Giải chủ đề 10: Hiểu bản thân để chọn nghề phù hợp - Sách hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu yêu cầu của việc chọn nghề phù hợp
Câu 1. Thảo luận về yêu cầu của việc chọn nghề phù hợp.
Câu 2. Thảo luận để đưa ra ý kiến về việc chọn nghề phù hợp.
Câu 3. Nêu những lợi ích của việc chọn nghề phù hợp đối với bản thân, gia đình.
Câu trả lời:
Câu 1. Yêu cầu của việc chọn nghề phù hợp:
- Chọn những nghề mà bản thân yêu thích, có khả năng đáp ứng (về trí tuệ, tâm lí, thể chất, sức khỏe,....).
- Chọn những nghề mà bản thân có đủ hiểu biết về nghề.
- Chọn những nghề mà xã hội có nhu cầu.
Câu 2. Ý kiến về việc chọn nghề phù hợp:
- Rất thích nhưng không có khả năng.
- Rất thích và có khả năng.
- Không thích và không có khả năng.
- Có khả năng nhưng không thích.
- Tương đối có khả năng và tương đối thích.
- Có khả năng nhưng không thích.
Câu 3. Những lợi ích của việc chọn nghề phù hợp đối với bản thân, gia đình:
- Làm việc hiệu quả hơn.
- Tiết kiệm thơi gian tìm việc.
- Thành công nhanh hơn trong tương lai.
- Giúp tự tin, chủ động hơn trong việc học tập, rèn luyện và làm việc.
- Giúp mỗi ngày làm việc tràn đầy năng lượng, tích cực.
HOẠT ĐỘNG 2: Lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân
Câu 1. Tranh biện để ủng hộ hoặc phản đối những quan điểm chọn nghề sau:
- Không cần phải chọn nghề phù hợp với đặc điểm của bản thân, chỉ cần chọn nghề được nhiều người trong xã hội ưa chuộng.
- Chọn nghề phù hợp là yếu tố quyết định sự thành công trong hoạt động nghề nghiệp.
Câu 2. Thảo luận các tình huống sau để đưa ra lời khuyên chọn nghề phù hợp
- Tình huống 1: Hoàng học giỏi môn Ngữ văn, thích đọc tiểu thuyết và xem các phim tâm lí xã hội. Bạn mơ ước sau này trở thành nhà biên kịch hoặc đạo diễn phim nhưng băn khoăn vì không thấy bạn nào trong lớp có nguyện vọng giống mình.
- Tình huống 2: Cô Lan nhà Hồng làm bác sĩ ở bệnh viện tỉnh. Thỉnh thoảng gặp cô trong bộ blu trắng, Hồng ngưỡng mộ lắm. Mặc dù khả năng học môn Khoa học tự nhiên của Hồng không tốt, rất sợ nhìn thấy máu và thiếu hiểu biết về các công việc, yêu cầu của nghề bác sĩ nhưng Hồng vẫn chọn cho mình nghề này.
- Tình huống 3: Mai rất thích ca hát và mơ ước sau này trở thành ca sĩ nhưng giọng hát của Mai yếu và không hay.
- Tình huống 4: Minh có khả năng học tốt môn tiếng Anh, thích giao tiếp với mọi người và thích đi đây đi đó. Mình mơ ước trở thành Hướng dẫn viên du lịch nhưng sức khỏe của bạn không tốt.
Câu 3. Chia sẻ mong muốn lựa chọn nghề nghiệp của em.
Câu trả lời:
Câu 1. Tranh biện để ủng hộ hoặc phản đối những quan điểm chọn nghề sau:
- Không cần phải chọn nghề phù hợp với đặc điểm của bản thân, chỉ cần chọn nghề được nhiều người trong xã hội ưa chuộng:
- Lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai được xã hội ưa chuộng, thay đổi không ngừng hiện nay thực sự là một điều vô cùng khó khăn.
- Đầu tiên phải khẳng định rằng mỗi người có một sở thích và tính cách khác nhau, đồng thời cũng có sở trường và năng khiếu khác biệt nên việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân cũng không giống nhau. Không thể áp dụng cách lựa chọn giống hệt nhau. Tuy nhiên, đích chung của họ đều là hướng đến thành công và có được một địa vị nhất định trong xã hội.
