B. Bài tập và hướng dẫn giải
I. Bài tập đọc hiểu
Bạch tuộc
(GIUYN VÉC-NƠ)
1. Hãy nêu một số đặc điểm thể loại nổi bật của truyện khoa học viễn tưởng.
2. Hãy tìm hiểu từ các nguồn tư liệu khác nhau và nêu lên một số thông tin quan trọng về tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển và nhà văn Giuyn Véc-nơ.
3. (Câu hỏi 2, SGK) Nêu ra một số chi tiết cho thấy trí tưởng tượng rất phong phú của nhà văn về bạch tuộc.
4. (Câu hỏi 3, SGK) Những chi tiết nào trong văn bản Bạch tuộc cho thấy người viết có những hiểu biết dựa vào thành tựu của khoa học?
5. (Câu hỏi 4, SGK) Lòng dũng cảm, tình yêu thương và tinh thần đồng đội được thể hiện trong câu chuyện như thế nào?
6. Nhận xét ngắn gọn về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Bạch tuộc.
7. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bên dưới:
“CHUYỂN ĐI TRÊN ĐOÀN TÀU TỐC HÀNH TUYẾN ĐƯỜNG SẮT THÁI BÌNH DƯƠNG DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?
[...] Sau bữa ăn trưa, ông Phoóc (Fogg), bà A-âu-đa (Aouda) và các bạn bè của họ lại về chỗ ngồi trong toa tàu. Phi-li-át Phoóc (Phileas Fogg), người thiếu phụ, Phích (Fix) và Vạn Năng ngồi nhàn nhã ngắm cảnh vật thay đổi diễu qua trước mắt mình – những đồng cỏ rộng, những ngọn núi in hình phía chân trời, những vũng nước cuộn sóng bạc đầu. Có khi một đàn bò tót rất đông, tụ tập từ xa, hiện ra như một cái đê di động. Những đội quân di động trùng trùng điệp điệp ấy nhiều khi thành vật chướng ngại mà con tàu không vượt nổi. Người ta từng thấy hàng nghìn con vật ấy chen chúc nhau diễu đi hết giờ này qua giờ khác băng qua đường sắt. Khi đó, cái đầu tàu bắt buộc phải dừng lại và đợi cho đến khi con đường sắt được giải toả.
Đó chính là điều xảy ra lần này. Vào khoảng ba giờ chiều, một đàn từ mười nghìn đến mười hai nghìn con chắn ngang đường ray. Con tàu, sau khi đã giảm bớt tốc độ, cổ thử thúc cái “định thúc ngựa” của nó vào sườn đội quân lớn mênh mông. Nhưng nó phải dừng lại trước cái khối đặc không xuyên qua được ấy.
Người ta thấy những con vật nhai lại này – những “con trâu”, như người Mỹ vẫn gọi sai đi – thủng thẳng bước đi như thế, thỉnh thoảng rống lên những tiếng ghê gớm. Chúng có một thân hình lớn hơn những con bò mộng châu Âu, chân và đuôi ngắn, vai u lên thành một cái bướu thịt, sừng doãng ra, đầu, cổ và vai phủ một cái bờm dài. Không nên nghĩ đến việc chặn cuộc di cư này lại. Khi những con bò tót đã chọn một hướng đi, không gì ngăn chặn hoặc thay đổi được cuộc diễu hành của chúng. Đó là một dòng thác thịt sống mà không một cái đê nào có thể cản được.
Hành khách đứng tản mác trên các hiện đầu toa, ngắm nhìn cái cảnh kì lạ này. Nhưng con người đáng lẽ phải vội hơn ai hết là Phi-li-át Phoóc thì vẫn ngồi nguyên tại chỗ và chờ đợi như một nhà triết học những con trâu ấy vui lòng nhường đường cho ông. Vạn Năng giận điên lên vì sự chậm trễ do khối quần tụ súc vật này gây ra. Anh hẳn muốn bắn xả vào chúng bằng cả cái kho súng lục của anh. [...] Người thợ máy không cố lật đổ vật chướng ngại, và anh ta làm thế là khôn ngoan. Chắc hẳn anh ta có thể nghiền nát những con trâu đầu tiên bị cái “định thúc ngựa” của đầu tàu đánh ngã, nhưng dù con tàu có khoẻ đến đâu, chẳng mấy chốc cũng sẽ bị chặn lại, không tránh khỏi trật bánh và lâm nạn.
