B. Bài tập và hướng dẫn giải

 
1. Bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai) gieo vần nào?
A. Vần chân
B. Vần liền
C. Vần cách
D. Vần hỗn hợp
2. Bài thơ thể hiện cảm xúc chủ đạo nào của nhân vật trữ tình?
A. Thương mẹ và xót xa vì mẹ đã già nua
B. Nhớ mẹ vì không thể về thăm mẹ
C. Xót xa cho mẹ vì mẹ quá vất vả
D. Tự hào về mẹ vì mẹ có nhiều phẩm chất tốt đẹp
3. (Câu hỏi 3, SGK) Chỉ ra những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ. Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ đó.
4. Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Cau ngày càng cao
Mẹ ngày một thấp
Cau gần với giời
Mẹ thì gần đất!
a) Các từ “cao”, “thấp” có mối quan hệ với nhau như thế nào về nghĩa? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào qua hai từ này? Tác dụng của biện pháp đó là gì?
b) Em hiểu nội dung dòng thơ “Mẹ thì gần đất!” như thế nào? Xét theo mục đích nói, dòng thơ này thuộc kiểu câu gì? Tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó là gì?
5. (Câu hỏi 4, SGK) Chỉ ra và phân tích các từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ ở hai khổ thơ cuối bài.
6. (Câu hỏi 5, SGK) Trong số những hình ảnh được tác giả dùng để khắc hoạ só người mẹ, em có ấn tượng sâu sắc nhất với hình ảnh nào? Tại sao?
7. Sau khi đọc bài thơ, có người cho rằng: Cần phải biết quý trọng những ngày chúng ta còn được ở bên mẹ. Theo em, điều đó có đúng không? Vì sao?

Ông đồ

(VŨ ĐÌNH LIÊN)

1. Cách ngắt nhịp nào sau đây đúng với các dòng thơ trong bài Ông đồ?

  • A. 2/3 hoặc 1/2/2
  • C. 2/2/1 hoặc 3/2
  • B. 2/3 hoặc 3/2
  • D. 3/2 hoặc 1/2/22.

2. Bài thơ thể hiện cảm xúc chủ đạo nào của nhân vật trữ tình?

  • A. Cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và tiếc nhớ cảnh cũ người xưa
  • B. Xót xa cho sự tàn đẩy họ vào tình cảnh đó ta của một lớp người và phê phán xã hội đương thời đã
  • C. Cảm phục trước tài viết chữ đẹp của ông đồ và ngậm ngùi trước thay của lòng người sự đôi
  • D. Buồn bã trước sự thay đổi trong cuộc sống của ông đồ và lo lắng cho tương lai của những người như ông

3. (Câu hỏi 3, SGK) Chỉ ra và phân tích sự khác nhau của hình ảnh ông đồ ở các khổ thơ 1, 2 so với các khổ thơ 3, 4. Sự khác nhau ấy nói lên điều gì?

4. (Câu hỏi 4, SGK) Trong bài thơ, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của những biện pháp đó.

5. (Câu hỏi 5, SGK) Theo em, những dòng thơ sau tả cảnh hay tả tình? Vì sao?

– Giấy đỏ buồn không thẳm;

Mực đọng trong nghiên sầu...

- Lá vàng rơi trên giấy;

Ngoài giời mưa bụi bay.

6. Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Năm nay đào lại nở,

Không thấy ông đồ xưa.

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

a) Cụm từ “đào lại nở” diễn tả điều gì?

b) Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào qua hai dòng thơ “Những người muôn năm cũ / Hồn ở đâu bây giờ?”? Tác dụng của biện pháp đó là gì?

7. Giả sử, khi Tết đến, xuân về, em được đi “xin chữ”, em sẽ xin chữ gì? Vì sao em lại xin chữ đó?

Tiếng gà trưa

(XUÂN QUỲNH)

1. Các dòng thơ trong bài chủ yếu được viết theo thể thơ nào?

  • A. Ba chữ
  • B. Bốn chữ
  • C. Năm chữ
  • D. Tự do

2. Bài thơ thể hiện cảm xúc chủ đạo nào của nhân vật trữ tình?

  • A. Nhớ về những năm tháng tuổi thơ với nhiều kỉ niệm đẹp
  • B. Thương bà đã già nhưng vẫn còn cơ cực, đắng cay
  • C. Yêu bà, yêu Tổ quốc và xóm làng thân thuộc
  • D. Nhớ bà và biết ơn những điều bà đã làm cho mình

3. (Câu hỏi 2, SGK) Dòng thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại mấy lần trong bài thơ? “Tiếng gà trưa” đã khơi gợi ở người cháu những hình ảnh và kỉ niệm gì của tuổi thơ? Em ấn tượng với hình ảnh hoặc kỉ niệm nào nhất? Vì sao?

4. (Câu hỏi 3, SGK) Người bà hiện lên qua những hình ảnh, chi tiết nào? Qua đó, em có cảm nhận như thế nào về người bà và những tình cảm người cháu dành cho bà?

5. Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ.

a) So với một khổ thơ truyền thống, khổ thơ này có gì khác biệt về số dòng thơ.

b) Cấu trúc dòng thơ nào được lặp lại trong khổ thơ? Tác dụng của việc lặp lại đó là gì?

c) Qua khổ thơ trên, người cháu đã bộc lộ tình cảm gì? Em có nhận xét gì tình cảm đó?

6. Người thân nào trong gia đình là người em thường nghĩ đến mỗi khi gặp khó khăn? Nêu những tình cảm của em dành cho người đó. Viết câu trả lời của em trong khoảng 5 dòng.

1. (Bài tập 1, SGK) Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự tương phản (trái ngược) về nghĩa. Hãy chỉ ra điều đó và cho biết cách bố trí như vậy có tác dụng gì.

2. (Bài tập 2, SGK) Nêu tác dụng miêu tả, biểu cảm của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong khổ thơ dưới đây:

Một miếng cau khôn

Khô gầy như mẹ

Con nâng trên tay

Không cầm được lệch thời

(Đỗ Trung Lai)

3. Qua các cụm từ là vị ngữ được dùng để miêu tả người mẹ trong bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), hãy hình dung về hình ảnh người mẹ được tác giả thể hiện trong bài thơ.

4. Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong bài thơ Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó đối với việc thể hiện nội dung mà tác giả muốn biểu đạt.

5. Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ dưới đây. Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ đó đối với việc miêu tả sự vật, sự việc và biểu cảm.

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục... cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

(Xuân Quỳnh)

1. Em hãy làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ về chủ đề tình cảm gia đình.

2. Cho bài thơ sau:

“LỜI RU CỦA MẸ

Lời ru ẩn nơi nào

Giữa mênh mang trời đất Khi con vừa ra đời

Lời ru về mẹ hát

Lúc con nằm ấm áp

Lời ru là tấm chăn

Trong giấc ngủ êm đềm Lời ru thành giấc mộng

Khi con vừa tỉnh giấc

Thì lời ru đi chơi Lời ru xuống ruộng khoai

Ra bờ ao rau muống

Và khi con đến lớp

Lời ru ở cổng trường

Lời ru thành ngọn Đón bước bàn chân con

Mai rồi con lớn khôn

Trên đường xa nắng gắt

Lời ru là bóng mát

Lúc con lên núi thẳm

Lời ru cũng gập ghềnh Lời ru thành mênh mông”.

Khi con ra biển rộng

(Xuân Quỳnh, dẫn theo thivien.net)

Hãy viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ trên.