- Có người thích chọn nghề đang được ưa chuộng nghĩa là chọn những nghề hot, theo xu thế của xã hội. Hoặc chọn nghề mà mình yêu thích để theo đuổi đam mê, mặc kệ hoàn cảnh xã hội không cân nhắc đến năng lực bản thân. Tuy nhiên, theo em nghề nghiệp tương lai phải đúng với năng lực, trí tuệ bản thân, đảm bảo mình có thể đảm đương và hoàn thành tốt. Có như vậy công việc mới thuận lợi và đạt được hiệu quả cao hơn.
- Mỗi quan niệm chọn nghề đều có mặt đúng và mặt không phù hợp. Chúng ta không thể theo duy nhất 1 quan niệm nào mà cần linh hoạt chọn lựa, phối hợp những quan niệm đó lại với nhau. Nếu lựa chọn công việc được xã hội ưa chuộng, là nghề mình thích và phù hợp năng lực thì công việc mà ta lựa chọn sẽ có ích hơn và được đảm bảo lâu dài hơn trong xã hội.
- Thích mà không đủ năng lực thì không làm được việc. Có năng lực nhưng không có đam mê và nhiệt thành có thể gây ra những thất trách đáng tiếc trong công việc. Hơn nữa, lựa chọn nghề nghiệp tương lai trong xã hội thay đổi không ngừng hiện nay thực sự là một điều vô cùng khó khăn. Đặc biệt là khi nhiều người còn không có quyền lựa chọn, phải nghe theo chỉ thị và chịu áp lực từ gia đình. Vì thế, có người phải nghe theo cha mẹ chọn nghề không hợp với bản thân, lâu dần sinh chán nản và bỏ nghề. Cũng có những bạn thì lựa chọn nghề nghiệp quá viển vông, xa vời thực tế. Tuy nhiên tựu chung lại đối với nghề nghiệp mình đã lựa chọn , ai cũng cần có trách nhiệm và lương tâm hoàn thành tốt, có như vậy xã hội mới được ổn định.
- Nghề nghiệp tương lai ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của chúng ta sau này. Vậy nên cần có định hướng từ sớm để từ đó có sự phân tích kỹ càng, tỉ mỉ, có thời gian phấn đấu và điều chỉnh hợp lí. Học sinh ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần nghiêm túc cố gắng học tập, tích lũy cho mình vốn kiến thức để tạo ch9 bản thân nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp. Đồng thời đừng quên đặt ra mục tiêu rõ ràng để phấn đấu đạt được, tạo động lực cho tương lai phía trước. Chọn nghề theo suy nghĩ của bản thân nhưng cũng phải lắng nghe ý kiến góp ý từ mọi người xung quanh, chủ động tìm hiểu cái lợi cái hại của ngành nghề ấy. Đừng chỉ vì thích mà nhất quyết đi theo, bỏ qua những cơ hội phát triển thuận lợi khác.
- Mỗi chúng ta, ai sinh ra cũng có ước mơ và hoài bão của riêng mình. Song việc biến ước mơ thành hiệu thực phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Chọn nghề và làm được nghề đã chọn là cả một hành trình dài. Nhưng nếu kiên trì và theo đuổi đúng cách, bạn nhất định sẽ trở thành người mà bạn mong muốn.
- Chọn nghề phù hợp là yếu tố quyết định sự thành công trong hoạt động nghề nghiệp:
- Thực tế đã chứng minh, những người thành công, giàu có trên thế giới như Bill Gates, Jack Ma, Steve Jobs đều cảm thấy yêu thích công việc họ đang làm. Đa số những người thành công đều khuyên các bạn trẻ trước khi bắt đầu lựa chọn nghề nghiệp đừng chỉ chăm chăm vào trường vào nghề, mà hãy dành thời gian để hiểu mình, khám phá năng lực, tính cách và con người mình muốn trở thành trong tương lai
- Để có thể yêu công việc bạn đang làm, trước tiên bạn cần phải thật sự hiểu về nó. Hãy khám phá tất cả các nghề bạn muốn làm, muốn gắn bó trong tương lai nhất. Bằng cách đó xác suất lựa chọn đúng của bạn sẽ cao hơn chứ không phải chọn vì may rủi.
- Một trong những cách để hiểu nghề là tìm hiểu nhu cầu của nhà tuyển dụng. Hãy đọc xem nhà tuyển dụng yêu cầu những phẩm chất gì ở ứng tuyển viên. Những liệt kê trong phần yêu cầu của các nhà tuyển dụng sẽ là chìa khóa để bạn khám phá bản thân mình xem có phù hợp hay không.
