi thí sinh khởi động với tối đa 12 câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Trả lời sai không bị trừ điểm. Điểm tối đa là 120 điểm.
Vượt chướng ngại vật
Có bốn từ hàng ngang – cũng chính là bốn gợi ý liên quan đến “Chướng ngại vật” mà các thí sinh phải đi tìm. Có một gợi ý thứ 5 – là một hình ảnh liên quan đến “Chướng ngại vật” hoặc chính là “Chướng ngại vật”. Hình ảnh được chia thànhlựa chọn để chọn trả lời một trong các từ hàng ngang này. Cả bốn thí sinh trả lời cầu ngang, thí sinh được 10 điểm. Ngoài việc mở được từ hàng ngang một góc (được đánh số tương ứng với số từ hàng ngang) của hình ảnh cũng được mở ra. Thí sinh có thể bấm chuông trả lời chướng ngại vật bất cứ lúc nào. • Thí sinh trả lời đúng chướng ngại vật trước hàng ngang thứ 2 được 80 điểm
• Thí sinh trả lời đúng chướng ngại vật trước hàng ngang thứ 3 được 60 điểm • Thí sinh trả lời đúng chướng ngại vật trước hàng ngang thứ 4 được 40 điểm
• Thí sinh trả lời đúng chướng ngại vật trước khi mở ô trung tâm hình ảnh được 20 điểm.
• Thí sinh trả lời đúng chướng ngại vật sau khi mở ô trung tâm hình ảnh được
10 điểm.
Nếu trả lời sai chướng ngại vật, thí sinh sẽ bị loại khỏi phần chơi này. Thí sinh được điểm cao nhất là 90 điểm khi trả lời đúng một từ hàng ngang “bất kì” và trả lời đúng “chướng ngại vật” của chương trình.
Tăng tốc
Có bốn câu hỏi, gồm một câu hỏi dưới dạng tư duy lô gích, một câu hỏi sắp xếp và hai câu hỏi bằng video. Thời gian suy nghĩ: 30 giây. Bốn thí sinh cùng trả lời bằng máy tính.
Thí sinh trả lời đúng và nhanh nhất được 40 điểm. . • Thí sinh trả lời đúng và nhanh thứ hai được 30 điểm.
Thí sinh trả lời đúng và nhanh thứ ba được 20 điểm. • Thí sinh trả lời đúng và nhanh thứ tư được 10 điểm.
Về đích
• Thí sinh trả lời cả bốn câu hỏi nhanh và đúng nhất sẽ nhận được 160 điểm.
Có các gói 40, 60, 80 điểm: Gói 40 điểm gồm 2 câu 10 điểm và 1 câu 20 điểm
* Gói 60 điểm gồm 1 câu 10 điểm, 1 câu 20 điểm, 1 câu 30 điểm
Gói 80 điểm gồm 1 câu 20 điểm và 2 câu 30 điểm
Thời gian suy nghĩ của mỗi câu hỏi như sau:• Câu hỏi 10 điểm: Thời gian suy nghĩ là 10 giây.
• Câu hỏi 20 điểm: Thời gian suy nghĩ là 15 giây.
• Câu hỏi 30 điểm: Thời gian suy nghĩ là 20 giây.
Mỗi thí sinh có một lượt lựa chọn gói câu hỏi của mình. Thí sinh nếu trả lời đúng sẽ ghi được điểm của câu hỏi đó, nếu trả lời sai thì một trong ba thí sinh còn lại sẽ giành quyền trả lời bằng cách bấm nút nhanh. Thí sinh trả lời đúng giành được điểm, trả lời sai sẽ bị trừ nửa số điểm của câu hỏi. Mỗi thí sinh được đặt “Ngôi sao hi vọng” một lần, trả lời đúng câu hỏi có “Ngôi sao hi vọng” được gấp đôi số điểm của câu hỏi đó, trả lời sai sẽ bị trừ số điểm của câu hỏi.
Điểm tối đa đạt được là 350 điểm khi thí sinh chọn gói 80 điểm, trả lời đúng cả ba câu, trong đó, 1 câu 30 điểm “bất kì” đã được thí sinh đặt “Ngôi sao hi vọng” và thí sinh đó “cướp được” cả ba câu trong gói này của ba bạn khác.”.
(Theo duong-len-dinh-olympia.fandom.com)
a) Văn bản trên nêu lên nội dung gì? Em hãy đặt nhan đề cho văn bản.
b) Vì sao văn bản trên được coi là văn bản thông tin?
c) Dẫn ra một số quy định được cho là vi phạm luật chơi. d) Quy định về “Ngôi sao hi vọng” như thế nào?có thể thấy phần (3) là phần khái quát giá trị của ca Huế: “Là thể loại âm nhạc kết hợp giữa dân gian, chuyên nghiệp và bác học của ca nhạc thính phòng, một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam, ca Huế đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia ...”.
