Nội dung bài học gồm 2 phần:

  • Hệ thống lại lý thuyết
  • Hướng dẫn giải bài tập sgk

1. Lý thuyết

a. Tính chất cơ bản của phân số 

  • Nếu nhân cả tử và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
  • Nếu chia hết cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.

Ví dụ 1: \(\frac {4 }{7}\)  =  \(\frac {4 \times 3 }{7 \times 3}\) = \(\frac {12}{21}\).

Ví dụ 2: \(\frac {12 }{15}\)  = \(\frac {12: 3 }{15:3}\) = \(\frac {4 }{5}\)

b. Ứng dụng tính chất cơ bản của phân số

  • Rút gọn phân số
  • Quy đồng mẫu số các phân số

Ví dụ rút gọn phân số:

 \(\frac {100}{60}\) = \(\frac {100:10}{60:10}\) = \(\frac {10}{6}\) = \(\frac {10 : 2}{6:2}\) = \(\frac {5}{3}\)

Ví dụ quy đồng mẫu số

Quy đồng mẫu số của \(\frac {3}{4}\) và \(\frac {9}{7}\)

Mẫu số chung là 4 x 7  = 28. Vì thế

\(\frac {3}{4}\) = \(\frac {3 \times 7}{4\times 7}\) = \(\frac {21}{28}\)

\(\frac {9}{7}\) = \(\frac {9\times 4}{7\times 4}\) = \(\frac {36}{28}\)

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Sgk toán lớp 5 - Trang 6

Rút gọn các phân số: 

\(\frac{15}{25}\);  \(\frac{18}{27}\);    \(\frac{36}{64}\).

Câu 2: Sgk toán lớp 5 - Trang 6

Quy đồng mẫu các phân số:

a) \(\frac{2}{3}\) và \(\frac{5}{8}\)     

b) \(\frac{1}{4}\) và \(\frac{7}{12}\)

c) \(\frac{5}{6}\) và \(\frac{3}{8}\)

Câu 3: Sgk toán lớp 5 - Trang 6

Tìm các phân số bằng nhau trong các số dưới đây:

\(\frac{2}{5};\frac{4}{7};\frac{12}{30};\frac{12}{21};\frac{20}{35};\frac{40}{100}.\)