Vậy thì tốt hơn hết là kiên tâm chờ đợi, rồi sau sẽ gỡ lại thời gian đã mất bằng cách tăng nhanh tốc độ con tàu. Cuộc diễu hành của đàn bò tót kéo dài ba giờ đằng đẵng, và con đường sắt chỉ được giải phóng vào chập tối. Lúc này, những hàng cuối cùng của đàn bò vượt qua đường ray, trong khi những hàng đầu đã mất hút dưới đường chân trời phương nam.”.
(Giuyn Véc-nơ, 80 ngày vòng quanh thế giới, Duy Lập dịch và giới thiệu, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2002)\
a) Nội dung chính của văn bản trên là gì?
A. Miêu tả cảnh trên chuyến tàu sau bữa ăn trưa
B. Miêu tả cảnh đồng cỏ và những ngọn núi mà tàu đi qua
C. Kể lại việc đoàn tàu bị hàng chục nghìn con bò tót chặn lại
D. Kể lại việc nhân vật Vạn Năng điên lên vì sự chậm trễ
b) Cuộc diễu hành của đàn gia súc trong văn bản trên kéo dài trong bao lâu?
A. Từ 3 giờ chiều đến 5 giờ chiều (2 tiếng)
B. Từ 3 giờ chiều đến 6 giờ chiều (3 tiếng)
C. Từ 3 giờ chiều đến 4 giờ chiều (1 tiếng)
D. Từ 3 giờ chiều đến 7 giờ tối (4 tiếng)
c) Câu nào sau đây miêu tả cụ thể hình ảnh của những con bò tót trong văn bản trên?
A. Những con vật nhai lại này thỉnh thoảng rống lên những tiếng ghê gớm.
B. Chúng có một thân hình lớn hơn những con bò mộng châu Âu.
C. Chân và đuôi ngắn, vai u lên thành một cái bướu thịt, sừng doãng ra.
D. Những con vật nhai lại này thủng thẳng bước đi.
d) Sự tưởng tượng phong phú của tác giả thể hiện ở việc miêu tả cảnh nào?
A. Cảnh đàn bò tót diễu hành như một dòng thác thịt sống
B. Cảnh hành khách trên các hiện đầu toa ngắm nhìn đàn bò
C. Cảnh nhân vật Vạn Năng giận điên lên vì đàn bò cản đường
D. Cảnh Phi-li-át Phoóc vẫn ngồi nguyên tại chỗ và chờ đợi
e) Văn bản trên có chứa các yếu tố thần kì, siêu nhiên không?
g) Vì sao người thợ máy được coi là khôn ngoan khi không nghiền nát đàn bò?
A. Vì dù con tàu có khoẻ đến đâu cũng sẽ bị chặn lại, trật bánh và lâm nạn
B. Vì người thợ máy sợ đàn gia súc hung hãn và to khoẻ sẽ tấn công người
C. Vì người thợ máy chưa nhận được mệnh lệnh từ ông chỉ huy Phi-li-át Phoóc
D. Vì nhân vật Vạn Năng đã quá nóng tính khiến người thợ máy hoảng sợ
h) Câu nào sau đây chứa số từ?
A. Con tàu, sau khi đã giảm bớt tốc độ, cố thử thúc cái “định thúc ngựa” của nó vào sườn đội quân lớn mênh mông.
B. Khi những con bò tót đã chọn một hướng đi, không gì ngăn chặn hoặc thay đổi được cuộc diễu hành của chúng.
C. Vào khoảng ba giờ chiều, một đàn từ mười nghìn đến mười hai nghìn con chán ngang đường ray.
D. Những đội quân di động trùng trùng điệp điệp ấy nhiều khi thành vật chướng ngại mà con tàu không vượt nổi.
i) Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu văn “Đó là một dòng thác thịt sống mà không một cái đê nào có thể cản được.”?
