Giải chủ đề 2: Khám phá bản thân - Sách hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học..
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định tính cách của bản thân
Câu 1. Xác định một số nét tính cách của bản thân trong học tập, công việc, sinh hoạt hằng ngày, giao tiếp, ứng xử với người khác.
Câu 2. Thảo luận về cách xác định tính cách của bản thân.
Câu 3. Chia sẻ về những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách của em.
Câu trả lời:
Câu 1. HS diễn tả một số nét tính cách của bản thân trong học tập, công việc, sinh hoạt hằng ngày, giao tiếp, ứng xử với người khác: cởi mở, tự tin, dịu dàng, bộc trực, kiên định, vui vẻ, hiếu thắng, ít nói, hài hước, giản dị, hòa đồng, ích kỉ, cần thận,....
Câu 2. Cách xác định tính cách của bản thân:
- Căn cứ vào những hành vi, thói quen, cách ứng xử,…của bản thân trong cuộc sống hằng ngày.
- Căn cứ vào kết quả học tập, lao động, giao tiếp, hoạt động xã hội của bản thân.
- Lắng nghe nhận xét của người thân thiết, gần gũi về mình.
Câu 3. HS nêu những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách của em, ví dụ:
- Điểm mạnh: dịu dàng, cẩn thận, giản dị,....
- Điểm yếu: nhút nhát, rụt rè, ít nói,...
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực
Câu 1. Thảo luận về tư duy tích cực và ảnh hưởng của tư duy tích cực đến cách giao tiếp ứng xử.
Câu 2. Thảo luận về cách điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực.
Câu trả lời:
Câu 1. Tư duy tích cực và ảnh hưởng của tư duy tích cực đến cách giao tiếp ứng xử:
- Cách giao tiếp, ứng xử phụ thuộc vào cách chúng ta tư duy, suy nghĩ, nhìn nhận sự việc, đánh giá động cơ, hành động của người khác. Tư duy tích cực thường dẫn đến cách giao tiếp, ứng xử tích cực.
- Ví dụ cho thấy tư duy có ảnh hưởng đến cách giao tiếp, ứng xử:
- Tư duy tích cực – bị điểm kém vì không học bài và thuộc bài. Cách giao tiếp, ứng xử - chân thành nhận lỗi với bố mẹ, hứa cố gắng học tập để cải thiện tình hình học tập.
- Tư duy tiêu cực – bạn không cho chép bài trong giờ kiểm tra. Không chơi với bạn nữa.
Câu 2. Cách điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực:
- Cần bình tĩnh, không nóng vội.
- Đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu, nhìn nhận, đánh giá sự việc, hiện tượng, động cơ hành động của người khác với ý nghĩa tốt đẹp, thái độ khách quan, khoan dung, cảm thông, không định kiến, không mang tính phán xét.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về quan điểm sống
Câu 1. Thảo luận thế nào là quan điểm sống?
Câu 2. Quan điểm sống của cá nhân sẽ ảnh hưởng, chi phối lối sống, cách hành động, ứng xử của cá nhân đó như thế nào? Cho ví dụ.
Câu 3. Nêu một vài quan điểm sống của em.
Câu 4. Tranh biện về một số quan điểm sống sau:
- Có chí thì nên (Tục ngữ Việt Nam).
- Thất bại là mẹ của thành công (Khuyết danh).
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn (Tục ngữ Việt Nam).
HOẠT ĐỘNG 4. Lập và thực hiện kế hoạch rèn luyện phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân
Câu 1. Lập và thực hiện kế hoạch rèn luyện phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân.
Câu 2. Rèn luyện tính cách theo kế hoạch đã xây dựng.
Câu 3. Chia sẻ kết quả và những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện.
HOẠT ĐỘNG 5: Điều chỉnh tư duy của bản thân theo hướng tích cực
Câu 1. Đề xuất cách ứng xử thể hiện tư duy tích cực trong các tình huống sau:
- Tình huống 1: Tùng không đến dự sinh nhật Tuấn như đã hẹn trước.
- Tình huống 2: Bố mẹ không đồng ý cho Mai đi chơi xa với bạn khác giới.
Câu 2. Chia sẻ về cách điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực của bản thân trong cuộc sống.
HOẠT ĐỘNG 6: Rèn luyện tính cách và tư duy tích cực của bản thân
- Rèn luyện tính cách và điều chỉnh tư duy tích cực của bản thân.
- Chia sẻ kết quả và những khó khăn trong quá trình thực hiện.
HOẠT ĐỘNG 7. Thể hiện quan điểm sống của bản thân
Câu 1. Nêu quan điểm của em về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay và liên hệ bản thân.
Câu 2. Chia sẻ những quan điểm sống của em với bạn bè và những người xung quanh.