Hội thi thổi cơm
(Theo dulichvietnam.org.vn)
1. Chọn ý trả lời đúng cho câu hỏi: “Tại sao văn bản Hội thi thổi cơm là một văn bản thông tin?”:
A. Vì văn bản đã giới thiệu các quy định của trò chơi dân gian thi nấu cơm
B. Vì văn bản đã so sánh các quy định của trò chơi dân gian thi nấu cơm
C. Vì văn bản đã phát biểu những cảm xúc về trò chơi dân gian thi nấu cơm
D. Vì văn bản đã nêu lên nhận xét, đánh giá về trò chơi dân gian thi nấu com
2. (Câu hỏi 2, SGK) Các thông tin trong văn bản được sắp xếp theo trật tự nào? (Gợi ý: trật tự thời gian, quan hệ nguyên nhân — kết quả, mức độ quan trọng hoặc các đối tượng được phân loại). Cách sắp xếp thông tin đó tạo ra hiệu quả như thế nào?
3. (Câu hỏi 3, SGK) Chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau trong hội thị thổi cơm của các địa phương được nói tới trong văn bản.
4. (Câu hỏi 4, SGK) Mục đích của văn bản Hội thi thôi cơm là gì? Phân t một số nội dung cụ thể trong văn bản để thấy người viết đã đạt được mục đích đó,
Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang
(PHÍ TRƯỜNG GIANG)
1. Những đặc điểm nào trong văn bản Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang cho thấy đó là văn bản thông tin?
2. (Câu hỏi 2, SGK) Theo văn bản, để tổ chức một hội vật, cần chuẩn bị và tiến He to hành những nghi lễ, nghi thức nào?
3. (Câu hỏi 3, SGK) “Keo vật thờ” diễn ra theo trình tự như thế nào và có những quy tắc gì?
4. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Từ ngàn đời nay, vật dân tộc đã trở thành môn thể thao gắn bỏ sâu sắc với người dân Bắc Giang và trở thành trung tâm chú ý của đông đảo khách thập phương khi đến thăm Bắc Giang. Vì thế, nhiều sới vật, hội vật tại nhiều địa phương của Bắc Giang đã trở nên nổi tiếng và trở thành điểm hẹn của hàng ngàn người hâm mộ trong và ngoài tỉnh. Ở những nơi đó đều có những sới vật chuẩn, hàm chứa tính truyền thống. Đó là sới vật hình tròn được đặt trước sân đình hình vuông, đây không phải là sự sắp đặt ngẫu nhiên mà còn có ý nghĩa sâu sắc. Vuông và tròn theo quan niệm của dân tộc ta là hai hình toàn vẹn và là biểu tượng cho trời đất (trời tròn, đất vuông). Mặt khác, tròn là Mặt Trời, các đô vật thường là nam, biêu hiện cho tính dương. Thông qua đấu vật, người ta mong cho dương vượng để có “mưa thuận, gió hoà, mùa màng tươi tốt, bội thu”. Đồng thời, đấu vật còn là hình thức tôn vinh tinh thần thượng võ ngàn đời của dân tộc. Hoà mình vào những hội vật mùa xuân trên quê hương Bắc Giang mới có thể cảm nhận được cái hay, cái đẹp của vật dân tộc thông qua những thủ tục vô cùng độc đáo, không giống bất cứ môn thể thao nào trên thế gian này.
a) Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
b) Vì sao đoạn trích trên được coi là văn bản thông tin?
c) Quy định về sới vật có ý nghĩa như thế nào?
d) Nhận xét mang rõ dấu ấn cảm xúc tự hào của người viết về hội vật thể hiện ở câu văn nào trong đoạn trích?
1.Tìm trạng ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và các thành tố phụ trong mỗi cụm danh từ đó.
a) ... Chị Dậu cảm ơn bà ấy bằng những giọt nước mắt chứa chan. (Ngô Tất Tố)
b) Trong mỗi gia đình nông dân Việt Nam, tre là người nhà, tre khăng khít với đời sống hằng ngày. (Thép Mới)
2. (Bài tập 2, SGK) Tìm trạng ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi cụm danh từ đó
a) Từ ngày công chúa bị mất tích, nhà vua vô cùng đau đớn. (Thạch Sanh)
b) Khi tiếng trống chầu vang lên, hai đô vật “mình trần đóng khố, vai sánh, hai tay chắp sườn. (Phí Trường Giang)
4. Xác định trạng ngữ là cụm chủ vị trong những câu dưới đây. Chỉ ra các kết từ được dùng để nối trạng ngữ với vị ngữ.
a) Từ đã tin như người ta tin một vị thần. (Nam Cao)
b) Thoa hit mạnh cho hơi sương mát thấm vào lồng ngực. (Nguyễn Minh Châu)
5. Ghi lại các từ ngữ thuộc lĩnh vực âm nhạc được dùng trong văn bản Ca Huế và chỉ ra sự phù hợp của các từ ngữ đó đối với đề tài của văn bản.