A. Nhân hoá
B. So sánh
D. Hoán dụ
C. Ấn dụ
Chất làm gỉ (RÂY BRÉT-BƠ-RY)
1. Chọn ý trả lời đúng cho câu hỏi: “Tại sao văn bản Chất làm gỉ là một truyện khoa học viễn tưởng?”:
A. Vì đó là câu chuyện tưởng tượng, hư cấu đầy những yếu tố thần kì
B. Vì đó là câu chuyện tưởng tượng dựa trên thành tựu của khoa học và công nghệ
C. Vì đó là câu chuyện kể lại mâu thuẫn giữa ông đại tá và viên trung sĩ
D. Vì đó là câu chuyện viết về việc chế tạo vũ khí trong quân đội
2. (Câu hỏi 2, SGK) Em hiểu “chất làm gỉ” là gì? Ý tưởng về “chất làm gi” của viên trung sĩ dựa trên cơ sở nào? Đoạn văn nào trong văn bản Chất làm gỉ nêu lên những kiến thức khoa học liên quan đến ý tưởng ấy?
3. (Câu hỏi 3, SGK) Sự hình dung, tưởng tượng rất sinh động, phong phú về tác động của “chất làm gỉ” được tác giả thể hiện rõ ở những đoạn văn nào?
4. (Câu hỏi 4, SGK) Ý tưởng dùng “chất làm gỉ” để vô hiệu hoá tất cả các vũ khí làm bằng kim loại của viên trung sĩ có ý nghĩa gì?
5. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ông sờ các túi áo.
- Chiếc bút vừa ở đây mà. Khoan đã...
Ông đặt tạm ống nói sang một bên, nhìn khắp mặt bàn, rồi xem trong ngăn kéo. Sau đó, ông đứng chết lặng. Ông từ từ thò tay vào trong túi và lần tìm trong đó. Hai ngón tay ông lôi ra một dúm bột gì đó. Một ít chất vụn gỉ màu đỏ vàng rơi lả tả xuống tờ giấy thấm. Đại tả ngồi im lặng nhìn trân trân phía trước một lúc. Sau đó, ông cầm lấy máy điện thoại.
– Mét-thiu, – Ông nói – anh hãy đặt máy điện thoại xuống.
Ông nghe thấy tiếng “cạch” và bắt đầu quay số khác.
– Alô, lính gác đâu? Có một người mà chắc anh cũng biết, tên là Hô-lít, bất cứ lúc nào cũng có thể đi qua chỗ anh. Hãy giữ anh ta lại. Nếu cần, hãy bắn anh ta. Không phải hỏi han gì cả, hãy giết cái thằng vô lại ấy đi, hiểu chưa? Đại tá đây. Phải, hãy giết hắn ta... anh nghe rõ không?
- Nhưng... xin lỗi... – Từ đầu dây bên kia có giọng kinh ngạc phản đối – Tôi không thể....
– Anh muốn nói gì vậy, quỷ tha ma bắt anh đi! Tại sao lại không thể?
– Tại vì... Giọng nói đứt quãng. Trong ống điện thoại nghe rõ tiếng thở hổn hển của người lính gác. Đại tá lắc mạnh ống điện thoại:
Chú ý! Hãy cầm lấy súng!
Tôi không thể bắn được. – Người lính gác đáp.
a) Đoạn trích trên thuộc phần nào của văn bản Chất làm gì? Nội dung chính của đoạn trích này kể về sự kiện gì?
b) Ý tưởng khoa học về “chất làm gỉ” của viên trung sĩ đã thể hiện rõ ràng và sinh động ở các chi tiết nào trong đoạn trích?
c) Vì sao người lính gác không thể làm được theo lệnh của ông đại tá?
1. Những đặc điểm nào trong văn bản Nhật trình Sol 6 cho thấy đó là truyện khoa học viễn tưởng?
2. (Câu hỏi 1, SGK) Truyện viết về sự kiện gì? Vì sao truyện này có tính chất “viễn tưởng”?
3. (Câu hỏi 4, SGK) Những chi tiết nào trong văn bản Nhật trình Sol 6 thể hiện tác giả có rất nhiều hiểu biết về ngành khoa học vũ trụ?
4. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Từ phía Liên Xô, sau thất bại năm 1971, Mát-xcơ-va (Moskva) đặt mục tiêu cho ngành hàng không vũ trụ là phải là nước đầu tiên đưa người đặt chân lên được Sao Hoả. Mát-xcơ-va sau đó đầu tư khoản tiền khổng lồ nhằm chế tạo động cơ đẩy mạnh hơn ít nhất hai lần các thế hệ tên lửa sẵn có và dốc sức tìm cách giúp phi hành gia sống sót sau quãng thời gian 10 tháng trên không gian từ khi khởi hành từ Trái Đất đến Sao Hoả.
