Nội dung bài viết gồm 2 phần:

  • Ôn tập lý thuyết
  • Hướng dẫn giải bài tập sgk

A. LÝ THUYẾT

a) Ví dụ 1

Trong hình lập phương dưới đây, hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật. Ta nói: "Thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật hay thể tích hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình lập phương".

Giải bài : Thể tích của một hình - sgk Toán 5 trang 114

b) Ví dụ 2

Hình C gồm 4 hình lập phương như nhau và hình D cũng gồm 4 hình lập phương như thế. Ta nói : " Thể tích hình C bằng thể tích hình D"

Giải bài : Thể tích của một hình - sgk Toán 5 trang 114

c) Ví dụ 3

Hình P  gồm 6 hình lập phương như nhau. Ta tách hình P thành 2 hình M và N: hình M gồm 4 hình lập phương và hình N gồm 2 hình lập phương như thế. Ta nói "Thể tích hình P bằng tổng thể tích hình M và N."

Giải bài : Thể tích của một hình - sgk Toán 5 trang 114

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trag 115 sgk toán lớp 5

Trong hai hình dưới đây:

Hình hộp chữ nhật A gồm mấy hình lập phương nhỏ ?

Hình hộp chữ nhật B gồm mấy  hình lập phương nhỏ ?

Hình nào có thể tích lớn hơn ?

Câu 2: Trang 115 sgk toán lớp 5

Giải bài : Thể tích của một hình - sgk Toán 5 trang 114

Hình A gồm mấy hình lập phương nhỏ ?

Hình B gồm mấy hình lập phương nhỏ ?

So sánh thể tích của hình A và hình B.

Câu 3: Trang 115 sgk toán lớp 5

Có 6 hình lập phương nhỏ cạnh 1cm. Hãy xếp 6 hình lập phương đó thành một hình hộp chữ nhật. Có bao nhiêu cách xếp hình khác nhau ?