- Bạn có thể thích làm nhiều nghề nhưng mỗi tính cách chỉ thích hợp với một số nghề nhất định mà thôi. Nếu bạn có những phẩm chất như khéo léo, có chính kiến, thích thể hiện, thích sáng tạo có thể chọn các ngành Mỹ thuật công nghiệp như: Thiết kế công nghiệp (nội thất, tạo dáng), Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ họa, Công nghệ điện ảnh truyền hình.
- Để xác định bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào, bạn hãy bắt đầu từ sở thích, tính cách và điều kiện của mình. Bạn có thể thực hiện những bài trắc nghiệm nghề nghiệp dựa trên năng lực, sở thích,… các trắc nghiệm sẽ đưa ra những kết quả dự đoán về nghề nghiệp giúp bạn chọn nghề phù hợp với bản thân.
Câu 2. Lời khuyên chọn nghề phù hợp:
- Tình huống 1:
- Hoàng học giỏi môn Ngữ văn, thích đọc tiểu thuyết và xem các phim tâm lí xã hội. Hoàng có ước mơ sau này trở thành nhà biên kịch hoặc đạo diễn phim.
- Hoàng có năng khiếu, năng lực, sở thích về văn học nghệ thuật. Vì vậy, bạn nên lựa chọn ngành học theo đúng sở thích của mình để có cơ hội phát triển, thành công hơn,
- Tình huống 2:
- Hồng ngưỡng mộ cô Lan khi thây cô mặc đồng phục bác sĩ. Tuy nhiên Hằng lại học các môn KHTN không tốt, rất sợ máu và thiếu hiểu biết về công việc, yêu cầu của nghề bác sĩ.
- Vì vậy, nếu Hồng vẫn lựa chọn nghề này. Hồng cần rất nhiều thời gian, cố gắng, nỗ lực để chuẩn bị các yêu cầu về năng lực, sức khỏe cũng như am hiểu về nghề.
- Nếu một thời gian tìm hiểu, xem xét, cảm thấy bản thân không đủ năng lực, Hồng có thể tìm hiểu ngành nghề khác phù hợp hơn với sở trưởng của mình.
- Tình huống 3:
- Mai thích ca hát và ước mơ sau này trở thành ca sĩ. Tuy nhiên, giọng hát của Mai yếu và không hay.
- Vì vậy, để thực hiện được ước mơ làm ca sĩ của mình, Mai cần luyện tập rất nhiều về giọng hát, cũng như kĩ thuật thuật biểu diễn.
- Nghề ca sĩ cũng dựa trên năng khiếu rất nhiều, nêu sau một quá trình luyện tập, Mai cảm thấy giọng hát không cải thiện, bạn có thể chuyển sang một ngành nghề phù hợp hơn.
- Tình huống 4:
- Minh có khả năng học tốt môn tiếng Anh, thích giao tiếp với mọi người và đi đây đó. Minh ước mơ trở thành hướng dẫn viên du lịch. Tuy nhiên, sức khỏe của bạn không tốt.
- Sức khỏe tốt là một yêu cầu rất cần của một hướng dẫn viên. Vì vậy, để thực hiện được mong muốn trở thành một hướng dẫn viên, Minh cần chú ý rèn luyện sức khỏe, luyện tập thể thao, ăn uống khoa học hơn nữa.
Câu 3. HS chia sẻ mong muốn lựa chọn nghề nghiệp của em.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
HOẠT ĐỘNG 3: Đánh giá sự phù hợp của bản thân với nghề/nhóm nghề định lựa chọn
Em hãy đánh giá sự phù hợp của bản thân với nghề/nhóm nghề định chọn.
HOẠT ĐỘNG 4: Xây dựng kế hoạch rèn luyện bản thân theo định hướng nghề nghiệp
Em hãy xây dựng kế hoạch rèn luyện bản thân theo định hướng nghề nghiệp.
HOẠT ĐỘNG 5: Rèn luyện năng lực, phẩm chất của bản thân theo kế hoạch đã lập
- Tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường; làm thêm một số công việc liên quan đến nghề em quan tâm để hiểu rõ hơn về sở thích, khả năng của bản thân.
- Lựa chọn và thực hiện những cách rèn luyện phù hợp đã xác định trong kế hoạch rèn luyện bản thân để có được những phẩm chất và năng lực cần thiết của nghề/nhóm nghề định lựa chọn.
- Thường xuyên đánh giá việc thực hiện kế hoạch rèn luyện bản thân để có được sự điều chỉnh cho phù hợp.
- Chia sẻ kết quả rèn luyện năng lực, phẩm chất của bản thân.