Tuy nhiên, khi mọi thứ dần thành hình, vào những năm 1988, do tình hình chính trị bắt đầu biến động, dự án đã bị đình chỉ cho đến tận ngày nay.
Trong khi đó, sau thành công với Vi-kinh (Viking), Mỹ có thêm 6 lần đưa thành công thiết bị đến Sao Hoả. Nước này hiện vận hành hai thiết bị nghiên cứu, gồm tàu Râu-vơ Cư-ri-ô-xi-ti (Rover Curiosity) đến đây năm 2012 và tàu In-Sai (InSight) hạ cánh năm 2018. Oa-sinh-tơn (Washington) dự định gửi thêm tàu Mác Râu-vơ (Mars Rover) đến Hành tinh Đỏ vào năm 2020 với khả năng nghiên cứu tinh vi hơn nhằm chuẩn bị cho các sứ mệnh lớn lao trong tương lai.
Những tiến bộ trên là dấu hiệu cho thấy Mỹ rõ ràng đang có ưu thế lớn trong cuộc đua hiện diện ở Sao Hoả. Tuy vậy, các chuyên gia nhận định, cho đến nay, vẫn chưa có nước nào tự tin rằng mình có thể đưa người đến hành tinh nằm cách Trái Đất 225 triệu ki-lô-mét này...”.
a) Đoạn trích trên đã làm rõ thêm tính chất “khoa học viễn tưởng” của văn bản Nhật trình Sol 6 như thế nào?
b) Đoạn trích cho thấy thành tựu lớn nhất về chinh phục Sao Hoả của con người đã đạt được gồm những gì? Những quốc gia nào đi đầu trong lĩnh vực chính phục Hành tinh Đỏ?
II. Bài tập tiếng Việt
1. (Bài tập 1, SGK) Tìm phó từ trong các câu sau. Cho biết chúng đi kèm từ loại nào và bổ sung ý nghĩa gì cho từ trung tâm.
a) Con vật khủng khiếp quá! (Véc-nơ)
b) Đúng là tàu đang đỗ ở chỗ nước trong (Véc-nơ)
c) Vòi và đuôi bạch tuộc có khả năng mọc lại. (Véc-nơ)
d) Anh đừng để tâm đến chuyện hôm nay. (Brét-bơ-ry)
2. Ghép các phó từ (in đậm) trong những câu ở cột A với nghĩa phù hợp nêu ở cột B:
3. Trong những câu dưới đây, từ in đậm ở câu nào là phó từ? Vì sao?
a,) San ăn những hai quả chuối. (Nam Cao)
a,) Ông ta đã thấy những quái vật đó ở Ấn Độ Dương. (Véc-nơ)
b,) Không, tôi nói thật đẩy. (Brét-bơ-ry)
b,) ... Anh ta có những ảo tưởng thật kì quặc. (Brét-bơ-ry)
c,) ... Gia đảm tảo đỏ có một con vật gì đó rất đáng sợ. (Véc-nơ)
c,) Nếu có gặp những quải vật đó ở đây, tôi cũng chẳng ngạc nhiên chút nào. (Véc-nơ)
d,) Lắm người hơn nhiều của. (Tục ngữ)
d,) Thể là đủ khủng khiếp lắm rồi. (Véc-nơ)
4. (Bài tập 3, SGK) Các tổ hợp “số từ + danh từ” in đậm trong những câu dưới đày (trích văn bản Bạch tuộc của Véc-nơ) giúp em hình dung về loài bạch tuộc như thế nào?
a) Đó là một con bạch tuộc dài chừng tám mét.
b) Thân nó hình thoi phình ở giữa, là một khối thịt nặng chừng hai mươi, hai lăm tấn.
c) Con quái vật có tám vòi thì bảy vòi đã bị chặt đứt.
5. Xác định số từ số lượng và số từ thứ tự trong những dòng thơ dưới đây. Chỉ ra đặc điểm giúp nhận biết số từ số lượng và số từ thứ tự.
Một canh... hai canh... lại ba cạnh
Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
(Không ngủ được, Hồ Chí Minh)
Bài tập viết
1. Viết mở bài cho bài văn biểu cảm về một sự việc hoặc nhân vật mà em yêu thích trong đoạn trích Bạch tuộc đã học.
2. Trong văn bản Chất làm gỉ, em thích nhân vật nào? Hãy viết một đoạn văn nêu lí do vì sao em thích nhân vật ấy.
3. Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc mà em có ấn tượng sâu sắc.