Nội dung bài học gồm 2 phần:

  • Lý thuyết cần biết
  • Hướng dẫn giải bài tập SGK

Chúng ta chỉ có thể so sánh 2 phân số khi mẫu số của chúng bằng nhau. Nếu mẫu đang khác nhau thì cần thưc hiện quy đồng mẫu số.

A. Lý thuyết cần biết

1) Với 2 phân số có cùng mẫu số thì

  • Phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn
  • Phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn
  • Nếu tử số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau

Ví dụ:

\(\frac{3}{8}< \frac{7}{8}\);

\(\frac{3}{5} > \frac{2}{5}\);

\(\frac{3}{5} = \frac{3}{5}\);

2) Với 2 phân số có mẫu số khác nhau thì cần quy đồng 2 phân số đó rồi mới so sánh.

Ví dụ:

So sánh 2 phân số \(\frac{2}{3} và \frac{4}{7}\)

Thực hiện quy đồng mẫu số. Mẫu số chung của 2 phân số là 3 x 7 = 21

 \(\frac{2}{3} = \frac{2\times 7}{3\times 7}=\frac{14}{21}\);    

 \(\frac{4}{7} = \frac{4\times 3}{7\times 3}=\frac{12}{21}\);      

DO \(\frac{14}{21}  >  \frac{12}{21}\) nên \(\frac{2}{3}  >  \frac{4}{7}\) 

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Sgk toán lớp 5 - Trang 7

ĐIền dấu lớn hơn, bé hơn hoặc bằng vào chỗ trống

Giải bài ôn tập: So sánh hai phân số [nid:9279]

\(\frac{4}{11}... \frac{6}{11}\)                             \(\frac{6}{7}... \frac{12}{14}\)

\(\frac{15}{17}... \frac{10}{17}\)                          \(\frac{2}{3}... \frac{3}{4}\)

Câu 2: Sgk toán lớp 5 - Trang 7

Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:

a) \(\frac{8}{9}; \frac{5}{6};\frac{17}{18}\)                               

b) \(\frac{1}{2}; \frac{3}{4};\frac{5}{8}\)